Tiết lƣợc về phƣơng diện chất lƣợng

Một phần của tài liệu Tiểu học Tứ thư tiết lược trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906- 1919 (Trang 74)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Tiết lƣợc về phƣơng diện chất lƣợng

Tiết lƣợc xét về phƣơng diện chất lƣợng nhằm nêu lên những mức độ đạt đƣợc của Tiết lƣợc. Điều này chỉ có thể đƣợc nhận ra trong tổng thể các vấn đề nhƣ : mục đích của tiết lƣợc; các thủ pháp và thao tác tiết lƣợc; sản phẩm tiết lƣợc đạt đƣợc trong mối quan hệ với nguyên thƣ và các yêu cầu tiết lƣợc cần phải đạt tới; sự đánh giá và bình luận của ngƣời đời. Song đó là những điều rất lớn chúng tôi chƣa có khả năng nhận thức đƣợc. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài nhận xét ban đầu có tính chất cá nhân, chƣa đủ khả năng kiểm chứng.

Tứ Thư là sách bắt buộc của ngƣời đi học, đào tạo ngƣời sĩ quân tử, truyền thống ham học, truyền thống tôn sƣ trọng đạo, truyền thống coi trọng ngƣời có học. Từ đó các kiến thức học tập đƣợc tích lũy, có điều kiện để duy trì và phát triển. Ngoài ra còn tạo cho con ngƣời biết đạo ăn ở, biết quan tâm đến ngƣời khác, biết sống có văn hóa và đạo đức. Tóm lại, Tứ Thư là nội dung

cho cái học khoa cử, cái học làm quan. Tất nhiên mức độ cho cái học làm quan thể hiện ở từng sách cụ thể có khác nhau. Để minh chứng cho tinh thần này của Tứ Thư nói chung, ngƣời ta đặc biệt nhắc đến những câu nói của Triệu Phổ, ngƣời từng giữ chức Trung lệnh ở thời Tống khi ông nói về Luận ngữ. Cả cuộc đời Triệu Phổ chỉ có đọc sách Luận ngữ. Một nửa quyển Luận ngữ mà ông đọc đƣợc đã đƣợc dùng để giúp Tống Thái Tổ yên định đƣợc thiên hạ. Còn nửa kia để giúp Tống Thái Tông đƣa thiên hạ đến thái bình.

Với cái học ấy, cùng với Ngũ Kinh, Tứ Thƣ đã trở thành thiên kinh địa nghĩa. Không ai dám ra rời, không ai muốn mình mang tiếng “li kinh bội đạo”. Thế mà sự thay đổi đã xảy ra vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Tuy nhiên thế kỷ 19 đầu 20, xã hội đã có bƣớc chuyển mình sang giai đoạn mới, và đồng thời nền khoa cử truyền thống cũng thay đổi, không còn nhƣ trƣớc nữa – giai đoạn cải lƣơng giáo dục, Thực dân Pháp xây dựng một hệ thống giáo dục mới, hƣớng ngƣời đi học vào tân học, chú trọng khoa học kỹ thuật, từ bỏ lối giáo dục cử tử đã không còn phù hợp.

Hệ thống sách giáo khoa truyền thống đƣợc biên soạn lại, tiết lƣợc, giản hóa, bao quát lấy phần nội dung chính, ngƣời học không phải bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu nghĩa lý sâu sa, dành thời gian cho những vấn đề mới, môn học mới.

Bối cảnh xã hội bấy giờ đã hoàn toàn khác xƣa, xã hội đã bƣớc vào giai đoạn Âu – Á giao thông. Tình hình mới đã làm cho con ngƣời có nhận thức mới. Những ngƣời đi học thấm dần những tƣ tƣởng mới của văn hóa châu Âu mang lại. Những tƣ tƣởng mới mà ngƣời đi học đƣợc tiếp xúc phần nhiều là thông qua tân thƣ, nội dung của tân thƣ là những nguồn tƣ liệu mới về các trào lƣu tiến bộ, những tƣ tƣởng, tri thức khoa học kỹ thuật và nhân văn mới. Tân thƣ là nguồn tƣ liệu quan trọng để giúp ngƣời Việt Nam hồi đầu thế kỷ

chỉ đƣợc dùng nhƣ một công cụ giảng dạy, hoàn toàn mất đi vai trò chính trong nền giáo dục khoa cử tồn tại hàng nghìn năm. Hệ thống sách kinh điển thánh hiền đƣợc mang ra biên soạn lại để phù hợp với cái học đƣơng thời, và

Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 ra đời trong hoàn cảnh nhƣ thế. Tứ Thƣ không hoàn toàn bị xóa bỏ ngay lập tức, ngƣời Pháp không thể hoàn toàn vứt bỏ một cách đột ngột lối khoa cử đã có cả ngàn năm của ngƣời Việt, cũng nhƣ việc họ không thể xóa bỏ giáo dục cải lƣơng ngay tức khắc. Tất cả đều phải có sự quá độ, mà Tứ Thƣ nằm trong hệ thống giáo dục khoa cử truyền thống, bởi vậy nó đƣợc điều chỉnh, cải cách cho phù hợp với chƣơng trình mới. Chữ Hán dần bị giản lƣợc, bao gồm cả nội dung học và thời lƣợng học.

Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc và các cách thức tiết lƣợc của nó sẽ cung cấp cho mọi ngƣời hiện đại chúng ta một thực thể văn bản và một thực tế của đời sống Tứ Thƣ buổi quá độ từ giáo dục khoa cử chữ Hán sang giáo dục phổ thông hiện đại ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX mà bƣớc quá độ ấy đã diễn ra trong hoàn cảnh của chế độ thực dân phong kiến.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nhƣ vậy, để đáp ứng có một bộ sách Tứ Thƣ cho cấp Tiểu học của Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử, Đoàn Triển đã phụng biên bộ Tiểu học Tứ Thư tiết lược.

Để thực hiện nhiệm vụ này, trên cơ sở nhận thức vốn có về Tứ Thư của giáo dục khoa cử truyền thống, Đoàn Triển đã tiết lƣợc nguyên thƣ theo 2 cách tiết lƣợc chủ yếu: giản quát và vựng biên theo phân loại.

Giản quát là cách tiết lƣợc vẫn giữ lại cấu trúc của nguyên thƣ, tiết lƣợc chỉ diễn ra theo chiều hƣớng đơn giản hóa về dung tích, khối lƣợng. Biện pháp này đã đƣợc vận dụng cho Đại học và Trung dung vì dung tích và kết cấu của 2 bộ sách này cho phép cách làm nhƣ thế.

Vựng biên là cách tiết lƣợc làm biến đổi cấu trúc ban đầu của sách. Biện pháp này đƣợc sử dụng cho việc tiết lƣợc 2 bộ sách có dung tích và khối lƣợng lớn là Luận ngữMạnh Tử.

Kết quả của công việc này là sự ra đời của Tiểu học Tứ Thư tiết lược, một bộ sách đƣợc dùng để dạy cho học trò ở cấp Tiểu học. Đó là một trong những biểu hiện cho quá độ từ giáo dục khoa cử sang giáo dục phổ thông hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện mất nƣớc, trong hoàn cảnh chế độ thực dân phong kiến.

KẾT LUẬN

1. Vào đầu thế kỷ XX, trƣớc những biến đổi của thời cuộc, thực dân Pháp và phong kiến nhà Nguyễn đã buộc phải tiến hành cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán ở Việt Nam.

Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán đƣợc thực hiện vào năm 1906. Nội dung cơ bản của chƣơng trình của cải lƣơng giáo dục khoa cử này là ở chỗ, thiết lập nền giáo dục quá độ gồm 3 cấp học là Ấu học, Tiểu học và Trung học. Ở mỗi cấp học đều có những đều có những quy định cụ thể về nội dung cải lƣơng, từ độ tuổi của ngƣời đi học, các môn học, giáo viên giảng dạy, sách giáo khoa, bằng cấp sau khi tốt nghiệp.

2. Bậc Tiểu học thu nhận những ngƣời dƣới 27 tuổi, học 2 năm ở các phủ huyện do các giáo thụ, huấn đạo chịu trách nhiệm. Chƣơng trình giảng dạy gồm các môn của 3 thứ chữ, nhƣng chữ Hán vẫn chiếm nhiều hơn, trong đó có những nội dung từ Tứ Thƣ.

3. Tứ thư là một môn học truyền thống bắt buộc trong giáo dục khoa cử chữ Hán. Ngay từ khi cắp sách đi học thì ngƣời học đã phải học Tứ thƣ, là luân lý cách ngôn, ngƣời học tìm đƣợc trong luân lý cách ngôn, đạo làm ngƣời. Tứ thƣ là môn dành cho khoa cử truyền thống, có vai trò quan phƣơng chính thống.

Cho đến khi có cải lƣơng giáo dục khoa cử đƣợc thực hiện từ năm 1906, Tứ Thƣ đã đƣợc quy định thành một môn học, đƣợc biên soạn thành sách giáo khoa và có thời lƣợng nhƣ các môn học khác. Điều đó khiến cho Tiểu học Tứ Thư tiết lược小學四書節略 của nhà biên tập Đoàn Triển ra đời.

4. Tiểu học Tứ Thư tiết lược小學四書節略 hiện còn một bản viết tay ở kho sách của Viện nghiên cứu Hán nôm, Đoàn Triển phụng biên, Đỗ Văn Tâm 杜文心 hiệu đính, 1 bản viết tay, có 86 tờ, tức 172 trang, có khổ sách là 27x15, ký hiệu trên kho sách viện Hán Nôm là A.2607. Nội dung đƣợc chia

thành hai quyển, quyển 1 gồm: Đại học 大學 , Trung dung 中 庸, Luận ngữ

論語 ; quyển 2 là Mạnh tử 孟 子.

5. Sau khi tiến hành dịch chú và khảo sát nội dung văn bản Tiểu học Tứ Thư tiết lược小學四書節略 thì chúng tôi thấy rằng có những đặc điểm thể hiện tính tiết lƣợc sau.

5.1. Đặc điểm thứ nhất thể hiện nguyên tắc tiết lƣợc của Tiểu học Tứ thư tiết lược小學四書節略đƣợc thể hiện qua mục đích biên soạn. Qua việc phân tích bài tựa thì có thể biết đƣợc mục đích của việc biên soạn văn bản là vì bối cảnh xã hội lúc bấy giờ đã thay đổi, học giới mở rộng, thời thế đã thay đổi, ngƣời đi học phải học nhiều môn học, dành nhiều thời gian cho các môn khác, do đó cần phải biên soạn lại sách giáo khoa để giúp cho ngƣời học không mất nhiều thời gian mà vẫn có thể hiểu đƣợc Tứ thƣ.

5.2. Hai cách thức tiết lƣợc đã đƣợc vận dụng để tiết lƣợc nguyên thƣ. Đó là tiết lƣợc giản quát và tiết lƣợc.

Giản quát” là lối tiết lƣợc mà trong đó cấu trúc của nguyên thƣ vẫn còn đƣợc lƣu lại. Sự tiết lƣợc chỉ làm cho nguyên thƣ đƣợc rút gọn lại về mặt số trang hay độ dài số chữ. Phƣơng thức tiết lƣợc này phù hợp với những nguyên thƣ có khối lƣợng không lớn lắm, chẳng hạn nhƣ Đại họcTrung dung.

Vựng biên” là lối tiết lƣợc mà trong đó cấu trúc của nguyên thƣ không còn đƣợc giữ lại do yêu cầu của sự rút gọn về khối lƣợng mà đƣợc tái cấu trúc, cải biên, nhóm gộp những chƣơng có những điểm hay nét giống nhau về mặt nội dung, chủ đề, môn loại. Với những sách có dung tích khá lớn nhƣ Luận ngữMạnh Tử thì đƣợc biên soạn theo lối “vựng biên”.

vào Đại học và Trung dung đã dẫn đến sự tiết lƣợc của 2 bộ sách này qua một số dấu hiệu có tính số lƣợng nhƣ sau:

6.1. Kết cấu nguyên thƣ của Đại học gồm 1 chƣơng kinh với độ dài 205 lần chữ, 10 chƣơng truyện với độ dài 1546 lần chữ và Tập chú của Chu Hy. Tiết lƣợc giản quát đã áp dụng chủ yếu ở 10 chƣơng truyện. Còn Tập chú của Chu Hi thì giản quát đến mức tối đa. Nhiều chỗ đƣợc diễn đạt lại theo ngôn ngữ của ngƣời biên tập. 1546 lƣợt chữ ở nguyên thƣ của 10 chƣơng truyện ở Tiết lƣợc chỉ còn 685 chữ. Số bị tiết lƣợc: 861 chữ.

6.2. Kết cấu nguyên thƣ của Trung dung gồm 33 chƣơng và Tập chú của Chu Hy. Tiết lƣợc giản quát diễn ra ở 33 chƣơng truyện. Cũng nhƣ Đại học, Tập chú của Chu Hy đƣợc giản quát đến mức tối đa và nhiều chỗ đƣợc tái cấu trúc, đƣợc diễn đạt lại cho các yêu cầu chú giải từ ngữ. Nhiều chỗ đƣợc diễn đạt lại theo ngôn ngữ của ngƣời biên tập. Trong 33 chƣơng đó thì từ chƣơng 1 đến chƣơng 20 đƣợc coi là phần chính. Phần chính thƣờng đƣợc giải thích là những lời dạy của Đức Thánh Khổng về đạo trung dung để con ngƣời tồn, tinh, sát cái tâm, giữ tâm ở nhân nghĩa lễ trí tín. Từ chƣơng 21 đến chƣơng 33 là phần phụ, là phần do Tử Tƣ giải thích cho Trung dung đƣợc minh bạch thêm.

Do những vấn đề của Trung dung trừu tƣợng hơn Đại học giản quát ở đây diễn ra dữ dội hơn. Ở đây, trong bản Tiết lƣợc không còn có ranh giới của chƣơng nữa.

6.3. Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đoàn Triển đã chia Luận ngữ thành 32 vựng biên theo chủ đề. 1.Thánh đức: 7 chƣơng đoạn; 2. Dung Mạo : 10 chƣơng đoạn ; 3. Cƣ xứ: 9 ; 4. Phục thực: 10; 5. Tự thuật: 9; 6. Ký sự: 10; 7. Nghị thánh: 5; 8. Đệ tử: 4 ; 9. Vi học: 20 ; 10. Tu thân: 4 ; 11. Hiếu đễ: 10; 12. Nhân: 14; 13. Tính: 4; 14. Ngôn hành: 7 ; 15. Cải quá: 5 ; 16. Bằng hữu: 8;

17. Trì kỷ: 9 ; 18. Tiếp vật: 3; 19. Quan nhân: 2; 20. Luận nhân: 8 ; 21. Luận sĩ : 6; 22. Quân tử: 16 ;23. Quân tử tiểu nhân: 11 ; 24. Cổ thánh: 5; 25. Quân thần: 8; 26. Chính trị: 19; 27. Lễ nhạc: 5; 28. Quỷ thần: 6; 29. Xƣng hứa: 5; 30. Giới trách: 5; 31. Quyết ngữ: 8 ;32. Thán từ: 9. Nếu so sánh những chƣơng đoạn còn đƣợc lƣu giữ với tổng số 512 chƣơng của nguyên thƣ thì mức độ tiết lƣợc ở đây là là khá lớn.

6.4. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm họcChính trị học. Cách tiết lƣợc của Mạnh tử cũng giống cách tiết lƣợc theo nguyên tắc phân loại vựng biên của Luận ngữ, Mạnh tử đƣợc chia thành 23 chủ đề. Nội dung đƣợc giản lƣợc đi rất nhiều.

7. Tiết lƣợc xét về phƣơng diện chất lƣợng nhằm nêu lên những mức độ đạt đƣợc của Tiết lƣợc. Điều này chỉ có thể đƣợc nhận ra trong tổng thể các vấn đề nhƣ : mục đích của Tiết lƣợc; các thủ pháp và thao tác tiết lƣợc; sản phẩm tiết lƣợc đạt đƣợc trong mối quan hệ với nguyên thƣ và các yêu cầu tiết lƣợc cần phải đạt tới; sự đánh giá và bình luận của ngƣời đời.

8. Tứ Thƣ là nội dung cho cái học khoa cử, cái học làm quan. Tất nhiên mức độ cho cái học làm quan thể hiện ở từng sách cụ thể có khác nhau. Để minh chứng cho tinh thần này của Tứ Thư nói chung, ngƣời ta đặc biệt nhắc đến những câu nói của Triệu Phổ, ngƣời từng giữ chức Trung lệnh ở thời Tống khi ông nói về Luận ngữ. Cả cuộc đời Triệu Phổ chỉ có đọc sách Luận ngữ. Một nửa quyển Luận ngữ mà ông đọc đƣợc đã đƣợc dùng để giúp Tống Thái Tổ yên định đƣợc thiên hạ. Còn nửa kia để giúp Tống Thái Tông đƣa thiên hạ đến thái bình. bVới cái học ấy, cùng với Ngũ Kinh, Tứ Thư đã trở thành thiên kinh địa nghĩa. Không ai dám ra rời, không ai muốn mình mang tiếng “li kinh bội đạo”.

đoạn mới. Nền khoa cử truyền thống cũng đã đƣợc cải lƣơng. Hệ thống sách giáo khoa truyền thống đƣợc biên soạn lại, tiết lƣợc, giản hóa, bao quát lấy phần nội dung chính, ngƣời học không phải bỏ nhiều thì giờ nghiên cứu nghĩa lý sâu sa, dành thời gian cho những vấn đề mới, môn học mới. Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 của nhà biên tập Đoàn Triển nhƣ là một trong số muôn ngàn minh chứng cho đời sống khoa cử, đời sống giáo dục giáo dục chữ Hán của bƣớc quá độ giáo dục, quá độ văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Hệ thống sách kinh điển thánh hiền đƣợc mang ra biên soạn lại để phù hợp với cái học đƣơng thời, và Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 ra đời trong hoàn cảnh nhƣ thế. Tứ Thƣ không hoàn toàn bị xóa bỏ ngay lập tức, ngƣời Pháp không thể hoàn toàn vứt bỏ một cách đột ngột lối khoa cử đã có cả ngàn năm của ngƣời Việt mà cần phải cải lƣơng nó. Mọi bƣớc chuyển đều phải có sự quá độ. Sự có mặt của Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 với các thủ pháp và cách thức phụng biên của nó đã cung cấp một thực tế về đời sống của Tứ Thƣ ở thời điểm mà nó ra đời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tứ thư tiết yếu 四 書 節 要, do Bùi Huy Bích (1744 - 1802) soạn, in năm Thành Thái thứ 7 (1895).

2. Tứ thư tinh nghĩa 四 書 精 義, gồm những bài văn sách, đề tài lấy ở

Tứ Thư đƣợc chọn lọc ở các trƣờng và các khoa thi dùng làm tƣ liệu tham khảo cho những ngƣời học viết văn khoa cử.

3.Tứ thư ước giải 四 書 約 解 , do Lê Quí Đôn (1726 - 1784) hiệu đính, in năm Minh Mệnh thứ 20 (1839). Nội dung: diễn giải một số chƣơng trong

Tứ thư bằng chữ Nôm.

4. Tứ thư văn tuyển 四書 文選do Đặng Huy Trứ (1825 - 1894) biên tập. Nội dung: gồm 288 bài kinh nghĩa chọn lọc, đề tài lấy từ Luận Ngữ, dùng làm mẫu trong lối văn trƣờng ốc.

5. Tứ truyện nghĩa tuyển 四 傳 義 選, Tứ truyện tinh nghĩa 四 傳 精 義. Nội dung: gồm những bài kinh nghĩa, đề tài lấy từ Tứ Thư chọn từ các khoa

Một phần của tài liệu Tiểu học Tứ thư tiết lược trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906- 1919 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)