6. Cấu trúc của luận văn
2.3.1 Tiết lƣợc về phƣơng diện số lƣợng
Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 nếu so với nguyên thƣ đã làm giảm đi đáng kể dung lƣợng của các sách. Áp dụng lối tiết lƣợc giản quát vào Đại học và Trung dung đã dẫn đến sự tiết lƣợc của 2 bộ sách này qua một số dấu hiệu có tính số lƣợng nhƣ sau:
Kết cấu nguyên thƣ của Đại học gồm 1 chƣơng kinh với độ dài 205 lần chữ, 10 chƣơng truyện với độ dài 1546 lần chữ và Tập chú của Chu Hi. Tiết lƣợc giản quát đã áp dụng chủ yếu ở 10 chƣơng truyện. Còn Tập chú của Chu Hi thì giản quát đến mức tối đa. Nhiều chỗ đƣợc diễn đạt lại theo ngôn ngữ của ngƣời biên tập. Sự tiết lƣợc ở Phần truyện xét về mặt số lƣợng diễn ra nhƣ sau: 10 chƣơng ở nguyên thƣ, ở Tiết lƣợc cũng 10 chƣơng. 1546 lƣợt chữ ở nguyên thƣ, ở Tiết lƣợc còn 685 chữ. Số chữ bị tiết lƣợc: 861 chữ.
Kết cấu nguyên thƣ của Trung dung gồm 33 chƣơng và Tập chú của Chu Hy. Tiết lƣợc giản quát diễn ra ở 33 chƣơng truyện. Cũng nhƣ Đại học, Tập chú của Chu Hy đƣợc giản quát đến mức tối đa và nhiều chỗ đƣợc tái cấu trúc, đƣợc diễn đạt lại cho các yêu cầu chú giải từ ngữ. Nhiều chỗ đƣợc diễn đạt lại theo ngôn ngữ của ngƣời biên tập. Trong 33 chƣơng đó thì từ chƣơng 1 đến chƣơng 20 đƣợc coi là phần chính. Phần chính thƣờng đƣợc giải thích là những lời dạy của Đức Thánh Khổng về đạo trung dung để con ngƣời tồn, tinh, sát cái tâm, giữ tâm ở nhân nghĩa lễ trí tín. Từ chƣơng 21 đến chƣơng 33 là phần phụ, là phần do Tử Tƣ giải thích cho Trung dung đƣợc minh bạch thêm.
Do những vấn đề của Trung dung trừu tƣợng hơn Đại học giản quát ở đây diễn ra dữ dội hơn. Ở đây, trong bản Tiết lƣợc không còn có ranh giới của chƣơng nữa.
Tác giả giản lƣợc, không chia chƣơng mà chỉ nêu phần nội dung chính, toàn bộ nội dung đƣợc bao quát trong 7 tờ (từ trang 10a đến 17b).
Luận ngữ là sách sƣu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của ngƣời đƣơng thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.
Đoàn Triển đã chia Luận ngữ thành 32 vựng biên chủ đề, không chia thiên. Xét về số lƣợng, 32 chủ đề đó có số lƣợng chƣơng đoạn nhƣ sau:
1.Thánh đức: 7 chƣơng đoạn; 2. Dung Mạo : 10 chƣơng đoạn ; 3. Cƣ xứ: 9 ; 4. Phục thực: 10 ; 5. Tự thuật: 9 ; 6. Ký sự: 10 ; 7. Nghị thánh: 5 ; 8. Đệ tử: 4 ;9. Vi học: 20 ; 10. Tu thân: 4; 11. Hiếu đễ: 10; 12. Nhân: 14; 13. Tính: 4; 14. Ngôn hành: 7; 15. Cải quá: 5 ; 16. Bằng hữu: 8; 17. Trì kỷ: 9; 18. Tiếp vật: 3; 19. Quan nhân: 2 ; 20. Luận nhân: 8 ; 21.Luận sĩ: 6; 22. Quân tử: 16; 23. Quân tử tiểu nhân: 11 ; 24. Cổ thánh: 5 ; 25. Quân thần: 8 ; 26. Chính trị:
19 ; 27. Lễ nhạc: 5 ; 28. Quỷ thần: 6 ; 29. Xƣng hứa: 5 ; 30. Giới trách: 5 ; .
31. Quyết ngữ: 8 ; 32. Thán từ: 9.
Nếu so sánh những chƣơng đoạn còn đƣợc lƣu giữ với tổng số 512 chƣơng của nguyên thƣ thì mức độ tiết lƣợc ở đây là là khá lớn.
Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh tử và các môn đệ của ông nhƣ: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chƣơng v.v. ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chƣ hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác. Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học.
Cách tiết lƣợc của Mạnh tử cũng giống cách tiết lƣợc theo nguyên tắc phân loại vựng biên của Luận ngữ, Mạnh tử đƣợc chia thành 23 chủ đề. Nội dung đƣợc giản lƣợc đi rất nhiều.