6. Cấu trúc của luận văn
1.3.2.1. Thành thƣ
Cách nói “thành thƣ” ở đây có ý nghĩa nhƣ “nguyên thƣ” nhằm chỉ bộ sách gốc, bộ sách ban đầu , bộ sách có trƣớc đƣợc nhà biên tập sử dụng để từ đó tạo ra một bộ sách tiết lƣợc theo các yêu cầu và mục đích của mình. Hiển nhiên, nguyên thƣ ở đây là văn bản bộ Tứ Thƣ do Chu Hy (1130 – 1200) biên tập và tập chú, vốn là bộ sách có tính quyền uy chi phối khoa cử. Bộ nguyên thƣ Tứ Thƣ đó lại có những đặc tính vốn có của mình về nhiều phƣơng diện nhƣ: tinh thần đạo học, đạo thống, tông chỉ thánh hiền, các vấn đề về đức và đạo cũng nhƣ các vấn đề về phƣơng diện tổ chức, kết cấu và trình bày văn bản.
Nguyên thƣ của Tứ Thƣ mang trong mình kết cấu tổng quát mà kết cấu tổng quát này lại bao gồm các yếu tố thành viên. Nếu về phƣơng diện tổng quát, Tứ Thƣ là sự sắp xếp sách vở thánh hiền của Chu Hy. Danh xƣng, tên sách “Tứ Thƣ” gắn liền với tên tuổi, công lao của Chu Hy cho sự mở mang đạo thánh. Về mặt kết cấu, nguyên thƣ Tứ Thƣ có kết cấu tổng quát và kết cấu thành viên. Kết cấu tổng quát là kết cấu mà theo đó, Tứ Thƣ bao gồm trong mình 4 bộ sách: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử. Kết cấu thành viên là kết cấu nội tại của từng thành viên Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử đó. Ở đây chúng tôi xin đƣợc dẫn ra một đoạn trong sách Tam tự kinh khi sách này giới thiệu về Tứ Thƣ. “Vi học giả, tất hữu sơ. Tiểu học chung, chí Tứ Thư. Luận ngữ giả, nhị thập thiên. Quần đệ tử kí thiện ngôn. Mạnh Tử giả thất thiên chỉ. Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa. Tác Trung dung, Tử Tư bút. Trung bất thiên, dung bất dịch. Tác Đại học, nãi Tăng Tử. Tự tu tề chí trị bình”.
Nhƣ ta đã biết, Đại học大學 nguyên là một thiên trong Lễ ký禮記, đến đời Tống đƣợc các nhà Nho học hết sức tôn sùng và đƣợc Chu Hy rút ra, hợp với Luận ngữ論語 , Mạnh tử孟子, Trung dung中庸, soạn ra Tứ Thư chương cú tập chú. Phần đầu có một thiên gọi là Kinh, chép lại các lời nói của Khổng Tử. Phần sau là giảng giải của Tăng Tử, gọi là Truyện, gồm 9 thiên.
Đại học大學 là một trong những kinh điển trọng yếu của nho gia. Xƣa, ngƣời đến tuổi 15 thì vào học bậc đại học và đƣợc học sách này. Hai chữ "đại học" đƣợc nhà nho giải thích là "đại nhân chi học", hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân. Cách giải thích ấy phần nào hé lộ về nội dung, mục đích của bộ sách.
Sách Trung dung 中 庸 do Tử Tƣ làm ra cũng trên cơ sở một thiên trong
Kinh Lễ. Tử Tƣ là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ đƣợc cái học tâm truyền của Tăng Tử.
Trong sách Trung dung 中 庸, Tử Tƣ dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành ngƣời quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
Luận ngữ 論語 là sách sƣu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của ngƣời đƣơng thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, ngƣời ta hiểu đƣợc phẩm chất tƣ cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là ngƣời thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi ngƣời. Nhƣ có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi ngƣời một cách.
Sách Mạnh Tử 孟 子 là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông nhƣ: Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chƣơng v.v. ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chƣ hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác nhƣ: học thuyết của Mặc Địch và Dƣơng Chu.
Cùng với sự xác lập về chế độ khoa cử, giáo dục Nho học, Tứ Thư và
Tập chú của Chu Hy chính thức đƣợc sử dụng nhƣ một tài liệu quan phƣơng trong học tập và thi cử bắt đầu từ triều Nguyên. Đến triều Minh, Minh Thành Tổ kiện toàn lại chƣơng trình giáo dục và quy chế khoa cử, ban hành Tứ Thư Ngũ Kinh đại toàn四書五經大全 làm tài liệu chính thức, trong đó Tứ Thư
chuẩn theo Tập chú của Chu Hy. Thiết chế giáo dục khoa cử ấy tồn tại và ảnh hƣởng lâu dài. Với vị trí quan phƣơng, việc học tập Tứ Thƣ đƣợc mở rộng ra phạm vi toàn xã hội và có ảnh hƣởng hết sức to lớn.
Vấn đề nguyên thƣ đƣợc đề cập đến trong bài tựa vì nó có vai trò đặc biệt của tiến trình tiết lƣợc. Nguyên thƣ là Tứ Thư chương cú tập chú của Chu Hy dù ở dạng Tứ Thư đại toàn của nhà Minh ban bố hay Tứ Thư tiết yếu, văn bản giản lƣợc Tứ Thư đại toàn do Bùi Huy Bích tiết yếu. Bất cứ bộ nguyên thƣ nào của Tứ Thƣ cũng có kết cấu mà trong đó bao gồm bài Tự cho sách (với
Đại học là Đại học chương cú tự; với Trung dung là Trung dung chương cú tự; với Luận ngữ là Luận ngữ tự thuyết; với Mạnh Tử là Mạnh Tử tự thuyết); phần chƣơng cú của các sách (với Đại học là Đại học chương cú; với Trung dung là Trung dung chương cú; với Luận ngữ là Luận ngữ tập chú; với Mạnh Tử là Mạnh Tử tập chú). Trong phần chương cú hay tập chú này gồm có chính văn và tập chú của Chu Hy. Tập chú của Chu Hy vừa để giải thích từ ngữ theo lối huấn hỗ và vừa định hƣớng để hiểu ý nghĩa của chính văn. Mọi sự tiết lƣợc đều đƣợc diễn ra theo các cấp độ trên cái nền của cấu trúc ấy
chú. Tất nhiên, sự tiết lƣợc không phải lúc nào cũng diễn ra một cách máy móc. Với chính văn, để có một khối lƣợng độ dài phù hợp với các yêu cầu về mặt thời gian thì duy nhất chỉ có thể sử dụng tiết lƣợc. Còn với phần tập chú thì ngoài việc tiết lƣợc có lúc lại có thể sử dụng phƣơng thức tái tạo, diễn đạt lại, hay đặt các câu chú thích mới đáp ứng các yêu cầu cho sự nhận thức đúng của chính văn.
Kết cấu của nguyên thƣ còn thể hiện ở phƣơng diện trình bày mang tính nghi thức cũng nhƣ kích cỡ của văn tự. Nguyên thƣ do Chu Hy tập chú bao gồm phần Chính văn và phần Tập chú. Chính văn là lời của thánh hiền khi xƣa mà chủ yếu là lời của Khổng Tử và các môn đồ đệ tử của ông. Chính văn trong toàn bộ nguyên thƣ nói chung đƣợc trình bày ở dạng chữ to, viết đài. Tất nhiên, do Chu Hy kế tục Trình Di, nên những lời của thầy Trình cũng đƣợc trình bày ở dạng chữ to nhƣng không viết đài. So với lời của thánh của hiền thì thấp hơn một chút.
Tập chú của Chu Hy đƣợc trình bày bằng chữ nhỏ. Tập chú về đại thể, trƣớc tiên nhằm vào chú giải từ ngữ theo các nguyên tắc của huấn hỗ. Ngôn từ, chữ nghĩa trong kinh điển thánh hiền đã quá cổ rồi. Muốn đƣợc ngƣời đƣơng thời hiểu thì phải chú giải chúng theo ngôn ngữ đƣơng thời. Tất nhiên, bên cạnh tập chú nhằm chú giải từ ngữ và chữ nghĩa, tập chú còn nhằm định hƣớng, dẫn dắt ngƣời đọc ngƣời học theo các định hƣớng hiểu mà ngƣời chú giải muốn hƣớng tới.