Ưu nhược điểm trong quy trình phân tích công việc tại Công ty hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích công việc tại công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng (Trang 33)

nay

Đi vào hoạt động được 5 năm nhưng hoạt động tiến hành phân tích công việc tại Công ty Gbs mới thực hiện được một lần. Qua quy trình tiến hành phân tích công việc tại công ty và một số mẫu văn bản phân tích công việc nêu trên có thể nhận thấy ưu nhược điểm trong hoạt động phân tích công việc tại Công ty như sau:

• Ưu điểm:

- Hoạt động phân tích công việc được Công ty thông báo qua các loại văn bản chính thống, giúp cập nhật thông tin tới mọi nhân viên trong Công ty.

và chuyển công việc tới các Trưởng phòng và nhân viên các phòng ban. Ngay từ đầu, mục đích của hoạt động phân tích công việc được xác định rõ ràng là giúp người lao động nắm được mình có những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn gì…

- Phòng Nhân sự đã phối hợp và tận dụng tốt khả năng của các Trưởng phòng, ban. Họ là người có hiểu biết nhất định về các công việc trong phòng ban của mình, hàng ngày làm việc cùng người lao động nên có thể quan sát quá trình thực hiện công việc của họ; cũng như có thể trao đổi, thảo luận không mang tính không chính thực với người lao động để bổ sung thông tin về: nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi quyền hạn… giúp các văn bản này sát thực hơn.

- Hoạt động phân tích công việc thực hiện tiết kiệm thời gian do trong cùng một khoảng thời gian các phòng, ban khác nhau cùng tiến hành viết văn bản phân tích công việc cho phòng, ban mình.

• Nhược điểm:

- Hoạt động phân tích công việc thực hiện từ khi Công ty bắt đầu thành lập nhưng chưa được cập nhật thường xuyên. Như vậy các văn bản phân tích công việc không được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu mới trong công việc.

- Phòng Nhân sự xác định tiến hành phân tích công việc nhưng chỉ thực hiện cho một số vị trí chủ chốt, còn một số vị trí nhân viên chưa được xây dựng.

- Phòng Nhân sự tiến hành phân tích công việc có quy trình thực hiện nhưng quy trình áp dụng các văn bản phân tích công việc chưa được xác định cụ thể.

- Các Trưởng phòng ban là người thông thạo các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ như: công nghệ, kỹ thuật… nên việc tiến hành phân tích công việc với họ chủ yếu dựa vào sự hiểu biết về các công việc. Họ không phải là người có chuyên môn về lĩnh vực nhân sự, nên có hạn chế nhất định về kiến thức, kỹ năng phân tích công việc như: lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, tiến hành thu thập thông

tin, thiết kế biểu mẫu, kỹ năng viết các văn bản phân tích công việc (bản mô tả công việc,bản yêu cầu thực hiện công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc).

- Hoạt động phân tích công việc là hướng tới người lao động nhưng trong quá trình phân tích, sự thu thập thông tin từ người lao động ít và gần như không chính thống; việc lấy ý kiến của người lao động trước khi trình Giám đốc duyệt các văn bản cũng chỉ mang tính chất hình thức, người lao động chưa dành thời gian đọc và suy nghĩ thực sự sâu sắc về các văn bản này. Trên thực tế, hầu hết các phòng, ban ít làm việc này. Có tới 79% nhân viên Công ty được điều tra cho biết họ không tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản trong hoạt động phân tích công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích công việc tại công ty Cổ phần Kỹ thương Sao Đại Hùng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w