7. Kết cấu luận văn
3.4 Phƣơng thức tổ chức thực hiện
Trong chƣơng 1, phần Đặc điểm công chúng địa phƣơng ĐBSCL, chúng ta đƣợc biết gần 80% dân số khu vực sống ở nông thôn, trình độ dân trí của khu vực ĐBSCL thấp nhất nƣớc với gần 90% dân số chƣa tốt nghiệp trung học phổ thông (điều tra năm 2009). Chính vì thế, khả năng tiếp thu tiến bộ KHKT của ngƣời nông dân có giới hạn, trình độ canh tác thấp, dẫn đến việc sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định và bền vững. Đây là đối tƣợng rất cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ sản xuất mới. So với các thể loại truyền thông khác nhƣ truyền hình, phát thanh có tác động nhanh và rộng, nhƣng nông dân không thể ghi chép, nhớ rõ từng chi tiết. Đại đa số nông dân chƣa đủ trình độ khai thác nguồn tƣ liệu trên báo mạng, internet. Nên báo in, với đặc trƣng là văn bản in, có thể đọc mọi lúc mọi nơi, giúp nông dân lƣu trữ lâu dài làm tài liệu tham khảo, là kênh truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc đƣa tiến bộ KHKT, công nghệ sản xuất hiện đại đến tay ngƣời nông dân hiệu quả nhất.
Tuy nông dân có nhu cầu đọc và tìm kiếm thông tin trên báo in, nhƣng lại không có thói quen mua báo để đọc. Thực tế, Báo An Giang có số lƣợng báo phát hành tới tay nông dân, khu vực nông thôn khá lớn (trên 20%) nhƣng hầu hết là báo biếu tặng. Báo Vĩnh Long tỷ lệ nông dân mua báo chỉ khoảng 4%, còn Báo Đồng Tháp chƣa tới 1%. Đây là con số đáng suy nghĩ cho những ngƣời làm báo ĐBSCL
94
và phải tìm giải pháp “khai phá” vùng báo in này. Do vậy, trƣớc hết phải tác động vào nhận thức, tạo thói quen đọc báo cho nông dân bằng cách tạo điều kiện để tờ đến tay nông dân, càng nhiều nông dân có báo đọc thƣờng xuyên càng nâng cao hiệu quả tác động của thông tin nông nghiệp trên báo.
Và để làm đƣợc điều đó, nhất thiết phải cần các giải pháp liên kết, cụ thể cần chú ý những phƣơng thức sau:
* Báo in cần gắn kết lợi ích doanh nghiệp với phát hành
Với việc gắn kết với báo in doanh nghiệp thuốc BVTV, phân bón, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh tới rộng rãi công chúng nông dân ở nông thôn – vốn là khách hàng, đối tác chủ lực tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuốc BVTV, phân bón hiện nay có nhiều chƣơng trình hỗ trợ nông dân thực nghiệm mô hình trên mảnh ruộng, ao cá của nông dân. Còn doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại liên kết với nông dân hỗ trợ “đầu vào” cung cứng giống, vật tƣ nông nghiệp và bao tiêu “đầu ra” cho sản phẩm nông sản. Những cách làm này đang phát huy hiệu quả cao, nhƣng chỉ ở một nhóm cộng đồng, một địa bàn nông thôn nhất định.
Báo in phải cho doanh nghiệp thấy đƣợc những lợi ích khi mô hình đó đƣợc quảng bá rộng rãi. Những kỹ thuật nông nghiệp thực nghiệm trên đồng ruộng cho một nhóm nông dân sẽ đƣợc phổ biến một cách đại chúng, cho nhiều ngƣời và qua đó, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo công chúng.
Lãnh đạo tờ báo có thể linh động bố trí cả trang báo, ½ hay ¼ trang báo để doanh nghiệp tƣ vấn, hƣớng dẫn kỹ thuật phòng trừ dịch hại, cách sử dụng thuốc BVTV. Chạy tên doanh nghiệp kèm lô-gô chân trang báo nông nghiệp mỗi kỳ phát hành. Viết bài PR giới thiệu chƣơng trình hỗ trợ của doanh nghiệp, từ tổng kết mô hình, khuyến khích nông dân làm theo, đồng thời khuyến cáo sử dụng loại thuốc của doanh nghiệp.
* Báo in cần kết hợp với Trung tâm Khuyến nông triển khai các chƣơng trình mục tiêu quốc gia
95
Chƣơng trình khuyến nông quốc gia mỗi năm có hàng chục chƣơng trình, dự án ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới, chuyển giao KHKT… cho nông dân. Gắn với mỗi chƣơng trình là chiến dịch truyền thông với nguồn kinh phí khá lớn.
Những chƣơng trình khuyến nông muốn triển khai, quảng bá hiệu quả phải gắn với báo in. Bằng chứng là chƣơng trình xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” tại An Giang, từ một vài mô hình thí điểm, đã nhân rộng rất nhanh chóng và trở thành mô hình “kiểu mẫu” trong sản xuất lúa hàng hóa. Báo in, cụ thể là Báo An Giang đã truyền thông rất tốt cho mô hình này, qua việc đƣa thông tin liên tục và thƣờng xuyên, có những bài báo tổng kết, đánh giá hiệu quả, nhờ vậy mô hình đã có sức lan tỏa và nhân rộng rất nhanh. Từ đây, Báo An Giang tiếp tục đƣợc ngành nông nghiệp, doanh nghiệp chọn là kênh quảng bá cho nhiều chƣơng trình, dự án chuyển giao tiến bộ KHKT mới.
Nhà báo phải biết tận dụng và khai thác các gắn kết này. Thông qua việc mở thêm các chuyên trang, chuyên mục gắn với chƣơng trình. Các cuộc thi viết tiểu phẩm tuyên truyền cho từng chƣơng trình cụ thể. Mở tiểu mục hỏi - đáp về chuyển giao công nghệ sinh học, “1 phải – 5 giảm” hay “Ruộng lúa bờ hoa”…
Tùy theo yêu cầu của các mối quan hệ, mức độ liên kết, mà giữa tờ báo và doanh nghiệp, ngành nông nghiệp thỏa thuận hình thức liên kết khác nhau. Doanh nghiệp, ngành nông nghiệp có thể đặt mua báo hàng kỳ tặng nông dân; hỗ trợ tiền in ấn, phí phát hành; hỗ trợ giới thiệu các chuyên gia có uy tín để thƣờng xuyên tham gia tƣ vấn, hƣớng dẫn cho kỹ thuật cho nông dân.
* Báo in cần liên kết với các loại hình báo chí khác
Với truyền hình: hiện nay, các chƣơng trình tƣơng tác “bùng nổ” trên các kênh truyền hình ở ĐBSCL chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, thu hút sự theo dõi của nông dân. Trên đó, nông dân có thể gặp gỡ các chuyên gia, kỹ sƣ nông nghiệp mà mình yêu mến, qua lối nói chuyện gần gũi, chia sẻ, tâm tình. Sự tƣơng tác này tạo ra lợi thế lớn mà báo in khó thể làm đƣợc.
Dù vậy, báo in có thể tận dụng ƣu thế của mình bằng cách văn tự hóa, hình ảnh hóa những kiến thức kỹ thuật từ truyền hình xuống báo in. Liên kết với các
96
kênh truyền hình đăng tải các giải đáp thắc mắc, kiến thức KHKT, vừa giải tỏa nhu cầu thông tin cụ thể cho nông dân vừa tạo sự phong phú, sinh động thêm cho tờ báo. Chỉ với một câu nói của ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình: “Bà con nông dân chưa theo kịp hướng dẫn của chuyên gia, xin mời xem Báo Vĩnh Long để biết thêm chi tiết”, sẽ là cách tiếp thị tuyệt vời cho tờ báo.
Với phát thanh: Tuy đƣợc đầu tƣ kỹ thuật hiện đại và có độ phủ sóng tận vùng sâu, vùng xa, nhƣng các đài phát thanh địa phƣơng hiện nay hạn chế đội ngũ phóng viên đảm nhận những tin tức thời sự. Thông tin thời sự phát sóng trên đài phát thanh thƣờng lấy từ nguồn của truyền hình và báo in. Trong đó, nguồn tin từ báo in là chính vì ngôn ngữ gần với phát thanh và bộ phận biên tập không phải mất nhiều thời gian chỉnh sửa nhƣ nguồn tin của truyền hình. Do đó, các tờ báo in cũng cần tạo mối liên kết với loại hình này, nhằm quảng bá rộng rãi thông tin đến công chúng hơn. Tin, bài của báo in đƣợc đài phát thanh sử dụng thƣờng không trả nhuận bút, nên các tờ báo cần yêu cầu phải dẫn nguồn từ báo nào, ra ngày mấy, để thính giả có thể tìm đọc thêm bản báo in. Kinh nghiệm từ Báo Vĩnh Long, An Giang cho thấy, nhiều thông tin trên báo in, nhất là thông tin về nông nghiệp đƣợc đọc và phát trên đài phát thanh đã làm gia tăng thêm lƣợng độc giả, mở rộng phạm vi tác động của tờ báo.
Với báo điện tử: Đã có 9/13 tờ báo in ở khu vực ĐBSCL Mở các trang báo
mạng, đƣa thông tin từ báo in lên báo mạng, giúp các tờ báo in mở rộng thêm đối tƣợng độc giả và phạm vi thông tin ra ngoài địa phƣơng. Số lƣợng độc giả truy cập liên tục tăng, là cơ sở để thông tin trên báo đến với độc giả nhiều hơn. Chẳng hạn, trang báo điện tử www.baovinhlong.com.vn của Báo Vĩnh Long có khoảng 19.000 lƣợt truy cập/ ngày; trang www.baoangiang.com.vn của Báo An Giang thu hút 30.000 lƣợt truy cập/ ngày, trang www.baodongthap.com.vn của Báo Đồng Tháp trên 10.000 lƣợt/ ngày. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các trang báo điện tử của báo in địa phƣơng chỉ “làm cho có” mà chƣa đƣợc đầu tƣ về kỹ thuật, trang thiết bị, đội ngũ phóng viên – kỹ thuật viên nên hiệu quả không cao. Ngoài Báo An Giang có đội ngũ phóng viên chuyên trách đƣa thông tin nhanh, thực hiện video clip, cập nhật
97
tin tức thƣờng xuyên; thì hầu hết các báo điện tử khác ở ĐBSCL chủ yếu upload tin, bài từ báo in lên, không có nhiều tin tức thời sự nên trang báo điện tử không cuốn hút bạn đọc. Do vậy, để trở thành “cánh tay nối dài” cho báo in địa phƣơng, lãnh đạo các tờ báo in cần quan tâm đầu tƣ về kỹ thuật, đội ngũ kỹ thuật viên, phóng viên chuyên trách báo điện tử.
Việc tạo đƣợc các mối liên kết truyền thông nhƣ trên sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn, giúp báo in có điều kiện tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và phát triển vững bền. Nói chung, có rất nhiều cách thức để nhà báo vận dụng, nhằm mục đích phổ biến kiến thức, đáp ứng nhu cầu thông tin của nông dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
Tiểu kết chƣơng 3
Trong chƣơng 3, chúng tôi đã rút ra đƣợc ba bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động báo in địa phƣơng và quá trình tác nghiệp của cá nhân tại các tỉnh ĐBSCL. Thông qua các giải pháp đúc kết từ thực tiễn hoạt động, chúng tôi hy vọng đây sẽ là những đề xuất tốt giúp các tờ báo in khu vực ĐBSCL vƣợt qua thách thức. Hoặc gợi ý cho các tờ báo in địa phƣơng trong quá trình tìm kiếm những đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức của tờ báo.
Rất nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đặt ra cho báo in địa phƣơng hiện nay, nhƣng nếu biết tận dụng, tìm ra những hƣớng đi mới và khai thác tốt các mối liên kết, thì chắc chắn tờ báo sẽ có bƣớc phát triển bền vững hơn.
Nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội, có chiến lƣợc phù hợp, sẽ tạo điều kiện cho tờ báo phát triển ổn định và bền vững, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho ngành nông nghiệp địa phƣơng. Để báo in địa phƣơng không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền của Đảng và nhà nƣớc, mà còn là diễn đàn sống động, gần gũi và tạo dựng đƣợc lòng tin nơi công chúng, nhất là đối với nông dân. Góp phần phát triển nông nghiệp địa phƣơng, từng bƣớc hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lƣợng. Và mục tiêu sau cùng của báo chí nói chung và báo in nói riêng, luôn là ngƣời bạn đồng hành cùng nông dân trong sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
98
KẾT LUẬN
Từ thực tế khảo sát đề tài nghiên cứu “Báo in địa phƣơng với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi đã phác thảo khái quát bức tranh báo in địa phƣơng ở ĐBSCL trong dòng chảy của truyền thông hiện đại. Sự vận động tích cực của các tờ báo nhằm nâng cao chất lƣợng nội dung, cải tiến hình thức, tạo ra diện mạo mới của báo in ĐBSCL: Hội nhập và phát triển.
Trong luận văn này, chúng tôi đã nhận diện một số thời cơ và thách thức của báo in địa phƣơng thời kỳ bùng nổ thông tin, trong nền kinh tế thị trƣờng. Báo in địa phƣơng đang phải chịu rất nhiều áp lực: vừa làm nhiệm vụ văn hóa - tƣ tƣởng, vừa làm nhiệm kinh tế; vừa đảm bảo hiệu quả tuyên truyền, vừa đảm bảo cân đối nguồn thu lãi – lỗ; vừa chịu cơ chế bao cấp, vừa chống chọi với khó khăn trong vòng xoáy kinh tế thị trƣờng… Mặt khác, với sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình truyền thông, nhƣ truyền hình, nhất là ƣu thế vƣợt trội và không giới hạn phạm vi tác động của báo điện tử, khiến hoạt động của báo in không còn êm ả nhƣ trƣớc. Dù vẫn còn “bầu sữa mẹ” từ nguồn thu ngân sách bù lỗ giá báo, giấy in, nhƣng báo in địa phƣơng không thể “bình chân nhƣ vại” trƣớc những thách thức lớn đang diễn ra trƣớc mắt. Cơ hội và thách thức đan xen, đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của báo in hiện nay.
Tuy nhiên, báo in trong thực tiễn ở ĐBSCL có một ƣu thế khác. Luận văn đã phân tích những đặc điểm chung của vùng ĐBSCL, đặc điểm công chúng của địa phƣơng khá rõ nét. Để thấy rằng, do là vùng trọng điểm nông nghiệp nên 80% dân số sống ở nông thôn, ít tiếp cận với internet nên báo in vẫn là kênh thông tin đƣợc nông dân tiếp cận nhiều và có độ tin cậy cao. Thông tin phục vụ sản xuất, kiến thức nông học, chuyển giao tiến bộ KHKT truyền qua kênh báo in vẫn chiếm ƣu thế. Lợi thế truyền thông của báo in địa phƣơng nhƣ là cánh tay nối dài, là bộ phận trung chuyển góp phần khắc phục sự thiếu hụt của đội ngũ cán bộ KHKT, góp phần đƣa KHKT nông nghiệp đến với nông dân, giúp họ có thêm kiến thức để sản xuất nông nghiệp ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, để họ có thể vƣợt qua đói nghèo.
99
Qua kết quả khảo sát, đánh giá tình hình hoạt động và phân tích các tác phẩm báo chí của ba tờ báo: Báo An Giang, Báo Đồng Tháp và Báo Vĩnh Long, có 4 điểm nổi bật của báo in địa phƣơng đóng góp vào việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL nhƣ sau:
Một là, đối với phát triển nông nghiệp ĐBSCL, báo in địa phƣơng giữ vị trí
và vai trò hết sức quan trọng trong việc định hƣớng sản xuất và ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ mới. Báo in địa phƣơng rất chú trọng mảng đề tài nông nghiệp và đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các phƣơng thức tác động sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Các chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục về nông nghiệp, đã phần nào đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin của công chúng nông dân. Việc phổ biến kiến thức KHKT, cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật phòng ngừa dịch hại… trên báo in đã trở thành tài liệu tham khảo thiết thực mà nông dân có thể lƣu giữ, truyền tay nhau đọc một cách dễ dàng, tiện lợi. Nội dung nông nghiệp cho nông dân trên báo in khá phong phú nhƣ giới thiệu các loại giống cây trồng vật nuôi, các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới, cách chăm sóc, phòng trừ dịch hại, quy trình kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm của nhà nông, hộp thƣ trả lời thắc mắc của nông dân,... Những nội dung này đƣợc chuyển tải bằng hình thức phù hợp: ngắn gọn, ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu, dễ làm theo.
Hai là, trong nỗ lực phát hành tờ báo đến tay nông dân, báo in địa phƣơng
bắt đầu chú ý đến hoạt động kinh tế, quảng bá hình ảnh của tờ báo đến đại đa số quần chúng nhân dân. Đặc biệt, sự liên kết với các doanh nghiệp, ngành nông nghiệp đã mở ra một phƣơng thức hiệu quả để đƣa báo tới tay nông dân. Thông qua các mối liên kết, doanh nghiệp quảng bá đƣợc sản phẩm, hình ảnh của mình; tờ báo đạt đƣợc lƣợng phát hành và ngƣời nông dân hƣởng lợi từ tri thức khoa học, mô hình làm ăn hiệu quả, bên cạnh còn đƣợc đọc báo miễn phí do doanh nghiệp, đơn vị chuyên môn mua và tặng báo. Đây là giải pháp truyền thông tốt, mà các tờ báo có thể tham khảo, học tập áp dụng trong hoạt động của cơ quan mình. Qua đó, tạo tác động sâu rộng hơn.
100
Ba là, nhiều bài viết chuyên sâu đăng tải trên báo in không chỉ nêu thực