Các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo in địa phƣơng với việc

Một phần của tài liệu Báo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 87)

7. Kết cấu luận văn

3.3Các giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông của báo in địa phƣơng với việc

với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL

* Báo in cần đi vào khai thác những vấn đề bức xúc của nông nghiệp

Phần lớn các bài viết trên báo in địa phƣơng thông tin vẫn mang tính cục bộ địa phƣơng, trong khi vấn đề, sự kiện mang tính khu vực.

Hiện nay, những vấn đề nhƣ cơ cấu gạo xuất khẩu thế nào, sản lƣợng thủy sản xuất khẩu, yêu cầu của từng thị trƣờng ra sao, không thể từng địa phƣơng riêng lẻ tính toán đƣợc. Việc tái cơ cấu đầu tƣ công nghiệp, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp vẫn là vấn đề bỏ ngõ mà báo chí vẫn chƣa đề cập. Đôi khi, ngƣời nông dân đồng bằng có cảm giác nhƣ nuôi cá tra “gia công” cho nƣớc ngoài vì “đầu vào” và “đầu ra” lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Công nghiệp nào hỗ trợ cho nông nghiệp đồng bằng là vấn đề bức xúc của nông dân chƣa có báo nào, kể cả báo trung ƣơng đề xuất. Cụ thể, 6 lần hội thi Máy gặt đập liên hợp, nông dân ĐBSCL đều đoạt giải, nhƣng khi ra đồng chỉ thấy máy gặt KUBOTA Nhật!? 15 năm nay ở đồng bằng đã xóa sổ khoa cơ khí?! Ngoài ra, báo in cần tăng thông tin phản tuyên truyền, cỗ vũ cho những điển hình, cái mới, cái tích cực trong nông nghiệp; nhƣng không tránh né những vấn đề tồn tại, bất cập.

* Cần hạn chế thuật ngữ phức tạp, khó hiểu và nên đi thẳng vào vấn đề cụ thể

Giảm bớt lƣợng chữ và tăng yếu tố phi văn tự (hình ảnh, bảng biểu, hộp dữ liệu). Bài viết trên báo in cần đi vào thực tiễn sản xuất của ngƣời nông dân, phản ánh ý kiến nông dân, phát hiện những bất cập để kịp thời đề xuất, tham mƣu cho

88

lãnh đạo địa phƣơng. Bài báo nêu thực trạng, nhƣng cũng rất cần có những giải pháp thể hiện chính kiến của ngƣời viết, tòa soạn với những vấn đề cấp bách trong nông nghiệp. Tránh những bài viết khuôn xáo, đánh giá chung chung kiểu báo cáo tổng kết, minh họa cho chủ trƣơng, chính sách ở địa phƣơng, “chuyển dịch cơ cấu trồng dƣa hấu”?! Trúng mùa thì “ca”, thất màu thì “la”.

* Cần sáng tạo hơn trong thể hiện nội dung, hình thức

Tránh việc viết theo lối mòn, khuôn mẫu sẽ không hấp dẫn công chúng. Chú ý cách đặt tít ngắn gọn, khúc chiết để thu hút độc giả hơn. Cần chắt lọc từ ngữ, cắt bớt những từ thừa để nội dung cô đọng, ngắn gọn nhƣng chuyển tải đầy đủ những vấn đề cần thiết.

Trang báo thuần là chữ hoặc hình ảnh không bắt mắt sẽ rất khó thuyết phục độc giả mua báo, bởi độc giả nói chung và nông dân nói riêng, phần lớn thích trực quan sinh động. Phải dùng hình thức bề ngoài để cuốn hút độc giả đến với tờ báo, bởi theo quy luật, chính hình thức tờ báo, trang báo sẽ quyết định đến việc công chúng có chọn mua tờ báo hay không và có đọc bài viết trong đó hay không. Trang báo có sự trình bày hài hòa, bắt mắt sẽ hấp dẫn công chúng và ngƣợc lại. Một khi công chúng chú ý tới tờ báo rồi, họ mới bắt đầu lần giở từng trang để đọc nội dung.

* Nâng cao chất lƣợng đội ngũ làm báo phục vụ nông nghiệp, nông thôn

Đội ngũ này cần có nghiệp vụ báo chí giỏi, có kiến thức về KHKT nông nghiệp bởi đây là một lĩnh vực đặc thù, nếu nắm không vững chuyên môn sản phẩm báo chí làm ra rất khó thuyết phục độc giả. Đồng thời họ phải là nhà kinh tế, để là cầu nối quan trọng phối hợp giữa các chuyên gia – nhà khoa học hay kỹ sƣ nông nghiệp với nông dân và với chính họ. Hơn ai hết, họ phải thấu hiểu các nguyên tắc, kỹ năng làm báo, đồng thời lại am tƣờng và thành thạo trong việc chọn những đề tài nông nghiệp mang tính thời sự, đáp ứng một cách thiết thực cho nông dân.

Nhà báo phải thấu hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng, thì những sản phẩm báo chí về nông nghiệp mới có thể phục vụ, đem lại lợi ích nhiều nhất cho nông dân. Nhà báo cần phải yêu nghề và yêu lĩnh vực mình phụ trách. Và

89

một điều không thể thiếu đó là nghiệp vụ của ngƣời làm báo, họ cần đƣợc trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ báo chí, cần phải có chuyên môn vững vàng, biết khai thác, sử dụng lợi thế của từng thể loại, từng loại hình báo chí và đặc biệt là có khả năng sáng tạo trong từng đề tài, nội dung thông tin để có cách thể hiện phù hợp, đạt hiệu quả truyền đạt cao. Ngoài ra, đó còn phải là những ngƣời có tính cách thân thiện, hòa đồng và có ý thức trách nhiệm trong công việc.

* Cần tăng kỳ, rút ngắn thời gian đăng tải thông tin

Hiện nay ở ĐBSCL, ngoài Cần Thơ là nhật báo, Báo Vĩnh Long, An Giang 5 kỳ/ tuần, còn lại các báo khác đều là tuần báo (báo ra cách nhật). Vì thế, có thể đƣa ra 3 nguyên nhân mà báo in khu vực ĐBSCL chuyển tải thông tin chậm: thứ nhất, nhà báo (phóng viên, biên tập viên) yếu nghiệp vụ; thứ hai, qui trình làm báo, phát hành báo chƣa khoa học; thứ ba, nhiều báo còn phát hành cách nhật. Vì thế việc tăng kỳ, rút ngắn thời gian đăng tải thông tin, đáp ứng thông tin nhanh, kịp thời, nâng cao trình độ chuyên môn của nhà báo là vấn đề cần đƣợc quan tâm nhiều.

* Cần quảng bá rộng rãi với công chúng nông thôn

Qua các hình thức hoạt động xã hội ở địa phƣơng để quảng bá, giúp nâng cao ý thức, tạo thói quen đọc báo. Có một thực tế, tuy mảng đề tài về NN-ND-NT trên báo in chiếm tỷ suất rất cao, trên 40% (bảng 2.1). Nhƣng qua khảo sát của chúng tôi, số nông dân tự bỏ tiền ra mua báo rất ít, mà hầu hết đọc báo ở các điểm đọc sách, báo của ấp, các câu lạc bộ khuyến nông hay đƣợc biếu tặng. Điều này khiến hiệu quả thông tin trên báo in chƣa đạt yêu cầu, lẽ ra nông dân phải là những ngƣời đƣợc thụ hƣởng thì khả năng tiếp cận báo in rất hạn chế. Gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn, đây là đối tƣợng công chúng tiềm năng cần đƣợc khai thác.

* Tổ chức những kênh tƣơng tác

Tần suất xuất hiện của các tin, bài về đề tài NN-ND-NT trên báo in khá cao, phạm vi đề tài bao quát mọi hoạt động đời sống sản xuất. Nhƣng báo in địa phƣơng vẫn chƣa thu hút công chúng nông dân và trở thành công cụ hỗ trợ thiết thực cho họ. Thế nhƣng các báo in địa phƣơng chƣa bao giờ có kênh thông tin phản hồi, nói cách khác là tuyên truyền hơn là tƣơng tác. Chính tƣơng tác mới nắm bắt nhu cầu,

90

nguyện vọng, tâm tƣ của công chúng. Các kênh tƣơng tác, nhằm tạo sự tác động qua lại giữa cơ quan báo chí, ngƣời viết báo và ngƣời tiếp nhận thông tin rất cần thiết. Dù đó là phản hồi đồng thuận hay phản ứng trái chiều thì cũng tạo điều kiện để phóng viên kiểm định, xem xét mức độ chính xác, phù hợp của thông tin. Độc giả có cơ hội bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình về một chính sách, chủ trƣơng nào đó từ trên đƣa xuống có phục vụ nhu cầu sản xuất hay còn bất cập, chƣa phù hợp. Mà nếu xem xét ở góc độ chủ quan của nhà báo thì khó mà phát hiện đƣợc.

Hoạt động tƣơng tác giúp bạn đọc “rút ngắn khoảng cách” với cơ quan báo chí. Đó là dữ liệu khá đầy đủ về đặc điểm nhu cầu, trình độ, sở thích của từng nhóm đối tƣợng công chúng. Trên cơ sở đó, cơ quan báo chí điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về nội dung, hình thức, mức độ thông tin, thu hút và tạo dựng lòng tin với công chúng nông dân. Hoạt động tƣơng tác chính là kênh hữu ích để công chúng đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí. Tính tƣơng tác vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa ngƣời cung cấp thông tin và ngƣời tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lƣợng tác phẩm báo in địa phƣơng trong xu hƣớng báo chí hiện đại.

Kênh tƣơng tác còn giúp nhà báo nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của công chúng nông dân địa phƣơng mình đang cần gì, nhu cầu ra sao. Từ đó, tránh đƣợc những bài viết có nội dung xa lạ, không phù hợp. Miền Tây sông nƣớc là “vựa lúa”, “vựa trái cây”, “vựa thủy sản” của cả nƣớc, nhƣng lại khuyến khích trồng cao su, cà phê, nuôi cá hồi, nuôi chim yến vừa vô duyên, vừa cho thấy nhà báo không am hiểu địa phƣơng, nông dân mình. Các sản phẩm của nhà báo đƣợc sản xuất do tƣ liệu có sẵn, tƣ liệu ngẫu nhiên, chứ chƣa phải là sản phẩm nông dân cần. Nhà báo mà ít lắng nghe, ít tìm hiểu phản hồi từ nông dân, có quan điểm đứng trên “ban” thông tin xuống thì không đƣợc. Khi nhà báo – nhà nông không gặp nhau và khoảng cách giữa “2 nhà” sẽ ngày càng xa.

Chính vì thế, để tạo kênh tƣơng tác, báo in địa phƣơng cần:

Thứ nhất, xây dựng một bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, chuyên

trách việc nắm hoạt động giao tiếp giữa cơ quan báo và công chúng. Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận toàn bộ các thông tin phản hồi từ độc giả. Trên cơ sở thu

91

thập ý kiến phản hồi ấy, cần phân loại rõ: ý kiến trái chiều, đồng thuận, những yêu cầu thông tin thêm, thông tin mới, các khía cạnh liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, chú trọng về hình thức tác phẩm báo chí, bố trí các yếu tố quan

trọng liên quan đến hoạt động tƣơng tác trên báo in nhƣ: địa chỉ liên lạc, số điện thoại (hoặc email), đƣờng dây nóng. Tăng cƣờng đăng tải những ý kiến phản hồi của nông dân trên trang báo. Những ý kiến ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên sự phong phú, hấp dẫn trên trang báo, tạo hứng thú nhiều hơn cho độc giả.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về

vai trò quan trọng của tính tƣơng tác trên báo in địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên chủ động cung cấp thông tin, giao tiếp công chúng.

* Biến tờ báo, trang báo trở thành diễn đàn của nông dân

Từ kết cấu chuyên trang, chuyên mục về nông nghiệp trên các tờ báo in địa phƣơng hiện nay cho thấy, hình ảnh, tiếng nói ngƣời nông dân chƣa xuất hiện nhiều. Có chăng là các kỳ đại hội nông dân, nhà báo viết về mô hình hiệu quả thì hình ảnh nông dân mới góp mặt trên trang báo. Thông thƣờng, kết cấu trang báo thƣờng là 1 bài chính, 1 – 2 ảnh minh họa và một vài tin ngắn. Nhà báo viết bài chủ yếu dựa vào báo cáo, phản ánh mô hình, tình hình sản xuất, theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phƣơng. Hình ảnh nông dân nhạt nhòa trên trang báo và họ chỉ là ngƣời tiếp nhận thông tin thụ động từ trên xuống, chứ chƣa có tiếng nói của mình.

Để nông dân – đối tƣợng công chúng tiềm năng của báo in, có cảm giác gần gũi, thân thiện với tờ báo in nhƣ là “tờ báo của chính họ”, thì tờ báo phải thật sự trở thành diễn đàn của nông dân. Do đó, ngoài việc cải tiến hình thức đẹp, phong phú gắn với văn hóa vùng, văn hóa địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng truyền thông. Cần xây dựng chuyên trang nông nghiệp sinh động, gần gũi tâm lý, trình độ ngƣời nông dân. Để đƣa bóng dáng, hình ảnh, tiếng nói của ngƣời nông dân góp mặt trên trang báo nhiều hơn. Xin đề xuất một vài giải pháp sau:

- Mở thêm các chuyên mục, tiểu mục dành riêng cho nông dân nhƣ: Nông dân kể chuyện, Chia sẻ kinh nghiệm, Việc nhà nông… Biến nó thành những chuyên

92

mục để nông dân nói, nông dân kể chuyện, nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất của mình trên đó.

- Khuyến khích nông dân làm báo, nông dân trở thành “nhà báo nông dân” đồng hành cùng tờ báo phát hiện, cung cấp nguồn tin “nóng”, những vấn đề thời sự phát sinh trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của mình. Từ đó, nhà báo tiếp tục điều tra, khai thác tạo nên những tuyến bài gần gũi cuộc sống, gắn bó mật thiết với nông dân, phản ánh đúng thực trạng sản xuất hơn.

- Đƣa hình ảnh đặc tả chân dung của nông dân lên trang báo (thay vì chỉ “đứng cho có” trong toàn cảnh mô hình làm ăn của mình). Biến họ thành những “chuyên gia nông dân” đánh giá hiệu quả của những chƣơng trình, mô hình của ngành nông nghiệp. Để họ cùng bàn bạc, bình luận, đóng góp ý kiến về những chính sách, chủ trƣơng của nhà nƣớc đối với NN-ND-NT.

- Thƣờng xuyên tổ chức những diễn đàn nhằm lấy ý kiến nông dân, thăm dò dƣ luận về những vấn đề liên quan đến nông nghiệp.

- Mở các cuộc thi: thơ, ca, hò, vè… mang tính chất giải trí cho nông dân. Không chỉ tạo không khí hứng thú, vui tƣơi trong nông dân, mà còn lồng ghép phổ biến các chính sách, chủ trƣơng mới; khuyến khích ứng dụng công nghệ mới, những tiến bộ KHKT; cỗ vũ những cách làm ăn mới hiệu quả, mô hình liên kết.

* “Mềm hóa” các dữ liệu khoa học, kỹ thuật

Những bài báo in quá khô, quá nặng tính chất khoa học, thì sự hấp dẫn, sức lay động nông dân không thể bằng truyền hình có ƣu thế thị phạm bằng hình ảnh. Do đó, đối với báo in, khi phổ biến các kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp nên đồ họa hóa, hình ảnh hóa các dữ liệu khoa học sẽ tạo tác động mạnh hơn. Hình ảnh sinh động, bắt mắt, dễ gây chú ý và giúp độc giả nắm rõ ý đồ mà nhà báo muốn truyền đạt. Nhất là đối với những kiến thức KHKT rất cần hình ảnh cụ thể để nông dân dễ nắm bắt. Ví dụ, khi phổ biến kỹ thuật ghép cây, kỹ thuật chăn nuôi rất cần thiết phải có hình ảnh đồ họa minh họa chi tiết từng công đoạn, từng thao tác. Hình ảnh minh họa rõ ràng sẽ giúp nông dân dễ dàng làm theo, làm đúng kỹ thuật hơn là đọc rồi tƣởng tƣợng.

93

Bên cạnh, các bảng biểu, hộp dữ liệu tóm tắt lồng trong các bài viết về nông nghiệp, sẽ khắc phục hạn chế của những bài viết dài dòng văn tự. Những vấn đề quan trọng, số liệu mà nông dân cần chú ý, khi cần thiết chỉ cần nhìn vào bảng biểu, hộp dữ liệu là đủ, không nhất thiết phải đọc lại hết nội dung bài báo.

Thông thƣờng, với báo in hiện đại, tỷ lệ hợp lý giữa hình ảnh và chữ trên một trang báo là 40:60 (40% hình và 60% chữ). Đối với nội dung bài báo nông nghiệp, tỷ lệ này là hợp lý, nhƣng nếu chất lƣợng hình ảnh không đạt, không thể hiện đƣợc nội dung của bài viết thì nên mạnh dạn thay bằng đồ họa, bảng biểu. Vì độc giả sẽ mất cảm tình khi đọc bài báo (dù nội dung rất hay) mà hình ảnh nhòe nhoẹt, “bài một đƣờng mà hình một ngã”.

Một phần của tài liệu Báo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 87)