7. Kết cấu luận văn
1.4 Đặc điểm công chúng địa phƣơng ĐBSCL
ĐBSCL gồm có thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, có mức đóng góp khoảng 18% GDP của cả nƣớc. Nói đến ĐBSCL là nói đến NN-ND-NT. Đây là vùng trọng điểm về nông nghiệp với lúa gạo và thủy sản. ĐBSCL nắm giữ vai trò quan trọng an ninh lƣơng thực quốc gia và đóng góp cho an ninh lƣơng thực thế giới. ĐBSCL chiếm khoảng 1/5 dân số và quy mô kinh tế cả nƣớc. Tuy nhiên, ĐBSCL đến nay vẫn đƣợc coi là vùng phát triển thấp nhất về giáo dục, đào tạo và dạy nghề so với cả nƣớc.
Theo số liệu Điều tra Dân số của Tổng cục Thống kê, đến năm 2010, ĐBSCL có 17,27 triệu ngƣời, chiếm 19,97% dân số cả nƣớc. Tỷ lệ dân số ở nông thôn toàn khu vực chiếm khoảng 77% dân số khu vực (theo điều tra dân số năm 2009). Các số liệu kinh tế trong vùng cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ dân số ở nông thôn rất cao nhƣ Bến Tre (90%), Vĩnh Long và Trà Vinh (85%), Tiền Giang 87%. ĐBSCL là khu vực tốc độ đô thị hóa chậm nhất nƣớc.
Theo Tổng cục Thống kê trong Điều tra mức sống năm 2010, thì thu nhập bình quân một tháng của một nhân khẩu vùng ĐBSCL là 1.247.000 đồng, so cả nƣớc là 1.387.000 đồng (chỉ bằng 90%).
Trong cuộc điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số chƣa tốt nghiệp của ĐBSCL là 32,8% cao nhất so các vùng. Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 35,6% cũng cao nhất so các vùng. Nhƣng tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông lại thấp nhất. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là 10,7% so với Trung du và miền núi phía Bắc là 18%, đồng bằng sông Hồng là 30%.
Ở trình độ đào tạo chuyên môn từ sơ cấp, trung cấp đến đại học ĐBSCL cũng nằm ở tỷ lệ thấp nhất. Chẳng hạn, với đại học, ĐBSCL có tỷ lệ là 2%, so với 2,7% của Trung du và miền núi phía bắc, và 6,3% của vùng đồng bằng sông Hồng.
29
Trong danh sách 15 tỉnh, thành phố có vị trí cao nhất về học vấn, không có tỉnh nào của ĐBSCL, ngay cả thành phố Cần Thơ là thành phố duy nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng không nằm trong danh sách nói trên.
Ở ĐBSCL tỷ lệ chƣa đi học đến tốt nghiệp tiểu học chiếm đến 67%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nƣớc là 43%. ĐBSCL có tỷ lệ nghèo khá cao (12,6%), mức thu nhập trung bình cũng thấp hơn so cả nƣớc.
Giữa thu nhập, học vấn và thời gian làm việc trong các ngành có mối quan hệ với nhau. Trình độ học vấn thấp chủ yếu là làm trong nông nghiệp và nằm ở nhóm thu nhập thấp. Ở các nhóm thu nhập thấp thời gian làm việc trong nông nghiệp nhiều 55 – 57%, thời gian làm việc trong công nghiệp, xây dựng vào khoảng 15%, và dịch vụ dƣới 10%. Nhƣng ở nhóm thu nhập cao, thời gian làm việc trong nông nghiệp khoảng 20%, làm công nghiệp và xây dựng khoảng 25 – 30%, làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 30%. Ở ĐBSCL phần lớn thời gian làm việc là trong nông nghiệp 50%, công nghiệp, xây dựng khoảng 18%, và dịch vụ 18%.
Kết quả khảo sát năm 2010 về mức sống dân cƣ thì tỉ lệ hộ nghèo của ĐBSCL năm 2010 còn ở mức 12,6%, so với đồng bằng sông Hồng là 8,4% và trung bình cả nƣớc là 14,2%.
Từ những đặc điểm trên đây cho thấy, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ĐBSCL là cao hơn các khu vực khác.
Trình độ dân trí nói chung và chất lƣợng nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp trong vùng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Thực trạng trên cho thấy vấn đề NN-ND-NT ở ĐBSCL hiện nay là rất bức xúc, cần có những giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của NN-ND-NT khu vực. Do đó, vai trò truyền thông của báo in trong định hƣớng, tìm kiếm giải pháp góp phần giúp ngƣời nông dân nâng cao trình độ sản xuất, phát triển nền nông nghiệp bền vững là vô cùng lớn.
Có thể thấy, nông dân là lực lƣợng nghèo nhất nƣớc, trình độ học vấn thấp và chiếm tỷ lệ cao trong dân số Việt Nam.
Năm 2008, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 26/TW về vấn đề NN-ND-NT, nêu rõ: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng
30
giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chƣa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp.
Đảng ta cũng khẳng định: NN-ND-NT có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái của đất nƣớc.
Các vấn đề NN-ND-NT phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Trong mối quan hệ mật thiết giữa NN-ND-NT, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trƣớc hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lƣợng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tƣ của Nhà nƣớc và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
Từ đây, đặt ra nhiều yêu cầu bức xúc không chỉ để giải quyết vấn đề tam nông, mà còn là vai trò truyền thông trong NN-ND-NT của báo chí nói chung, của các tờ báo in địa phƣơng ĐBSCL nói riêng.
31
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, chúng tôi đã phác thảo bức tranh tổng thể của báo chí ĐBSCL, cho thấy sự vận động tích cực của nó trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay. Báo chí đã vận dụng tối đa ƣu thế, cũng nhƣ nắm bắt công nghệ hiện đại để không ngừng đổi mới và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng. Nhất là đối với báo in địa phƣơng, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại hình báo chí khác buộc báo in phải thay đổi rất nhiều về hình thức lẫn nội dung thể hiện.
Những đặc trƣng cơ bản của loại hình báo in và một số nét về các tờ báo An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng đã đƣợc trình bày.
Từ thực trạng NN-ND-NT ở ĐBSCL, cho thấy nông dân là lực lƣợng chiếm số đông, tuy nhiên do sống ở khu vực nông thôn, việc phân phối báo in gặp nhiều trở ngại nên số lƣợng nông dân đƣợc tiếp cận với báo in rất hạn chế. Thực tế, ở các tỉnh ĐBSCL, nhiều tờ báo địa phƣơng chƣa quan tâm nhiều đến đối tƣợng này. Bên cạnh một số tờ báo làm rất tốt mảng đề tài nông nghiệp với chuyên trang, chuyên mục thƣờng kỳ nhƣ Báo An Giang, Báo Vĩnh Long; thì Báo Đồng Tháp mảng đề tài về NN-ND-NT đƣợc gộp với các mảng đề tài khác và gọi chung là “Kinh tế”. Do vậy, các bài viết về nông nghiệp thiếu đầu tƣ chuyên sâu, không gây chú ý và vô hình trung Báo Đồng Tháp đã bỏ lỡ lĩnh vực thông tin rất quan trọng này.
Từ những vấn đề đƣợc nêu ra trong chƣơng 1, có thể thấy, nông dân ĐBSCL đang ở trình độ dân trí thấp, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện canh tác khó khăn và chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với KHKT nông nghiệp. Họ vẫn còn canh tác theo tập quán, theo kinh nghiệm là chính. Bên cạnh đó, lực lƣợng đƣợc đào tạo căn bản về KHKT nông nghiệp ở nƣớc ta chƣa nhiều nên việc phổ biến kiến thức KHKT nông nghiệp đến với nông dân vô cùng hạn chế.
Báo in địa phƣơng đã và đang làm nhƣ thế nào để phát huy vai trò, tác động hiệu quả vào phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL?
32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC BÁO AN GIANG, ĐỒNG THÁP VÀ VĨNH LONG VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Vai trò của báo in với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL
2.1.1 Vai trò định hƣớng của báo in trong phát triển nông nghiệp 2.1.1.1 Báo in góp phần định hƣớng quy hoạch vùng sản xuất
Sản xuất nông nghiệp kém bền vững, chƣa có quy hoạch và kế hoạch trong sản xuất, chƣa điều phối đƣợc cung cầu nên thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng trúng mùa – mất giá; xuất khẩu tăng, nhƣng thu nhập nông dân thấp và môi trƣờng ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Gặp nhiều rủi ro trong sản xuất. Dịch bệnh và thiên tai thƣờng xuyên xảy ra. Báo in ĐBSCL đã sớm nhận diện nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
Hiện việc trồng rau màu nói riêng cũng như định hướng sản xuất nông nghiệp nói chung, chúng ta vẫn chỉ xây nhà từ nóc. Điều đầu tiên có thể nhận định là hầu hết các vùng trồng màu hiện nay (chủ lực là hai huyện Chợ Mới, An Phú) bà con chỉ trồng màu theo tập quán, không theo dự báo tình hình tiêu thụ, nhu cầu thị trường từng thời điểm cụ thể. Hiện nay, kể cả bà con chuyên canh màu tại các huyện An Phú, Chợ Mới cũng chỉ trồng theo cảm tính còn đầu ra thì khi nào đến mùa thu hoạch hảy hay. Việc trồng trọt chỉ dừng lại mức độ đón gió, dựa vào kinh nghiệm còn thông tin chính thống từ thị trường thì rất ít nông dân được trang bị.
(Nguồn: Báo An Giang, số ra ngày 24/5/2011)
Trong khi ngƣời nông dân là tác giả của “công trình đƣa Việt Nam trở thành và giữ vững vị trí thứ 2 thế giới của một “cƣờng quốc xuất khẩu gạo”, thì đời sống của họ lại luôn bị đe dọa bởi những yếu tố bất ổn định. Điều kiện để quy hoạch một vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn sản xuất nông sản là phải gắn kết cả 3 khâu: sản xuất, chế biến và tiêu thụ, trong đó ngƣời nông dân chỉ lo khâu sản xuất với giá cả và sản lƣợng đƣợc xác định trƣớc. Với vai trò của mình, báo in đã đƣa ra thông điệp: Nếu quy hoạch mà không gắn với việc tổ chức lại nền sản xuất phù hợp cơ chế
33
thị trƣờng thì việc quy hoạch cũng “chỉ dừng lại ở mức đón gió”, là ý muốn chủ quan của nhà nƣớc mà thôi.
2.1.1.2. Báo in góp phần định hƣớng liên kết vùng, liên kết 4 nhà trong sản xuất nông sản hàng hóa
Báo in địa phƣơng ĐBSCL đã nổ lực tuyên tuyền việc xây dựng và triển khai Chƣơng trình liên kết vùng ĐBSCL trong lĩnh vực nông nghiệp, là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Vì: thị trƣờng không có biên giới giữa các tỉnh và liên kết vùng là giải pháp tạo thế và lực để các tỉnh có cùng chung một mặt hàng sản xuất có thể liên kết lại và đầu tƣ theo chiều sâu nhằm tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và hội nhập vào sâu WTO.
Báo An Giang, số ra ngày 26/7/2011, chỉ ra rằng:
Có thể nói chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay là rất mong manh. Đây là hệ lụy của kiểu làm ăn “ăn xổi ở thì”, mua bán cắt khúc không gắn lợi ích giữa người sản xuất và các nhà chế biến, phân phối; nông dân luôn là đối tượng dễ bị tổn thương, chỉ một nhóm kinh doanh được hưởng lợi. Chuyện đường cát giảm giá bán mạnh ở các kho của doanh nghiệp, nhưng giá bán ngoài chợ vẫn cao. Tương tự, heo hơi có lúc rớt giá thê thảm nhưng giá bán ở các chợ vẫn cao. Đây cũng là nguyên nhân do chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
Cách làm thiếu căn cơ nên đến bây giờ gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn không có thƣơng hiệu danh tiếng. Với hệ thống sản xuất và tiêu thụ gạo “mạnh ai nấy làm” khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn thua kém gạo Thái Lan, chất lƣợng không ổn định, mất uy tín trên thị trƣờng quốc tế.
Vì thế, Báo Vĩnh Long ngày 20/2/2012, đúc kết:
Trước nay nông dân sản xuất ra nông sản hàng hóa nhưng lại không quyết định giá bán. Nhà nước chủ trương “liên kết 4 nhà” nhưng nông dân vẫn mãi quẩn quanh với việc khi có giá thì không có hàng, khi vào mùa lại chật vật tìm cách hỗ trợ, tiêu thụ. Vì vậy, để tận dụng được lợi thế giá nông sản tăng, cần có những chính sách hợp lý. Về lâu dài, cần tập trung xây dựng nền nông nghiệp công nghệ
34
cao, phát triển hạ tầng nông thôn, thu hút đầu tư - nhân lực vào nông nghiệp. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hiện nay trở nên cấp bách. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ không chỉ giảm các tầng nấc trung gian mà còn là “giấy xác nhận” an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Việc thắt chặt liên kết “4 nhà” sẽ giúp mục đích khắc phục khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, nâng cao năng suất và giá trị nông sản.
2.1.1.3. Báo in góp phần định hƣớng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
Trên báo in địa phƣơng ĐBSCL nhấn mạnh: sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế là hƣớng đi tất yếu của hàng hóa nông sản. Phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế của hàng nông sản xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh, làm tốt công tác xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá tiếp thị.
Mô hình Cánh đồng mẫu lớn từ khi đi vào ứng dụng thí điểm đã mở ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết tốt vai trò phát triển khách quan của quy trình sản xuất lúa hiện đại. Ưu điểm của Cánh đồng mẫu lớn là: bảo đảm lịch thời vụ gieo sạ đồng loạt theo từng vùng, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP) trên cơ sở các kỹ thuật đã được ứng dụng mở rộng như: “3 giảm – 3 tăng”, “1 phải – 5 giảm”, ghi chép nhật ký đồng ruộng cùng sự sát sao
của các kỹ sư nông nghiệp (Báo Vĩnh Long, số ra ngày 4/9/2012).
Từ những đúc kết thực tiễn, báo in đã khẳng định: Nông dân ĐBSCL nhất thiết phải được tập họp, tổ chức lại theo mô hình sản xuất phù hợp một cách tự nguyện, chủ động theo hướng làm ăn lớn, ổn định và phải hình thành cho được mối liên kết “nhiều nhà” bền chặt, có sự phân công theo thế mạnh chuyên môn, theo sở trường để được hỗ trợ vốn, kỹ thuật. Quan trọng hơn là sản phẩm phải có được thương hiệu, đủ sức cạnh tranh không chỉ trên thương trường quốc tế mà ngay cả
trên sân nhà (Báo Đồng Tháp, số ra ngày 22/7/2011).
Báo in đã góp phần xây dựng định hƣớng việc sản xuất nông nghiệp từng bƣớc mang tính ổn định và bền vững. Cụ thể, ở An Giang là sản xuất lúa theo mô