7. Kết cấu luận văn
2.3 Phản hồi của công chúng một số địa phƣơng ĐBSCL về tác động, hiệu quả của
của báo in
Đối với báo in địa phƣơng, phạm vi tác động chủ yếu theo địa giới hành chính tỉnh, vì thế đối tƣợng công chúng của báo in địa phƣơng cũng có phần giới hạn. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi ghi nhận phản hồi của 2 nhóm đối tƣợng công chúng chính: nông dân và lãnh đạo ngành nông nghiệp, lãnh đạo địa phƣơng. Qua phỏng vấn ngẫu nhiên 50 nông dân và lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phƣơng ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long, chúng tôi nhận đƣợc phản hồi khá tích cực, nhƣng cũng đặt ra nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Cho thấy yêu cầu và đối tƣợng công chúng chính của báo in ĐBSCL hiện nay.
2.3.1 Góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao trình độ sản xuất, tri thức cho nông dân
Khoảng 67% ý kiến của nông dân cho rằng thông tin trên các tờ báo khá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thông tin cho họ. Họ thƣờng đọc các tin, bài về đời sống xã hội, về nông nghiệp và các mô hình sản xuất hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Đặc biệt, nông dân rất quan tâm đến các bài viết ký tên các chuyên gia nông nghiệp quen thuộc.
“Các chuyên gia nông nghiệp nói đâu trúng đó liền. Tui luôn cắt những bài báo về nông dân sản xuất giỏi, mô hình hay để dành. Lâu lâu ra “cà phê khuyến nông” gặp mấy ông bạn nông dân trao đổi, nhận xét coi cái nào hay, hiệu quả thì bấm điện thoại hỏi báo xin địa chỉ và đi tới nơi học hỏi. Riêng tui, nhờ báo địa
phương khuyến khích nên kiên trì làm giống hai chục năm rồi” (nông dân Võ Văn
Viên, ấp Vƣờn Cò, xã Hòa Tịnh, Mang Thít, Vĩnh Long).
Theo nông dân Mai Quang Trƣởng (Khóm Thới An A, Phƣờng Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), thì: Qua báo An Giang, tui học mô hình
53
sản xuất nào có hiệu quả, tiết kiệm nước, phân thuốc, thì bắt chước làm theo. Tui đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá lóc, ếch trên bể cao su. Tui đang nghiên cứu, học hỏi mô hình nuôi rắn hổ hèo, vì thấy trên báo người ta làm đã quá.
Ý kiến nhiều nông dân cũng cho rằng, họ đọc báo để tìm kiếm thông tin cụ thể, gần gũi, có thể ứng dụng vào sản xuất. Vụ lúa Thu Đông vừa qua, đọc báo thấy khuyến cáo gieo sạ lúa chất lượng cao nên tui làm theo. Toàn bộ 16 công ruộng tui
chuyển sang gieo sạ giống cấp xác nhận (OM 5451) (nông dân Tống Minh Châu, xã
Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Nhờ đọc báo, tui biết mình phải sản xuất an toàn, sử dụng phân thuốc đúng cách, thu gom vỏ chai thuốc BVTV, để giảm bớt ô nhiễm môi trường. Nếu mình sản xuất bừa bãi, chi phí sẽ càng tăng thêm
(nông dân Phạm Văn Nhỏ, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang).
Tôi và một số nông dân chuyên sản xuất nuôi trồng thủy sản thấy rằng, Báo
Vĩnh Longlà người bạn gần gũi với nông dân, mong mỏi báo cung cấp nhiều thông
tin khoa học, các biện pháp ứng dụng KHKT mới đưa vào sản xuất hiệu quả. Nhà nông cũng cần biết thông tin về tài chính tín dụng, đặc biệt thông tin dự báo thị
trường (nông dân Thạch Thi Sa, xã Loan Mỹ, Tam Bình, Vĩnh Long).
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, nhận xét: Những năm gần đây, qua kênh truyền thông Báo Vĩnh Long, nhiều dự án xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao đã được nông dân hưởng ứng. Nông dân tham gia mô hình tuân thủ rất tốt quy trình, tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao nên năng suất thường cao hơn những ruộng ngoài mô hình. Tôi cho rằng, trình độ sản xuất của nông dân ngày một nâng lên có đóng góp lớn của báo địa phương.
Ông Nguyễn Hữu An – Chi cục trƣởng Chi cục BVTV tỉnh An Giang, cũng cho rằng:
Biểu hiện rõ nhất trên Báo An Giang là đã truyền thông rất hiệu quả các chương trình “1 phải – 5 giảm”, “Ruộng lúa bờ hoa”, cụ thể, dễ làm theo. Nhiều nông dân cắt lại những bài báo về kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn, giữ làm tài liệu khuyến nông. Qua đó, nông dân tiếp cận được công nghệ sinh học, tiến bộ KHKT
54
hiện đại. Nếu người nông dân nào chịu khó theo dõi báo sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích để ứng dụng vào sản xuất của mình.
Từ những phản hồi đại diện cho các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cho thấy báo in ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của công chúng nông dân và quan trọng hơn hết, đó là niềm tin mà họ đặt vào tờ báo. Và do vậy, nhận xét của ông Tân Văn Ngữ (Tổng biên tập báo An Giang), hoàn toàn không chủ quan:
Đối với nông nghiệp, Báo An Giang đã làm được nhiều thứ. Chẳng hạn, khi người dân ồ ạt đào ao nuôi cá, báo đã báo động tình trạng dịch bệnh, cung vượt cầu. Báo đã đưa tin, bài cảnh báo việc nông dân sản xuất giống lúa chất lượng thấp IR 50404, coi chừng thừa mứa. Không chỉ vậy, báo đã góp phần nâng trình độ sản xuất của nông dân lên, từ làm lúa trời 1 vụ/năm, giờ 3 vụ/năm. Đến nay, diện tích sử dụng giống lúa xác nhận toàn tỉnh đạt trên 80%.
2.3.2 Tác động đến lãnh đạo địa phƣơng trong chỉ đạo, quản lý, hoạch định các chính sách về NN-ND-NT
Đây là đối tƣợng độc giả ổn định và gắn bó lâu dài với báo in địa phƣơng nhất. Qua khảo sát và phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phƣơng, lãnh đạo ngành, chúng tôi ghi nhận những phản hồi khá thú vị.
Ths. Phạm Thị Thu Hồng – Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản Vĩnh Long, cho rằng: Báo Vĩnh Long có nhiều bài viết chuyên sâu, nhiều vấn đề đặt ra trong bài báo là kênh tham khảo cho lãnh đạo địa phương chỉ đạo ngược lại các ngành chuyên môn, giải quyết từng vấn đề tồn tại, hạn chế của ngành nông nghiệp. Tôi lấy ví dụ, khi bài báo “Mỏi mòn chờ đợi gói hỗ trợ 9.000 tỷ cho cá tra!” (số ra ngày 20/9/2012) được đăng tải, rất nhiều nông dân điện thoại tới Chi cục hỏi chi tiết về gói hỗ trợ này, họ nói nếu báo không đăng thì họ không thể nào biết được. Lãnh đạo tỉnh sau đó cũng đã có tờ trình kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm giải ngân hỗ trợ nông dân.
Báo in địa phƣơng đã tận dụng tốt ƣu thế của mình, phát hiện ra vấn đề của ngành nông nghiệp để có những loạt bài phân tích, đánh giá xác đáng. Báo Vĩnh Long (số ra ngày 31/10/2012) có bài “Sổng hàng trăm tấn cá, thiệt hại trên 4 tỷ
55
đồng”, đƣa thông tin về vụ sạt lở đất ở xã An Bình, huyện Long Hồ. Bài báo dẫn
chứng: Anh Đức bức xúc: “Tại xáng cạp nó cạp vô quá gần bè cá. Chúng tôi đã nhiều lần báo với chính quyề địa phương. Nhưng đâu lại vào đó, ban ngày xáng cạp dời ra, đêm lại vô gần bờ”.
Đó chỉ là phán đoán chủ quan của nông dân. Nhƣng từ thông tin này, lãnh đạo tỉnh và các nhà khoa học đã vào cuộc, trực tiếp khảo sát hiện trƣờng vụ sạt lở.
“Khẩn trương tìm nguyên nhân gây sạt lở” – đó là chỉ đạo của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. Đồng thời chỉ đạo ngân hàng cần có chính sách ưu tiên, giãn thời gian trả nợ cho các hộ bị thiệt hại (Báo Vĩnh Long, số ra ngày 2/11/2012).
Sự tác động của báo in tới lãnh đạo nông nghiệp địa phương hoặc ngành nông nghiệp có thể đơn cử như các bài viết về dịch heo tai xanh, việc nhập và nuôi rùa tai đỏ - một cá thể nguy hiểm cho thủy sản địa phương… và đã kịp thời giúp
cho cơ quan quản lý phát hiện cũng như có biện pháp giải quyết ngay (bà Lê Ngọc
Thúy – Trƣởng phòng phóng viên Báo Vĩnh Long).
Rõ ràng, từ thông tin trên báo đã có tác động đến lãnh đạo địa phƣơng. Hơn nữa, qua báo chí, lãnh đạo tỉnh cũng có thể biết đƣợc đang có chƣơng trình, dự án gì hỗ trợ cho nông dân hay không.
Ông Nguyễn Hữu An – Chi cục trƣởng Chi cục BVTV An Giang, cho biết:
Qua báo An Giang, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành nắm được ngành nông nghiệp truyền đạt gì cho nông dân, chuyển đổi mùa vụ ra sao, ứng dụng công nghệ sinh học như thế nào. Lãnh đạo hiểu được chủ trương, chính sách của Bộ Nông nghiệp, từ đó có sự chỉ đạo sát sao hơn. Từ thông tin trên báo về giá cả nông sản bấp bênh, vì sao nông dân sử dụng giống IR 50404 quá nhiều, Hội đồng nhân dân tỉnh, đặt ngược vấn đề với ngành chuyên môn “vì sao như vậy?”, bắt buộc ngành nông nghiệp phải có giải trình thật cụ thể.
Rõ ràng báo in địa phƣơng đóng một vai trò hết sức lớn, là kênh tham mƣu quan trọng cho lãnh đạo tỉnh trong điều hành, hoạch định chính sách của mỗi địa phƣơng đối với phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất
56
và tìm đầu ra cho khoai lang đang là chuyện “nóng” của vùng khoai Bình Tân (Vĩnh Long). Báo Vĩnh Long liên tục đƣa tin, bài về khoai lang, đƣa ra phân tích:
Do diện tích tăng kéo sản lượng tăng theo, trong khi nhu cầu có hạn nên khoai lang rớt giá thảm dẫn đến nhiều người thua lỗ nặng. Khoai tím Nhật từ mức 1 triệu đồng/tạ (60kg) năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, nay chỉ còn từ 200.000- 220.000 đồng/tạ nhưng rất khó bán. Hiện chưa có doanh nghiệp nào của Việt Nam tham gia xuất khẩu khoai lang tím Nhật mà chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Khoai lang chưa có thương hiệu, nhiều thương lái Trung Quốc thu mua sau đó đóng gói nhãn mác hoàn toàn của Trung Quốc nên người nông dân thua thiệt. Chính quyền cảnh báo từ nhiều năm trước nhưng người dân không nghe; nhiều hộ ùn ùn ban vườn, bỏ lúa lên liếp trồng khoai; đến khi khoai rớt giá, vỡ lẽ ra thì đã muộn! (Báo Vĩnh Long, số ra ngày 17/7/2012).
Từ thực trạng này, UBND tỉnh Vĩnh Long trong năm 2012 đã triệu tập nhiều cuộc họp bàn giải pháp cấp bách tiêu thụ khoai lang và kịp thời ra văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh khuyến cáo nông dân không nên mở rộng diện tích khoai lang tràn lan; tập trung hƣớng dẫn kỹ thuật, chuyển đổi giống để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.
Đối với lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phƣơng, báo in cũng là tài liệu tham khảo hữu dụng. Ông Nguyễn Văn Lil – Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân, Vĩnh Long), cho biết:
Khi chúng tôi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, khuyến cáo người dân sử dụng giải pháp công nghệ sinh học mới, dẫn chứng Báo Vĩnh Long nói người dân chịu liền. Từ bài báo “Ruộng lúa bờ hoa – đẹp ruộng lợi nhà”, tui xách tờ báo xuống vận động nông dân làm theo, bà con đọc báo thấy có lợi đồng ý cái rụp. Vụ Đông Xuân tới, xã sẽ triển khai thí điểm với diện tích 15ha ở ấp Hòa Thuận.
Đây cũng là ý kiến của nhiều cán bộ nông nghiệp địa phƣơng mà chúng tôi phỏng vấn. Ông Nguyễn Văn Kề - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long, cho biết: Từ những thông tin nông nghiệp trên Báo Vĩnh Long tụi tui có thể tuyên truyền lại cho bà con trong những cuộc họp của hội nông dân.
57
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, thông qua báo địa phƣơng, cấp dƣới nắm bắt những chủ trƣơng, chính sách chỉ đạo từ cấp trên xuống; còn cấp trên có thể biết đƣợc những chính sách đó đƣợc hấp thụ tới đâu. Vì thế, không chỉ tuyên truyền, mà báo in còn tiếp nhận phản hồi từ cơ sở tham mƣu cho cấp trên và ngƣợc lại.
Ông Nguyễn Hữu An – Chi cục trƣởng Chi cục BVTV An Giang, nêu thực
tế: Hiện cán bộ nông nghiệp, lãnh đạo địa phương từ huyện tới xã, ấp khi mở hội
thảo ở hội trường, tập huấn đầu bờ lấy báo làm tài liệu tham khảo để tăng sức thuyết phục bà con nông dân.
Đây là tín hiệu rất đáng mừng cho báo in địa phƣơng, đã có thêm một sức sống mới, lan truyền rộng rãi và lâu dài hơn. Tác động một cách thiết thực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những phản hồi tích cực, vẫn còn những vấn đề tồn tại. Qua câu hỏi phỏng vấn Báo in địa phương chưa làm được gì, chúng tôi nhận đƣợc phản hồi vô cùng xác đáng.
2.3.3 Những việc báo in địa phƣơng chƣa làm đƣợc
Bảng 2.2: Tỷ lệ tin, bài về NN-ND-NT có tƣ vấn - chỉ dẫn; dự báo tình hình sâu bệnh, giá cả thị trƣờng; tiến bộ KHKT mới
Báo Số tin, bài NN-ND-NT 2011 Tƣ vấn, chỉ dẫn Dự báo KHKT Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ An Giang 2984 342 11,4% 96 3,21% 320 10,72% Đồng Tháp 859 37 4,3% 51 5,9% 40 4,65% Vĩnh Long 2567 259 10,08% 397 15,46% 194 7,55% Tới 90% nông dân khi đƣợc hỏi báo in địa phương cần làm gì? Đã kiến nghị: nên đưa nhiều thông tin tình hình giá cả thị trường nông sản; Cách phòng trị
58
dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng; Những tiến bộ KHKT để nông dân học hỏi, áp
dụng. Tuy nhiên, qua số liệu bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ tin, bài đáp ứng nhu cầu nông
dân của báo in rất thấp.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh – Viện trƣởng Viện Lúa ĐBSCL, nhận định:
Vùng ĐBSCL là vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, nhưng báo in địa phương chưa đi sâu vào phân tích nhiều vấn đề đang đặt ra khá bức bách của vùng. Ví dụ, vừa qua Trung ương ban hành nghị quyết 26-NQ/TW (5/8/2008) về NN-ND- NT. Tuy nhiên thực tế ở vùng ĐBSCL chưa được đầu tư tương xứng. Báo in địa phương cần phân tích, xoáy sâu vào những lĩnh vực cụ thể để các cơ quan quản lý Nhà nước nhận thấy và có chính sách đầu tư tương thích. Chẳng hạn như đề án liên kết vùng ĐBSCL với 5 dự án thực hiện Nghị quyết về “Tam nông” nhưng đến nay chưa làm được. Vì sao phần nhiều nông dân sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL còn nghèo? Chúng ta nhận thấy có nhiều chính sách của Trung ương đưa ra phù hợp, kịp thời, như Quyết định 63/2010/QĐ-TTg (ngày 15/10/2010) của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Báo in nên tiếp tục đi sâu vào phản ánh thực tiễn nông dân có tiếp cận được nguồn vốn vay và thụ hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ không?
Đó cũng là điều công chúng chờ đợi, nhƣng báo in địa phƣơng chƣa làm cho họ đƣợc thỏa mãn. Cụ thể là:
- Nông dân đọc báo để học hỏi kinh nghiệm làm ăn, kỹ thật chăn nuôi, trồng trọt, nhƣng thông tin trên báo không cụ thể, không sát thực tế đời sống, bao quát các lĩnh vực sản xuất của nông dân. Báo “dọn ra” cái mình có trên trang báo, chứ chƣa đáp ứng những gì mà công chúng cần. “Tụi tui cần hướng dẫn trị bệnh chổi rồng trên nhãn, sao Báo Vĩnh Long không chỉ cách làm hiệu quả. Ở đây ai cũng làm đủ
cách, xịt dầu hôi, nước rửa chén, chặt trụi cả cây… mà hổng ăn thua” (ông Nguyễn
Văn Minh, Chủ tịch Hội nông dân xã Đồng Phú, Long Hồ, Vĩnh Long). “Tui ở An Giang cũng có nuôi heo, trâu, bò, mình cần biết cách phòng tránh bệnh heo tai xanh, lở mồm long móng nhiều chứ. Tui tìm đỏ con mắt trên báo cũng hổng có
59
Bảo Trị (phóng viên Báo Nhân Dân) nhận xét: Chủ đề của Báo An Giang chưa rộng, chủ yếu xoay quanh con cá, cây lúa. Nhà nông cũng cần biết thông tin về tài chính tín dụng, đặc biệt thông tin dự báo thị trường rất cần thiết. Nhưng khi đưa tin về thị trường lúa gạo của cả vùng ĐBSCL nhưng chỉ loay hoay ở địa bàn mình, thì chưa thể nói mang tính của toàn vùng.
- Báo chƣa thật sự bảo vệ ngƣời nông dân. Ý kiến của nhiều nông dân đã cho