Phƣơng thức tác động của báo in để phát huy vai trò trong phát triển nông

Một phần của tài liệu Báo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 37)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Phƣơng thức tác động của báo in để phát huy vai trò trong phát triển nông

nghiệp ở ĐBSCL

2.2.1 Kết cấu và hình thức các chuyên trang, chuyên mục (*) Báo An Giang

- Chuyên trang Cùng nông dân ra đồng (trang 3): xuất hiện đều đặn trên mỗi kỳ báo,thực hiện với sự tài trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang

38

và Công ty BVTV An Giang. Kết cấu chuyên trang gồm: bài viết chính về nông nghiệp kèm ảnh, chuyên mục khuyến nông, bên cạnh thông báo lịch cúp điện, mục mua sắm. Nhƣng từ số tân niên 8/2/2012, chuyên trang có thêm tin vắn (2-3 tin) và loại bỏ các mục không liên quan đến nông nghiệp. Từ đây, chuyên trang tập trung chuyên sâu đề tài nông nghiệp. Bài chính thƣờng chiếm khoảng ½ trang, từ 700 – 900 chữ, nội dung phản ánh đời sống sản xuất của nông dân, thông tin phong phú và đa dạng về nông nghiệp, thƣờng có 1 ảnh minh họa. Các chuyên mục:

+ Tin vắn: về mùa vụ, tình hình sản xuất ở các địa phƣơng trong tỉnh, mô hình làm ăn hiệu quả… trình bày dọc góc trái.

+ Khuyến nông: chiếm hơn ¼ trang, cố định ở góc phải cuối trang, đóng vai trò tƣ vấn, chỉ dẫn, khuyến cáo nông dân, nội dung thƣờng gắn với mùa vụ, tình hình sản xuất của nông dân, với sự xuất hiện thƣờng xuyên của các kỹ sƣ, chuyên gia ngành nông nghiệp. Chuyên mục này thƣờng do đơn vị tài trợ thực hiện. Đôi khi còn lồng ghép giới thiệu những sản phẩm thuốc BVTV của doanh nghiệp. Chuyên mục là cẩm nang hữu ích cho nông dân, bám sát tình hình sản xuất, những vấn đề phát sinh trong sản xuất để kịp thời tƣ vấn, hƣớng dẫn, khuyến cáo. Có thể coi đây là diễn đàn để nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

- Chuyên trang Phát triển cánh đồng mẫu lớn (trang 4): ra ngày thứ hai hàng tuần, do Công ty Ngọc Tùng tài trợ. Chuyên trang thƣờng chỉ có 1 bài viết chính và 1 ảnh minh họa nằm ở ½ trang trên, còn ½ trang dƣới đăng phần tiếp theo của các tin, bài trang 1. Nội dung các bài viết chủ yếu quảng bá cho hoạt động liên kết của doanh nghiệp với nông dân thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”.

- Chuyên trang Phát triển nông – thủy sản (trang 4): ra ngày thứ sáu hàng tuần với sự tài trợ của Công ty Việt An (Anvifish). Thƣờng chỉ có một bài báo kèm 1 – 2 ảnh chiếm ½ trang trên, ½ trang dƣới đăng phần tiếp theo các tin, bài trang 1. Nội dung về sản xuất nông – thủy sản, về phƣơng thức canh tác mới, giống cây trồng, vật nuôi… có tính định hƣớng, dự báo.

- Ngoài ra, thông tin nông nghiệp còn đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức. Tỷ suất tin, bài liên quan đến nông nghiệp rất cao so các nội dung khác.

39

(*) Báo Đồng Tháp

Trong 3 tờ báo chúng tôi khảo sát, Báo Đồng Tháp là tờ báo không có các chuyên trang về nông nghiệp.

Mảng đề tài NN-ND-NT đƣợc khai thác ở nhiều lĩnh vực: kinh tế hợp tác, cơ giới hóa sản xuất, nông dân sản xuất giỏi, tình hình sản xuất… Nhƣng đƣợc gộp chung vào chuyên trang Kinh tế với: công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, ngân hàng… nên các bài viết chuyên sâu về nông nghiệp rất hiếm. Tin, bài về nông nghiệp thƣờng đƣợc đăng tải rải rác ở nhiều trang khác nhau.

Chuyên trang Kinh tế thƣờng có từ 2 – 3 bài, 500 – 700 chữ, có 2 – 4 ảnh, với kích cỡ nhỏ và không có tin. Chuyên trang này ra ngày thứ hai hàng tuần có chuyên mục Tam nông. Tuy nhiên, chuyên mục này không tập trung nội dung về NN-ND- NT, mà có cả nội dung “hàng Việt về nông thôn”, “chống hàng gian, hàng giả”… Từ ngày 20/5/2012, báo cho ra mắt chuyên trang Xây dựng nông thôn mới,

ra ngày thứ hai hàng tuần ở trang 8, là chuyên trang về nông nghiệp – nông thôn đầu tiên trên Báo Đồng Tháp. Chuyên trang phản ánh bộ mặt nông thôn ngày nay, với những nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, các đoàn thể và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới; những phƣơng thức sản xuất mới, đặc biệt là khuyến khích nông dân xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”, liên kết sản xuất... Thƣờng có 2 - 3 bài kèm ảnh, chia đều trên trang báo. Không có tin hay chuyên mục nào khác xuất hiện ở chuyên trang này.

Các chuyên mục nhƣ: Chuyện nông thôn ra ngày thứ tƣ hàng tuần (trang 8), Chuyên mục Kinh nghiệm làm ăn (trang 7) xuất hiện từ ngày 23/5/2012, nội dung bao quát mọi mặt đời sống ở nông thôn. Do không có chuyên trang về nông nghiệp, những chuyên mục này nằm rải rác và không gây đƣợc chú ý.

Theo nhận xét của chúng tôi, việc bố trí chuyên trang, chuyên mục trên báo Đồng Tháp không hợp lý, là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, có sản lƣợng lúa lớn ở khu vực ĐBSCL, chăn nuôi thủy sản rất phát triển nhƣng không có chuyên trang nông nghiệp là một hạn chế của tờ báo. Tờ báo chƣa đi sâu vào NN-ND-NT, chƣa làm tốt chức năng tham mƣu cho lãnh đạo một tỉnh thuần nông.

40

(*) Báo Vĩnh Long

Chuyên trang Nông nghiệp (trang 9): ra định kỳ vào thứ ba hàng tuần, thƣờng có 1 bài 700 – 900 chữ kèm ảnh minh họa, bố trí khoảng ½ trang, ½ trang còn lại là các chuyên mục và có từ 1 – 2 tin về tình hình sản xuất nông nghiệp. Số báo ra ngày thứ ba cũng là số chủ đề nông nghiệp, nên ngoài bài “đinh”, còn có nhiều tin, bài liên quan đến nông nghiệp xuất hiện. Nội dung bài viết rất đa dạng, không chỉ phản ánh tình hình thời sự sản xuất, mà còn có nhiều bài viết đi sâu phân tích, đánh giá những vấn đề phát sinh của ngành nông nghiệp. Ngoài còn có các chuyên mục nhỏ:

+ Nhà nông tìm hiểu: xuất hiện đều đặn theo hình thức hỏi đáp, khoảng 300 chữ. Giải đáp thắc mắc của nông dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch hại, cây – con giống, lịch mùa vụ,…

+ Chuyện làm ăn: Giới thiệu mô hình, cách làm ăn hiệu quả của nông dân. Thƣờng đƣợc viết ngắn khoảng 200 chữ. Nhƣng xuất hiện không thƣờng xuyên.

- Chuyên trang Nông thôn mới (trang 5): ra ngày thứ tƣ hàng tuần, nội dung tuyên truyền vận động cho chính sách “Tam nông” xây dựng nông thôn mới. Cấu trúc khá giống chuyên trang Nông nghiệp với 1 bài chính (khoảng 800 chữ, có 1 – 2 ảnh), 1 – 2 tin về tam nông và chuyên mục Câu chuyên nông thôn.

+ Câu chuyện nông thôn: khá thú vị với lối viết dí dỏm, khoảng 400 chữ. Ngôn ngữ gần gũi đời thƣờng, nội dung nói về chuyện xóm ấp, đối nhân xử thế của ngƣời nông dân. Phê bình lối tƣ duy làm ăn cũ nhẹ nhàng mà sâu sắc.

- Chuyên trang Khuyến nông và thị trƣờng (trang 9), ra ngày thứ tƣ hàng tuần với sự tài trợ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Vĩnh Long. Nội dung thông tin đăng tải trên báo giúp cho địa phƣơng có cơ sở dữ liệu về thông tin khuyến nông, thị trƣờng, kịp thời chỉ đạo sản xuất. Chuyên trang chỉ xuất hiện trong năm 2011.

- Bên cạnh các chuyên trang, chuyên mục cố định, các tin, bài về tam nông cũng thƣờng xuyên góp mặt ở nhiều chuyên trang, chuyên mục khác của tờ báo với những góc tiếp cận đa chiều về tam nông.

Tóm lại, qua việc xây dựng và kết cấu chuyên trang, chuyên mục các tờ báo

41

cực đó, không chỉ phát huy thế mạnh của tờ báo đóng góp cho phát triển nông nghiệp, mà còn từng bƣớc đi sâu từng lĩnh vực nông nghiệp nhƣ: phục vụ nông dân làm lúa, nuôi trồng nông – thủy sản, xây dựng nông thôn mới.

2.2.2 Các thể loại báo chí đƣợc sử dụng 2.2.2.1 Tin

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đối với mảng đề tài nông nghiệp, tin là một thể loại đƣợc sử dụng rất phổ biến. Các báo đều dành trang Thời sự (trang 2) để đƣa những thông tin thời sự chính, quan trọng diễn ra tại địa phƣơng và tin nông nghiệp thƣờng xuyên có mặt. Tin nông nghiệp trên nhiều số báo còn là tin hàng đầu xuất hiện ở trang 1. Tính thời sự luôn là đặc trƣng nổi bật, cũng là thế mạnh của tin trong hệ thống báo chí. Trong nông nghiệp, tin thƣờng đƣợc dùng để phản ánh tình hình sản xuất, giá cả hàng hóa nông sản; thông tin thời tiết, dự báo sâu bệnh; khuyến cáo giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao.

Trên Báo Vĩnh Long, số 2719, ra ngày 1/2/2012, có tin “Nhiều giống lúa cực sớm có triển vọng”, thông tin:

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long đưa vào gieo sạ 13 giống lúa mới cực sớm (90 – 94 ngày) và 2 giống đối chứng tại 4 huyện Tam Bình, Trà Ôn, Long Hồ, Vũng Liêm. Các giống lúa này thể hiện được nhiều tính trạng vượt trội như ngắn ngày, năng suất cao, kháng nhiều sâu bệnh và ít lem lép hạt. Đặc biệt, các giống OM 10423 và IR 73328 phù hợp vụ Thu Đông. Riêng các giống OM 7260, OM 6904, OM 8928, OM 10417 và OM 6907 đạt năng suất cao, thích nghi tại Vĩnh Long.

Hay tin “ĐBSCL: Giá lúa gạo tăng” (Báo An Giang, ngày 15/5/2012):

Hiện giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL tăng 100 – 200 đồng/kg so với tháng trước. Giá lúa IR 50404 và nhiều loại lúa thường đã sấy khô có giá 5.300 – 5.400 đồng/kg; lúa hạt dài 5.500 – 5.700 đồng/kg. Hiện giá gạo lứt nguyên liệu xuất khẩu làm thành gạo 5% tấm đang được nhiều doanh nghiệp thu mua ở mức 7.100 – 7.200 đồng/kg, gạo lứt làm thành gạo 15% tấm và 25% tấm 6.800 – 7.050 đồng/kg. Dù gần đây giá gạo xuất khẩu có nhích lên, nhưng giá lúa

42

gạo trong nước không tăng do doanh nghiệp thu mua lúa gạo không còn mạnh, vì doanh nghiệp đã đầy kho và tập trung xuất hàng.

Những tin dạng này không chỉ cung cấp thông tin cho nông dân, ngành nông nghiệp, mà còn đƣa ra khuyến cáo, dự báo, giúp ngƣời sản xuất lúa cân nhắc lựa chọn giống lúa phù hợp, cũng nhƣ chọn thời điểm bán lúa ra hay tạm trữ chờ khi giá lên mới bán. Đây cũng là đặc thù của tin nông nghiệp. Đƣa tin gần gũi cuộc sống, cập nhật tình hình sản xuất, giá cả thị trƣờng.

Trên các tờ báo, tin nông nghiệp ở trang 2 phân biệt với tin ở các chuyên trang về nông nghiệp khác là: tin trang 2 có tính bao quát cao, có tính định hƣớng, tổng kết các mô hình chứ không cụ thể từng địa phƣơng, từng mô hình. Ví dụ, trên Báo An Giang ra ngày 18/6/2011, trang Thời sự có các tin: “Sản xuất nông nghiệp

trước nguy cơ thiếu nước”, “Giá cá tra tăng, người nuôi vẫn lo”. Phân biệt với tin

ở chuyên trang nông nghiệp: Châu Phú: trên 100ha bị nhiễm rầy nâu”, “Tịnh Biên: Mở lớp tập huấn “1 phải. 5 giảm” cho 30 nông dân”, “Hội nông dân xã

Thạnh Mỹ Tây: Nhiều mô hình mới sản xuất hiệu quả”.

Cách viết tin nông nghiệp trên các tờ báo ngày càng cải tiến theo hƣớng ngắn gọn (thƣờng khoảng 150 – 200 chữ), dễ hiểu, hàm lƣợng thông tin cao. Đặc biệt cách đặt tít cho tin gây chú ý, ngƣời đọc có thể nắm bắt ngay nội dung chính của bản tin và dẫn dắt họ vào thông tin chi tiết. Ví dụ trên Báo Vĩnh Long ra ngày 25/1/2011, có các tin: “Trồng bưởi năm roi theo mô hình GlobalGap được bao tiêu”, “Cảnh giác sâu, bệnh gây hại lúa Đông Xuân thời điểm giáp Tết”, “Chuột

đồng hoành hành trên lúa Đông Xuân”. Còn trên Báo Đồng Tháp (ngày

29/6/2012)“Sợ lũ lớn, nhiều nông dân không sạ lúa Thu Đông”.

Tin nông nghiệp chiếm tỷ suất cao trên mỗi kỳ báo, qua khảo sát của chúng tôi, bình quân Báo An Giang có từ 3 - 6 tin về nông nghiệp, Báo Vĩnh Long 1 - 3 tin và Báo Đồng Tháp 1 tin. Chẳng hạn, trên Báo Vĩnh Long ngày 27/4/2012, có đến 3 tin nông nghiệp cùng góp mặt ở trang 2 là: “21.000 ha đất lúa bị ảnh hưởng do khô hạn”, “Chất lượng cá giống giảm, hao hụt 30 – 40%”, “Khoai lang tím Nhật rớt giá mạnh”.

43

Thể loại tin cũng cho thấy sự sâu sát, khai thác từng đề tài nông nghiệp một cách triệt để trên báo in. Từng vấn đề, vụ việc phát sinh đƣợc khai thác tối đa từ nguyên nhân, diễn biến đến kết quả. Đặc biệt, trên các tờ báo, đƣa rất nhiều thông tin về hiệu quả sản xuất theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, góp phần thúc đẩy mô hình này không ngừng phát triển, nhân rộng ra khắp khu vực ĐBSCL và cả nƣớc.

2.2.2.2 Bài phản ánh

Bài phản ánh về nông nghiệp xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm báo in. Đây là thể loại đƣợc sử dụng nhiều nhất đối với mảng đề tài viết về nông nghiệp. Khi có nguồn tin, phóng viên thƣờng đƣa tin trƣớc rồi sau đó mới viết bài báo chuyên sâu, có đánh giá, bình luận, phân tích. Ƣu thế của thể loại này là ngắn gọn, trình bày mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, chính vì vậy mà nó phù hợp với các vấn đề viết về nông nghiệp.

Ví dụ, ngay trong sa-pô của bài “Thủy sản chuẩn toàn cầu” (Báo Vĩnh Long, ngày 9/10/2012) đã nhận định: Chưa tròn năm, một ngành có đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn là sản xuất và nuôi trồng thủy sản lần lượt đón nhận 2 chứng nhận GlobalGAP. Với tiêu chuẩn toàn cầu này, thủy sản Vĩnh Long đã có thể tự tin thâm nhập các kênh phân phối khó tính nhất của thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lĩnh vực này cũng cảnh báo: Được cấp chứng nhận GlobalGAP đã là chuyện

khó nhưng giữ được lâu dài hay không là chuyện càng khó hơn.

Mào đầu của một bài báo nông nghiệp nhƣ thế này xuất hiện trên báo in ngày càng nhiều, nó đi thẳng vào vấn đề cần nói và đặt ra một vấn đề khác, buộc độc giả phải tiếp tục đọc tiếp nội dung chi tiết. Do hạn chế số lƣợng chữ, nên mỗi bài báo đều cô đọng, không dàn trải. Trong bài “Hiệu quả từ mô hình vườn, chuồng, ruộng, màu (Báo An Giang, ngày 11/6/2012), tác giả đã đƣa chứng minh cho hiệu quả

ngay từ sa-pô: “Được Hội Nông dân và ngành khuyến nông địa phương tạo điều kiện đi tham quan học tập nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, tôi mạnh dạn chuyển đổi theo mô hình vườn – chuồng – ruộng – màu và kết quả đạt được ngoài mong đợi”, nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi cấp tỉnh và trung ương Hồ Tấn Phong,

44

Bài phản ánh có độ dài ngắn khác nhau, tùy nội dung bài viết, thƣờng khoảng 400 - 900 chữ. Bình quân, mỗi tuần Báo An Giang có từ 5–7 bài báo về NN-ND-NT, Báo Đồng Tháp 1–2 bài và Báo Vĩnh Long 3–5 bài. Khi có những vấn đề thời sự về tam nông, ngoài bài viết ở các chuyên trang, thì bài báo về tam nông còn góp mặt ở các trang khác. Đơn cử số báo 3746, thứ hai ngày 20/6/2012, ở trang 1 có bài “Bất an với giá lúa”, chuyên trang Cùng nông dân ra đồng có bài báo

“Tổ hợp tác sản xuất được củng cố, phát triển”, chuyên trang Cánh đồng mẫu lớn

có bài “Chương trình Cho lúa thêm bông: Giúp gia đình anh Thơi vượt khó”,

chuyên mục Cuộc sống quanh ta có bài “Khá lên nhờ mô hình đa canh”. Chỉ trên 1 số báo đã có 4 bài về nông nghiệp.

Tƣơng tự, trên Báo Vĩnh Long, thƣờng xuyên có vài bài báo về nông nghiệp xuất hiện trên cùng số báo. Ví dụ, số báo 2898, ra thứ ba, ngày 9/10/2012, có đến 3 bài báo chính về nông nghiệp. Ở trang 1 có bài “Thận trọng khi nhân rộng “đường

không xương” ở nông thôn”,chuyên trang Kinh tế có bài “Bài toán sản xuất - tiêu

thụ nông sản vẫn nan giải”, chuyên trang Nông nghiệp có bài “Thủy sản chuẩn

toàn cầu” và chuyên mục thƣờng kỳ.

Sự xuất hiện đồng thời các bài báo về nông nghiệp trên cùng một số báo tạo

Một phần của tài liệu Báo in địa phương với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)