- Một số nguyên nhân khác
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, nơi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu nó có một chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào ngân hàng mà không bị mất giá. Hơn nữa với chính sách tiền tệ ổn định các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong điều hành kinh doanh của mình. Do vậy Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách chế độ hợp lý đối với các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn hiện tại các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát triển được các ngân hàng thương mại phải cố gắng không ngừng trong các chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ, là cơ quan quản lý các ngân hàng thương mại, cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng các chế độ quản lý đối với các ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ ngân hàng, có chính sách đào tạo nhân viên có năng lực, cử cán bộ nghiệp vụ đi thăm quan các ngân hàng bạn trong khu vực và trên Thế giới... , để các ngân hàng thương mại có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà các nước trên thế giới đang làm và đặc biệt là tham gia vào thị trường chứng khoán - một loại hình kinh doanh mới mà Ngân hàng Nhà nước đang triển khai, đưa vào sử dụng từ đó nâng cao khả năng phục vụ của chi nhánh.
KẾT LUẬN
Mỗi nền kinh tế vận hành và phát triển đều dựa trên các yêu tố sản xuất bao gồm lao động, vốn, đất đai và công nghệ, công tác quản lý; trong đó, vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong cơ chế thị trường, tiền tệ trở thành nguồn vốn quan trọng nhất bởi các quan hệ kinh tế lúc này đã được tiền tệ hoá. Nguồn tiền tệ có thể có từ nước ngoài nhưng laị vấp phải vấn đề cạnh tranh với các nước khác, nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc và để lại gánh nặng nợ cho tương lai. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước đã chủ trương “ phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Và một trong những biện pháp tăng cường khai thác triệt để nguồn vốn trong nước và tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư của các NHTM, tăng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát huy thế mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các thành phần kinh tế, Chi nhánh cũng cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, để Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển.
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tăng cường huy động vốn đối với sự phát triển của NHTM nói chung và của Chi nhánh BIDV Tây Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Do đó, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các anh chị tại Chi nhánh, để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn và phát huy được hiệu quả thiết thực.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo giảng viên- PGS.TS: Phan Thị Thu Hà và các bạn tại phòng giao dịch Nguyên Hồng - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên: ...
Chức vụ: ...
Nhận xét chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên: Vũ Văn Công Lớp: TC412068. Khoa: Tài chính Ngân hàng Đề tài: “Tăng cường Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội”. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...