Thực trạng tăng cường huy động vốn tại chi nhánh BIDV THN

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 30)

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh BIDV Tây Hà Nội rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Chi nhánh đã tích cực huy động vốn tại chỗ, mở rộng mạng lưới huy động tới khắp các địa bàn dân cư, đa dạng hoá các hình thức huy động, áp dụng các hình thức nhằm đưa nguồn vốn tăng nhanh. Huy động vốn của chi nhánh năm 2011 tiếp tục tăng trưởng theo hướng ổn định, phát triển bền vững.

Huy động vốn cuối kỳ đạt 2550 tỷ đồng, đạt 104,9% kế hoạch được giao, và tăng 24,3% so với năm 2010 (tăng 500 tỷ đồng), cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống, trong đó chủ yếu là tăng trưởng từ khu vực dân cư (chiếm xấp xỉ 50%

tổng nguồn HĐV), và các định chế tài chính (chiếm 30% tổng nguồn vốn).

Trong công tác huy động vốn, các đơn vị thể hiện tinh thần quyết tâm cao, sáng tạo, năng động, đạt kế hoạch được giao, đóng góp vào quy mô huy động vốn chung của toàn hệ thống. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Huy động vốn của Chi nhánh những năm qua như sau:

• Phân loại theo đối tượng huy động vốn:

Bảng 2.1 : Các hình thức huy động vốn tại BIDV CN Tây Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % So với năm 2010 Số tiền Tỷ trọng % So với năm 2011 ST Tỉ lệ % ST Tỉ lệ % Nguồn vốn huy động 2050 100 2550 100 500 124.3 2836100.00 286 111.22 - Huy động vốn cuối kỳ từ ĐCTC 331 16.15 750 29.41 419 226.59 765 26.97 15 102.00 - Huy động vốn cuối kỳ từ doanh nghiệp 860 41.95 556 21.80 -304 64.65 455 16.04 -101 81.83 - Huy động vốn cuối kỳ từ cá nhân 859 41.90 1244 48.79 385 144.82 1616 56.98 372 129.90 + Tiền gửi 700 81.49 923 74.2 223 131.86 1231 43.41 308 133.37 +Chứng chỉ tiền gửi 159 18.51 321 25.8 162 201.89 385 13.58 64 119.94

( Nguồn : BIDV Tây Hà Nội)

Xét theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn tăng trưởng tập trung ở đối tượng khách hàng dân cư, riêng đối tượng khách hàng doanh nghiệp có sự sụt giảm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi trong năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội trải qua nhiều biến động thử thách: lãi suất, giá vàng, giá bất động sản…. hều hết đều giảm giá, chỉ có bộ phận nhỏ các hang hóa tiêu dùng trên thị trường tăng nhẹ. Cũng trong năm vừa qua, các doanh nghiệp đa số làm ăn không được tốt, nhiều doanh nghiệp phải phá sản vì đầu tư quá nhiều vào tích lũy vàng bất động sản, nên lượng tiền huy động vốn của doanh nghiệp giảm mạnh. Người dân thì không còn mặn mà với các khoản đầu tư khác như vàng và bất động sản nên tập chung gửi tiết kiệm cá nhân nhiều hơn.

nước thắt chặt chi tiêu, hạn chế cho vay, giảm lãi suất huy động nhằm tránh lạm phát. Các Ngân hàng trong và ngoài quốc doanh đều phải áp dụng mức lãi suất huy động theo lãi suất “trần”và có những biện pháp xử lý rất mạnh tay đối với các Ngân hang vi phạm quy định này. Do đó, hầu hết các NHTM nhà nước, Ngân hàng TMCP đều áp dụng mức huy động giống nhau nên người dân cũng dễ dàng gửi tiền hơn mà không phải lo lắng về lượng tiền gửi của mình có bị thiệt khi gửi vào một ngân hang không. Điều này phần nào cũng khuyến khích người dân tăng cường tích lũy tài sản bằng cách gửi tiết kiệm.

Cụ thể:

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của BIDV THN giai đoạn 2010 -2012

- Huy động vốn khách hàng cá nhân đạt 1616 tỷ năm 2012, chiếm 56,98 % vốn huy động, tăng trưởng 29,9% so với năm trước (tăng 372 tỷ).

Nguyên nhân là do dân cư khi có tiền nhàn rỗi thì gửi ngân hàng là biện pháp an toàn nhất, bên cạnh đó Chi nhánh đã triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm dài hạn, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang,… cùng với đó là những chương trình khuyến mãi kèm theo quà tặng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn. Huy động vốn cá nhân của chi nhánh các năm qua luôn có sự tăng trưởng

tốt, tuy nhiên còn tập trung chủ yếu vào các khách hàng lớn. Trong tiền gửi của dân cư thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (hơn 80%) tạo cho nguồn vốn chi nhánh có tính chất ổn định cao do đó việc sử dụng vốn để cho vay rất hiệu quả. Chính nhờ tính chất ổn định cao trong tổng nguồn vốn huy động này mà mặc dù nguồn vốn huy động trung và dài hạn hầu như rất nhỏ song chi nhánh đã thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài và ngắn hạn quay vòng thành dài hạn nên vẫn tiến hành cho vay trung và dài hạn được.

Đây là nguồn vốn ổn định, có tiềm năng dồi dào với các ngân hàng. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã thành lập một mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại những khu vực đông dân cư. Hơn nữa, để có được kết quả như vậy một phần thông qua công tác tiếp thị, phân đoạn, chăm sóc khách hàng, đặc biệt là việc chú trọng chăm sóc các khách hàng VIP đã mang lại hiệu quả cao. Đồng thời chi nhánh xây dựng và luôn duy trì hệ thống các chính sách ưu đãi đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định bằng các công cụ như lãi suất linh hoạt theo tình hình thị trường, các chương trình khuyến mại và quà tặng hấp dẫn, tổ chức huy động tại các nơi chi trả đền bù (thường là trụ sở UBND) bài bản, linh hoạt, cơ động...

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã triển khai quyết liệt và chỉ đạo sát sao quá trình thực hiện các chương trình, sản phẩm huy động vốn do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành, tận dụng tối đa và áp dụng linh hoạt các chương trình khuếch trương, khuyến mãi, dự thưởng của Trung ương vào điều kiện cụ thể từng khu vực huy động vốn, đối tượng khách hàng của Chi nhánh.

- Huy động vốn từ các định chế tài chính đạt 765 tỷ, chiếm 26.97% vốn huy động, gần như không tăng trưởng so với năm trước, và không tạo được đột phá lớn như các năm trước. Nguyên nhân của sự cân bằng này do các định chế tài chính chủ yếu tập chung vào một số khách hàng lớn, lâu năm, có mối quan hệ rộng (Đa phần là các tổ chức chính phủ và phi chính phủ), mà hoạt động của các đơn vị này năm vừa qua cũng không có nhiều biến đổi. Bên cạnh đó có sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng với hàng loạt các ưu đãi lớn để lôi kéo đối tượng khách hàng lớn này. Do đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức định chế tài chính gần như không tăng so với năm 2011.

khách hàng lớn, lâu năm, có mối quan hệ với nhiều chi nhánh, ngân hàng khác, do đó sức cạnh tranh vô cùng gay gắt.

- Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 455 tỷ, chiếm 16,04%, giảm tới 101 tỷ so với năm trước (giảm 18,16%). Điều này được lý giải là do năm 2012, nền kinh tế bất ổn, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, hàng hóa tồn kho nhiều, doanh nghiệp cũng không dám mở rộng hoạt động kinh doanh, đa số dòng tiền chuyển về đều giảm so với năm trước, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới huy động vốn của doanh nghiệp.

Có thể nói nguồn vốn huy động của BIDV chi nhánh Tây Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2012 biến động theo chiều hướng sau: tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, huy động vốn từ cá nhân đã chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng nhanh nhất, huy động vốn từ định chế tài chính cũng tăng dần về tỷ trọng, chỉ có huy động vốn từ doanh nghiệp là giảm tỷ trọng. Điều này cho thấy, nguồn vốn huy động tại BIDV chi nhánh Tây Hà Nội ngày càng chuyển biến theo hướng ổn định và bền vững cao.

• Phân loại theo kỳ hạn huy động:

Nguồn vốn huy động tại BIDV CN Tây Hà Nội được phân ra thành các loại kì hạn khác nhau bao gồm : Tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng. Cơ cấu theo kì hạn của nguồn vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, quyết định việc mở rộng tín dụng, đầu tư của ngân hàng cũng như hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Trong hoạch định chiến lược huy động vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn thì vấn đề quan tâm hàng đầu là phải xem xét nguồn vốn tương ứng với từng thời kỳ hạn cho phù hợp, trong mọi tình huống bất hợp lý đều có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trưởng (%) 2011/2010 2012/2011 Tổng vốn huy động 2050 2550 2836 124.39 111.22 - Không kỳ hạn 687 878 671 127.80 76.42 - Có kỳ hạn 1363 1672 2165 122.67 129.49 + Ngắn hạn 1179 1356 1783 115.01 131.49 + Trung và dài hạn 184 316 382 171.74 120.89

Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2010 - 2012 của chi nhánh THN

Đơn vị %

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn huy động theo thời gian của BIDV THN giai đoạn 2010 -2012

Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy : - Đối với tiền gửi không kì hạn:

Năm 2010, tiền gửi không kì hạn đạt 687 tỷ đồng chiếm 33,51% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi không kì hạn là 878 tỷ đồng chiếm 34,43% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012, tiền gửi không kì hạn là 878 tỷ đồng chiếm 23,66% tổng nguồn vốn huy động và giảm so với năm 2011. Nhìn vào các thông tin trên cho thấy tỉ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm tuy nhiên không phải chi nhánh không tăng

cường mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, khuyến khích mở thẻ mà do Chi nhánh Tây Hà Nội đã và đang thực hiện và phổ biến rộng rãi tới khách hàng các hình thức gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn. Có thể gửi bằng sản phẩm tích lũy bảo an hoặc gửi tiền online qua BIDV online. Điều này làm cho tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm đi, tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Đối với tiền gửi có kì hạn:

Trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tiền gửi có kì hạn tuy giảm về tỉ trọng, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì số vốn huy động được vẫn tăng đều hàng năm.

Tiền gửi có kì hạn năm 2010 đạt 1363 tỷ đồng. Tiền gửi có kì hạn năm 2010 đạt 1672 tỷ đồng tăng 122,67% so với năm 2010. Tiền gửi có kì hạn năm 2012 là 2165 tỷ đồng tăng 129,48% so với năm 2011. Như vậy, ta thấy được lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể trong năm 2012. Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến việc tiền gửi dài hạn tăng lên. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính đó là do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất huy động, do đó nguồn huy đồng vốn dân cư thường gửi dài hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn so với thời điểm hiện tại. Ngoài ra còn do điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tránh rủi ro nên thường đầu tư cố định vào việc gửi tiết kiệm để tránh rủi ro. Do đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kế.

• Phân loại theo loại tiền gửi:

Ngoài nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam, BIDV CN Tây Hà Nội còn huy động vốn bằng ngoại tệ (USD, EUR) mà trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cư. Các dịch vụ chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về Việt Nam ngày một thuận tiện nên chi nhánh ngoài việc triển khai huy động vốn bằng nội tệ còn triển khai huy động vốn bằng ngoại tệ. Tuy vậy tỷ trọng loại tiền này còn quá thấp. Nhìn chung trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV Tây Hà Nội, vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn của chi nhánh

Chỉ tiêu 2010

2011

2012

Tổng vốn huy động 2050 2550 2836 24.39 11.20

+ VND 1849 2261 2316 22.3 24,32

+ Ngoại tệ quy đổi 201 289 520 43.8 83,39

Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2010 - 2012 của chi nhánh THN

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của BIDV THN từ 2010 -2012

Theo cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền ta thấy hiển nhiên huy động theo VND luôn chiếm ưu thế hơn, huy động từ VND luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn, cụ thể :

Năm 2010 lại tăng tỉ trọng VND lên 90.2%, ngoại tệ giảm còn 9.8%; Và năm 2011, tỉ trọng huy động từ VND là 88.67%, ngoại tệ chiếm 11.33%.

Đến năm 2012, thì huy động bằng Ngoại tệ tăng, tỉ trọng huy động từ VND là 81.66%, ngoại tệ chiếm 18.44%.

Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ đặc biệt là bằng đô la Mỹ(USD) trong những năm qua tại chi nhánh ngày càng tăng nhưng vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu (gần 90%). Tuy nhiên, trong năm 2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tiến hành tung sản phẩm gửi tiết kiệm bằng EUR rồi tự quy đổi ra USD với mức lãi suất thực áp dụng cho sản phẩm là 3.5% (cao hơn rất nhiều so với mặt bằng trung là 2.0%/năm của sản phẩm tiền USD). Do vậy, việc huy động bằng Ngoại tệ trong năm qua đã có những bước tiến đáng kể.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w