Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNN và PTNN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNN và PTNT Huyện Ba Vì (Trang 35)

Tại đề án chiến lược nguồn vốn của NHNN và PTNT Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 số 2949/NHNo-03 ngày 23/11/2000 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục duy trì những phương thức huy động truyền thống đồng thời đẩy nhanh tốc độ việc áp dụng những sản phẩm mới về huy động vốn đa dạng, phong phú, hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ và các hoạt động kinh doanh khác, điều chỉnh và duy trì cân đối về cơ cấu nguồn vốn, thời hạn, lãi suất nhằm đưa NHNN và PTNT Việt Nam phát triển không ngừng, trở thành Ngân hàng lớn mạnh ở Việt Nam và trong khu vực.

Quán triệt định hướng phát triển kinh doanh của NHNN và PTNT Việt Nam, NHNN và PTNT Thành phố Hà Nội và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xă hội trên địa bàn huyện Ba Vì, kết hợp việc đánh giá, dự báo tình hình kinh doanh và trên cơ sở những thành quả đạt được và những tồn tại của công tác huy động vốn năm 2011, chi nhánh NHNN và PTNT huyện Ba Vì đã đề ra phương hướng nhiệm vụ huy động vốn cả năm 2012 như sau:

- Nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, đổi mới đa dạng sản phẩm dịch vụ với cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm đề ra là tăng trưởng trên 30% năm.

- Cụ thể hóa mục tiêu nguồn vốn huy động đến năm 2012 là 302 tỷ đồng,tăng so 31/12/2011 là 60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 30%.

Để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 30%/năm và đạt hiệu quả cao trong việc huy động vốn Ngân hàng có thể áp dụng đồng thời các giải pháp sau đây:

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNN và PTNNHuyện Ba Vì. Huyện Ba Vì.

Như đã phân tích ở trên mặc dù NHNN và PTNT Huyện Ba Vì đã đạt được những kết quả khá khả quan trong công tác huy động vốn, nhưng huy động được nhiều không có nghĩa là đạt hiệu quả cao. Để có thể tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và đem lại hiệu quả kinh doanh là lớn nhất, đạt chỉ tiêu trong năm 2011 và các năm tiếp theo. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động nguồn vốn và sử dụng vốn em xin mạnh dạn đưa ra một só giải pháp như sau:

3.2.1.Đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

Như đã phân tích ở phần thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng chúng ta thấy cần phải đưa thêm những phương thức tiền gửi mạng tính sáng tạo, phong phú, đa dạng để mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân, tổ chức kinh tế, tín dụng nhằm tạo ra ưu thế trong xu hướng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các tổ chức huy động vốn, trên cơ sở phát triển những sản phẩm của NHNN và PTNT Việt Nam. Và truyền cho người dân về tiện ích của chúng. Cụ thể như sau:

* NHNN và PTNT Huyện Ba Vì cần áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau để huy động tiền gửi tiết kiệm.

Như trên đã phân tích thực trạng của NHNN và PTNT Huyện Ba Vì, ta thấy Ngân hàng có nguồn huy đông chủ yếu và lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm. Chính vì vậy, yêu cầu hiện nay là Ngân hàng cần tuyên truyền và đưa vào sử dụng tất cả các hình thức sản phẩm tiết kiệm của NHNN và PTNT Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu của người dân và gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng. Từ tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, bậc thang,…

* NHNN và PTNT Huyện Ba Vì cần đưa ra nhiều hình thức huy động tiết kiệm cho phù hợp với yêu cầu của dân chúng dựa trên các sản phẩm của NHNN và PTNT Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, vàng là một dạng hàng hóa hay nói đúng hơn đó là tiền được chuyển hóa dưới dạng dự trữ. Do vậy khi mở ra hình thức huy động tiết kiệm bằng vàng có hiệu quả sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho cả khách hàng và Ngân hàng.

+ Đối với người dân thì việc cất trữ vàng vào tổ chức tín dụng an toàn hơn cất trữ vàng tại nhà và được hưởng lãi suất trên số vàng đã gửi, tránh được sự mất giá của đồng tiền và đặc biệt là giúp họ không bị mất đi một khoản tiền bằng chênh lệch giá mua vào, bán ra của vàng.

+ Đối với tổ chức tín dụng tiền gửi tiết kiệm bằng vàng là một biện pháp để huy động vốn trong nước với lãi suất đầu vào tốt, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

+ Với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng vàng Ngân hàng nên thực hiện các kỳ hạn dài bởi vì những người có thói quen mua vàng và tích trữ thường ít có nhu cầu chi tiêu trong tương lai gần.

Từ những phương thức trên có thể thấy huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm bằng vàng là một giải pháp hữu hiệu cho các công tác huy động vốn của NHNN và PTNT Huyện Ba Vì. Tuy nhiên muốn giải pháp này đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với việc cho vay bằng vàng.

Theo thống kê hiện nay thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Ba Vì vào khoảng 4,5 triệu/năm. Họ có nhu cầu chi tiêu, mua sắm ngoài ra họ có nhu cầu mua vàng tích trữ rất nhiều, nếu Ngân hàng có thể thu hút được hết nguồn thu lớn.

- Hoàn thiện và mở rộng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang:

Là loại tiết kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mà người gửi tiền có quyền rút vốn và bất cứ lúc nào trong thời hạn gửi và được hưởng một khoản tiền lãi với bậc lãi suất lũy tiến phù hợp với thời gian gửi vốn.

+ Lãi suất bậc thang tối đa được tính theo kỳ hạn gửi 24 tháng kể từ ngày gửi tiền.

+ Từ khi gửi đến dưới 3 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn. + Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng. + Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng. + Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng. + Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng.

+ Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất bằng 110% lãi suất có kỳ hạn 12 tháng. Với hình thức huy động này, Ngân hàng sẽ tăng được hệ số vốn khả dụng vì đây là loại huy động tiền gửi tiết kiệm dài hạn từ 24 tháng trở lên do đó Ngân hàng được sử dụng 100% để cho vay và đầu tư, hơn nữa với hình thức này đã khắc phục tình trạng tính toán kỳ hạn gửi không chính xác của khách hàng dẫn đến thiệt thòi về lãi suất.

Ngân hàng nên tiếp tục phát triển hình thức tiết kiệm bậc thang này, nếu hình thức huy động tiền gửi bậc thang phát triển thì chi phí huy động nguồn là thấp với tình hình kinh doanh Ngân hàng ở Huyện Ba Vì hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNN và PTNT Huyện Ba Vì (Trang 35)