2.3.2.1. Tiền gửi tiết kiệm.
Số dư tiền gửi tiết kiệm tại NHNN và PTNT huyện Ba Vì đến thời điểm 31/12/2010 là : 190,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 94,% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là thế mạnh nguồn vốn huy động của NHNN và PTNT huyện Ba Vì bởi vì loại hình huy động này chủ yếu huy động nguồn tiền tiết kiệm của dân cư cho nên nó có tính ổn định cao, Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.
* Tiết kiệm không kỳ hạn.
Đến 31/12/2011 số dư tiết kiệm không kỳ hạn tại NHNN và PTNT huyện Ba Vì là: 753 triệu chiếm 0.4% tổng dư nguồn huy động, giảm so 31/12/2010 là 1,11 tỷ, giảm
so 31/12/2009 là 3,3 tỷ. Nguyên nhân giảm số dư là do Ngân hàng đã áp dụng hình thức trả lãi cho khách hàng gửi tiết kiệm nếu rút trước hạn bằng mức lãi suất tiết kiệm KKH tại thời điểm rút vốn cho nên khách hàng đã dần chuyển sang hình thức gửi tiền khác.
* Tiền gửi có kỳ hạn.
Số dư tiết kiệm có kỳ hạn tại NHNN và PTNT huyện Ba Vì tính đến thời điểm 31/12/2010 là 63,1 tỷ đồng chiếm 34,7% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn cung liên tục giảm do Ngân hàng đưa ra sản phẩm tiết kiệm bậc thang có tính ưu việt hơn. Số dư hiện nay chủ yếu là của sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng.
* Tiền gửi tiết kiệm khác.
- Tiết kiệm gửi góp:
Khách hàng đăng ký mức gửi, thời hạn gửi tính theo tháng, theo đó căn cứ vào các tiêu chí trên thì hàng tháng khách hàng phải gử tiền vào sổ vào 1 ngày đã được ấn định, số tiền gửi ấn định và không được gửi trước. Nếu khách hàng không gửi tiền vào sổ liên tiếp trong 2 tháng thì sổ sẽ chuyển sang loại tiết kiệm KKH.
Chính vì những quy định tương đối chặt chẽ như vậy cho nên loại gửi tiết kiệm này ít được ưa chuộng. Số dư đến 31/12/2011 của loại tiết kiệm này là gần 60 triệu, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn.
- Tiết kiệm bậc thang:
Đây là sản phẩm mang tính đột phá trong công tác huy động nguồn vốn của hệ thống NHNN và PTNT Việt Nam. Với các đặc điểm: thủ tục đơn giản, lãi hưởng bậc thang theo thời gian gửi, rút gốc linh hoạt thì tiết kiệm bậc thang đã thể hiện rõ tính ưu việt của riêng sản phẩm. Trên thực tế, số dư tiền gửi bậc thang và tốc độ tăng trưởng của tiết kiệm bậc thang đã phản ánh lên điều đó.
Bắt đầu huy động từ năm 2009 nhưng đến 31/12/2011, số dư tiết kiệm bậc thang là 118,62 tỷ đồng chiếm 51% tổng nguồn vốn huy động, so với năm 2009 tăng 74,6% tỷ tốc độ tăng trưởng là 143,5%.
Các loại tiết kiệm bậc thang:
- Tiết kiệm bậc thang đến 12 tháng. - Tiết kiệm bậc thang đến 24 thang.
2.3.2.2 .Phát hành giấy tờ có giá.
- Kỳ phiếu:
Theo cân đối hạch toán thì số dư kỳ phiếu vẫn còn thể hiện nhưng thực tế thì hình thức huy động này đã chấm dứt từ nhiều năm nay.
- Chứng chỉ tiền gửi.
Số dư chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm 31/12/2010 là 540 triệu, đây là loại chứng chỉ tiền gửi trả lãi sau huy động hộ trung ương, chi nhánh không được sử dụng nguồn vốn này.
- Trái phiếu ký danh.
Đây là loại trái phiếu ký danh phát hành theo mệnh giá, lãi trả trước hàng năm, kỳ hạn 5 năm, lãi suất ưu đãi và được điều chỉnh hàng năm tùy theo tỷ lệ lạm phát thực tế.
Nói chung các loại giấy tờ có giá do NHNN và PTNT phát hàng tại khu vực Ba Vì đều không hấp dẫn khách hàng vì nó thể hiện một số hạn chế như: Thời hạn dài, gửi 1 lần, lĩnh 1 lần cho 1 sổ, lãi không nhập gốc, không được hưởng lãi phụ, đến hạn phải rút hết hoặc làm thủ tục đổi sổ chuyển sang kỳ hạn mới, không được gia hạn thêm cho
kỳ hạn mới nên hình thức này đã không hấp dẫn khách hàng, số dư tài khoản không cao, khách hàng mua không nhiều.
2.3.2.3.Tiền gửi không kỳ hạn.
Do đặc điểm là một huyện miền núi nghèo, kinh tế kém phát triển nên lượng khách hàng cũng như số dư không cao. Một số nghiệp vụ làm gia tăng tiện ích cho tiền gửi thanh toán chưa được đáp ứng cũng làm cho khách hàng không hứng thú với loại hình này. Khách hàng chủ yếu của loại hình tiết kiệm này là một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội. Lượng khách hàng là cá nhân ít và số dư không nhiều. Thói quen tiêu tiền mặt của dân cư cũn làm ảnh hưởng rất lớn tới hình thức huy động vốn này.
2.3.3. Chi phí huy động vốn và mức độ đáp ứng yêu cầu của sử dụng vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, nhất là từ khi chúng ta áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận thì vấn đề cạnh tranh được các tổ chức huy động chú trọng nhiều vào yếu tố lãi suất mà rộng hơn là chi phí huy động vốn. Nguyên tắc chung của các tổ chức trung gian tài chính tìm mọi cách dung hòa được lợi ích của cả 3 bên, đó là người cung vốn, Ngân hàng và người cầu vốn.
Ta có:
Chi phí vốn = Chi phí huy động + Chi phí dự trữ + Chi phí hoạt động
Qua việc xem xét thực trạng kinh doanh của NHNN và PTNT huyện Ba Vì bên trên ta thấy:
+ Về chi phí hoạt động: Là chi phí trả lãi cho những khoản tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn mà Ngân hàng thu hút được chủ yếu là gửi tiết kiệm trong dân cư, mà trong đó tiền gửi tiết kiệm bậc thang chiếm ưu thế, với loại hình tiền gửi này Ngân hàng được phép sử dụng tất cả kinh doanh nếu kỳ hạn là lớn hơn 24 tháng. Như vậy
phần chi phí lớn nhất của Ngân hàng phải chịu là chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
+ Về chi phí dự trữ: Hiện nay NHNN quy định những tài khoản tiền gửi dưới 24 tháng phải chịu dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán. Lượng tiện gửi có kỳ hạn lớn hơn 24 tháng chiếm tỷ trọng thấp trong hầu hết các năm như vậy Ngân hàng phải chịu thêm khoản chi phí nữa là chi phí dự trữ.
+ Chi phí hoạt động: Bao gồm chi phí lương, văn phòng, quản lý, khuyến mại, đào tạo, các chi phí khác. Chi phí hoạt động thường mang tính ổn định, ít biến động. Chi phí hoạt động chiếm một phần không nhỏ trong chi phí vốn của Ngân hàng.
Với việc thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN và PTNT Việt Nam và NHNN và PTNT Thành phố Hà Nội, NHNN và PTNT huyện Ba Vì đã sử dụng một cách uyển chuyển, mềm dẻo và linh hoạt chính sách lãi suất đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Để chứng minh cho điều này chúng ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy đông và tình hình thu nhập của Ngân hàng bên trên.
Nhìn chung trong những năm vừa qua NHNN và PTNT huyện Ba Vì luôn đáp ứng kịp thời những nhu cầu về vốn hợp lý.
2.4. Những kết quả đạt được.
Tổng nguồn vốn liên tục tăng, tốc độ tăng bình quân là tương đối đảm bảo luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tính ổn định cao với tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm tới trên 92% tổng số dư vốn huy động và chủ yếu là tiền gửi trung, dài hạn đảm bảo cho Ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn đầu tư cho vay.
Số lượng giao dịch được giải quyết trong ngày là tương đối lớn nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, cập nhập, đúng quy trình nghiệp vụ của kế toán.
Lượng khách hàng và chứng từ phải giải quyết trong ngày cao nhưng nhờ sự nỗ lực của tập thể công nhân viên đã tập trung xử lý nên giải phóng khách hàng nhanh, hồ sơ chứng từ chặt chẽ, hợp lệ, hợp pháp, đúng quy trình nghiệp vụ nên đã không xảy ra những sai sót đáng tiếc nào gây thiệt hại về tài sản cũng như uy tín của Ngân hàng. Triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm của Ngân hàng cấp trên phát hành, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về các sản phẩm cho khách hàng.
Vận hành tốt thiết bị công nghệ được trang bị, khai thác có hiệu quả các trương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán và báo cáo thống kê. Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu.
Cung cấp số liệu báo cáo thống kê 1 cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng phục vụ tốt nhất cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh của lãnh đạo.
Chi phí huy động và sử dụng nguồn vốn được kiểm soát tốt, lợi nhuận hoạt động kinh doanh được đảm bảo.
2.5. Những tồn tại và nguyên nhân.
2.5.1. Tồn tại.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn còn cao, tuy có tính ổn định nhưng lại có chi phí đầu vào lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Cán bộ làm công tác kế toán trong tình trạng thiếu người nên công việc cũng bị ảnh hưởng nhất là đầu tuần và cuối tháng.
Chương trình phần mềm giao dịch chưa được cải tiến đôi khi chưa đáp ứng được việc phát triển sản phảm mới, thời gian để thực hiện giao dịch vẫn còn chậm. Cơ sở dữ liệu, phần mềm chạy trên nền Foxpro chưa đảm bảo được tính an toàn, bảo mật cao.
2.5.2. Nguyên nhân.
Mặt bằng kinh tế trong khu vực còn nghèo, mức tích lũy thấp. Các nhu cầu về sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt ít cho nên số dư tiền gửi thanh toán thấp.
Nhận thức của một bộ phận dân cư về các sản phẩm nguồn vốn huy động chưa cao nên có tâm lý giữ tiền mặt của người dân đã ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút tiền gửi của Ngân hàng.
Các tiện ích gia tăng trên tiền gửi chưa nhiều và chưa được cải tiến đơn giản hơn phù hợp với trình độ phổ thông của dân cư.
Lượng khách hàng lớn, món tiền gửi nhỏ và các giao dịch chủ yếu là tiền mặt cho nên lượng chứng từ là rất lớn, làm cho chi phí huy động cao.
Phần mềm máy tính chưa được cải tiến nâng cấp cho nên chưa đáp ứng được một số nghiệp vụ phức tạp.
Hoạt động Marketing còn hạn chế, chưa được chú trọng phát triển, biện pháp tuyên truyền quảng bá nhằm làm tăng nhận thức của khách hàng chủ yếu diễn ra tại trụ sở hay tuyên truyền qua đài truyền thanh Huyện phát thanh tới các xã theo giờ quy định, cho nên người dân chưa hiểu hết được những sản phẩm của Ngân hàng và những tiện ích của nó mang lại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
3.1. Định hướng công tác huy động vốn tại NHNN và PTNT Huyện Ba Vì.
Tại đề án chiến lược nguồn vốn của NHNN và PTNT Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 số 2949/NHNo-03 ngày 23/11/2000 đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục duy trì những phương thức huy động truyền thống đồng thời đẩy nhanh tốc độ việc áp dụng những sản phẩm mới về huy động vốn đa dạng, phong phú, hiện đại. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ và các hoạt động kinh doanh khác, điều chỉnh và duy trì cân đối về cơ cấu nguồn vốn, thời hạn, lãi suất nhằm đưa NHNN và PTNT Việt Nam phát triển không ngừng, trở thành Ngân hàng lớn mạnh ở Việt Nam và trong khu vực.
Quán triệt định hướng phát triển kinh doanh của NHNN và PTNT Việt Nam, NHNN và PTNT Thành phố Hà Nội và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xă hội trên địa bàn huyện Ba Vì, kết hợp việc đánh giá, dự báo tình hình kinh doanh và trên cơ sở những thành quả đạt được và những tồn tại của công tác huy động vốn năm 2011, chi nhánh NHNN và PTNT huyện Ba Vì đã đề ra phương hướng nhiệm vụ huy động vốn cả năm 2012 như sau:
- Nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, đổi mới đa dạng sản phẩm dịch vụ với cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm đề ra là tăng trưởng trên 30% năm.
- Cụ thể hóa mục tiêu nguồn vốn huy động đến năm 2012 là 302 tỷ đồng,tăng so 31/12/2011 là 60 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 30%.
Để có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 30%/năm và đạt hiệu quả cao trong việc huy động vốn Ngân hàng có thể áp dụng đồng thời các giải pháp sau đây:
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNN và PTNNHuyện Ba Vì. Huyện Ba Vì.
Như đã phân tích ở trên mặc dù NHNN và PTNT Huyện Ba Vì đã đạt được những kết quả khá khả quan trong công tác huy động vốn, nhưng huy động được nhiều không có nghĩa là đạt hiệu quả cao. Để có thể tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và đem lại hiệu quả kinh doanh là lớn nhất, đạt chỉ tiêu trong năm 2011 và các năm tiếp theo. Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động nguồn vốn và sử dụng vốn em xin mạnh dạn đưa ra một só giải pháp như sau:
3.2.1.Đa dạng hóa hình thức huy động vốn.
Như đã phân tích ở phần thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng chúng ta thấy cần phải đưa thêm những phương thức tiền gửi mạng tính sáng tạo, phong phú, đa dạng để mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân, tổ chức kinh tế, tín dụng nhằm tạo ra ưu thế trong xu hướng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các tổ chức huy động vốn, trên cơ sở phát triển những sản phẩm của NHNN và PTNT Việt Nam. Và truyền cho người dân về tiện ích của chúng. Cụ thể như sau:
* NHNN và PTNT Huyện Ba Vì cần áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau để huy động tiền gửi tiết kiệm.
Như trên đã phân tích thực trạng của NHNN và PTNT Huyện Ba Vì, ta thấy Ngân hàng có nguồn huy đông chủ yếu và lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm. Chính vì vậy, yêu cầu hiện nay là Ngân hàng cần tuyên truyền và đưa vào sử dụng tất cả các hình thức sản phẩm tiết kiệm của NHNN và PTNT Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu của người dân và gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng. Từ tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, bậc thang,…
* NHNN và PTNT Huyện Ba Vì cần đưa ra nhiều hình thức huy động tiết kiệm cho phù hợp với yêu cầu của dân chúng dựa trên các sản phẩm của NHNN và PTNT Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, vàng là một dạng hàng hóa hay nói đúng hơn đó là tiền được chuyển hóa dưới dạng dự trữ. Do vậy khi mở ra hình thức huy động tiết kiệm bằng vàng có hiệu quả sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho cả khách hàng và Ngân hàng.
+ Đối với người dân thì việc cất trữ vàng vào tổ chức tín dụng an toàn hơn cất trữ vàng tại nhà và được hưởng lãi suất trên số vàng đã gửi, tránh được sự mất giá của đồng tiền và đặc biệt là giúp họ không bị mất đi một khoản tiền bằng chênh lệch giá mua vào, bán ra của vàng.
+ Đối với tổ chức tín dụng tiền gửi tiết kiệm bằng vàng là một biện pháp để huy động vốn trong nước với lãi suất đầu vào tốt, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng vàng Ngân hàng nên thực hiện các kỳ hạn dài bởi vì những người có thói quen mua vàng và tích trữ thường ít có nhu