- Kỳ phiếu:
Theo cân đối hạch toán thì số dư kỳ phiếu vẫn còn thể hiện nhưng thực tế thì hình thức huy động này đã chấm dứt từ nhiều năm nay.
- Chứng chỉ tiền gửi.
Số dư chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm 31/12/2010 là 540 triệu, đây là loại chứng chỉ tiền gửi trả lãi sau huy động hộ trung ương, chi nhánh không được sử dụng nguồn vốn này.
- Trái phiếu ký danh.
Đây là loại trái phiếu ký danh phát hành theo mệnh giá, lãi trả trước hàng năm, kỳ hạn 5 năm, lãi suất ưu đãi và được điều chỉnh hàng năm tùy theo tỷ lệ lạm phát thực tế.
Nói chung các loại giấy tờ có giá do NHNN và PTNT phát hàng tại khu vực Ba Vì đều không hấp dẫn khách hàng vì nó thể hiện một số hạn chế như: Thời hạn dài, gửi 1 lần, lĩnh 1 lần cho 1 sổ, lãi không nhập gốc, không được hưởng lãi phụ, đến hạn phải rút hết hoặc làm thủ tục đổi sổ chuyển sang kỳ hạn mới, không được gia hạn thêm cho
kỳ hạn mới nên hình thức này đã không hấp dẫn khách hàng, số dư tài khoản không cao, khách hàng mua không nhiều.
2.3.2.3.Tiền gửi không kỳ hạn.
Do đặc điểm là một huyện miền núi nghèo, kinh tế kém phát triển nên lượng khách hàng cũng như số dư không cao. Một số nghiệp vụ làm gia tăng tiện ích cho tiền gửi thanh toán chưa được đáp ứng cũng làm cho khách hàng không hứng thú với loại hình này. Khách hàng chủ yếu của loại hình tiết kiệm này là một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội. Lượng khách hàng là cá nhân ít và số dư không nhiều. Thói quen tiêu tiền mặt của dân cư cũn làm ảnh hưởng rất lớn tới hình thức huy động vốn này.