2.3.4.1. Tích cực hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách hành chính toàn diện
Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cải cách hành chính là sự lựa chọn tất yếu và có tác động lớn đối với phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định chính trị - xã hội.
Phía Nhật Bản đã hết sức hỗ trợ phía Việt Nam bằng những dự án mới liên quan tới việc hoàn thiện hệ thống pháp lý Việt Nam, bao gồm hỗ trợ trong quá trình soạn thảo Luật Tố tụng dân sự và hình sự sửa đổi cũng nhƣ Luật đền bù nhà nƣớc; cải thiện quy trình ban hành các văn bản quy định pháp luật; cải thiện công tác thi hành án; đào tạo các chức danh tƣ pháp….
Với kinh nghiệm của quá trình cải cách hành chính, phía Nhật Bản mà cụ thể là Tổ chức hợp tác quốc tế JICA của Nhật Bản tại Việt Nam đã hợp tác với chính phủ Việt Nam trong chƣơng trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010. Đây đƣợc đánh giá là chƣơng trình rất toàn diện bao gồm 4 lĩnh vực chủ chốt: cải cách thể chế, cải cách cơ cấu tổ chức, phát triển và quản lí nguồn nhân lực và quản lý tài chính công. Bên cạnh đó, JICA cũng đã ký kết với Học viện hành chính quốc gia Việt Nam dự án "tăng cƣờng năng lực cho các quan chức, cán bộ Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2004 - 2007). Song song với cải cách tài chính công, phía Nhật Bản cũng đã hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách thuế trong các Hiệp định, Sáng kiến chung… nhƣng cụ thể nhất là dự án "cải cách quản lý hành chính thuế (2005 -2010)" đƣợc ký kết bởi Tổng cục Thuế Việt Nam và Tổ chức JICA, dự án này đã kết thúc giai đoạn I vào tháng 7/2008, và đã đƣợc ký tiếp giai đoạn II vào tháng 7/2008 và sẽ bắt đầu vào tháng 8 cùng năm26.
Dựa theo chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam, Văn phòng JICA Nhật Bản tại Hà Nội là một trong những tổ chức tích cực nhất trong hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính của Việt Nam, những dự án mà JICA đã và đang thực hiện đã đem lại những hiệu quả đƣợc đánh giá cao, góp phần thay đổi hệ thống pháp lý và hành chính Việt Nam.
2.3.4.2. Thúc đẩy ngoại giao văn hóa, hợp tác giáo dục, trao đổi và phát triển nguồn nhân lực
Vốn là đất nƣớc của những con ngƣời ham học hỏi và giao lƣu văn hóa, chính sách giao lƣu văn hóa của Nhật Bản đối với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung đã có từ lâu với những hoạt động rất sôi nổi. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, chính phủ Nhật Bản đã sử dụng văn hóa nhƣ một chính sách ngoại giao. Chính sách ngoại giao văn hóa và chính sách giao lƣu văn hóa của Nhật Bản đã đƣợc các học giả, chuyên gia hàng đầu dƣới quyền cựu Thủ tƣớng J. Koizumi tạo ra một nhóm gọi là Diễn đàn giao lƣu văn hóa quốc tế Nhật Bản để cùng nghiên cứu và thảo luận làm thế nào để nâng cao sức mạnh văn hóa Nhật Bản, triển khai ngoại giao văn hóa và nâng cao tầm ảnh hƣởng quốc tế của Nhật Bản.
Với sự thay đổi của bối cảnh khu vực và thế giới, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 21 tập trung vào ba mục tiêu cụ thể là:
- Thúc đẩy sự hiểu biết của thế giới về Nhật Bản và nâng cao hình ảnh đất nước.
- Tránh xung đột, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa khác nhau
- Bồi dưỡng giá trị và văn hóa chung của nhân loại.
Về phía Việt Nam, trong những năm trở lại đây, chính phủ đánh giá cao chính sách ngoại giao văn hóa, đặc biệt là trong cuộc" Hội thảo về ngoại giao văn hóa" vào tháng 10/2008, Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã xem đây vừa là mục tiêu vừa là biện pháp của chính sách đối ngoại Việt Nam, là một trong ba trụ cột chính là ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa.
Với chính sách ngoại giao văn hóa mới của hai nền văn hóa Châu Á có nhiều nét tƣơng đồng này, chính phủ hai nƣớc đã tạo cơ hội nhiều hơn cho các hoạt động giao lƣu và học hỏi, truyền bá và phát huy tầm ảnh hƣởng văn
hóa, đặc biệt là chú trọng đến vấn đề an ninh con ngƣời, vấn đề đƣợc Thủ tƣớng K.Obuchi bổ sung vào năm 1998, tạo nên sự khác biệt đối với chính sách giao lƣu văn hóa trƣớc đó. Đồng thời, thông qua con đƣờng ngoại giao văn hóa để góp phần gìn giữ hòa bình khu vực.
Bên cạnh việc duy trì những hoạt động giao lƣu văn hóa cũ nhƣ tiếp tục các chƣơng trình giao lƣu văn hóa, phổ cập giáo dục tiếng Nhật Bản, trao đổi nghiên cứu..., từ năm 2000 chính phủ Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến việc phát triển và truyền bá văn hóa đại chúng nhƣ thời trang, âm nhạc, truyện tranh (manga), phim hoạt hình (anime)…ra nƣớc ngoài. Rất nhanh chóng, xu hƣớng này đã phổ biến và nhận đƣợc sự quan tâm của giới trẻ Châu Á trong đó có Việt Nam.
Nhƣ vậy, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đã thực sự phát huy ảnh hƣởng sâu rộng đối với văn hóa Việt Nam, hình thành nên một trào lƣu văn hóa mới trong xã hội Việt Nam bên cạnh việc giao lƣu và học hỏi xu hƣớng văn hóa trƣớc đó. Với việc nhìn nhận tầm quan trọng của văn hóa, chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản đƣợc xem là chính sách đối thoại hòa bình, thân thiện và mềm mỏng đối với mục tiêu lớn nhất của chính phủ Nhật Bản là nâng tầm ảnh hƣởng quốc gia đối với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.
Bên cạnh việc thúc đẩy giao lƣu văn hóa, chính phủ Nhật Bản tích cực thực hiện giao lƣu con ngƣời, hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực với chính phủ Việt Nam. Dựa vào nguồn vốn ODA, chính phủ Nhật Bản đã ký kết với chính phủ Việt Nam các dự án nhằm nâng cao cơ sở vật chất trƣờng học ở các cấp, trao đổi sinh viên giữa các trƣờng đại học, hỗ trợ công tác giảng dạy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Chính sách hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của Nhật Bản nhằm phát triển yếu tố con ngƣời - vốn là nền tảng của sự phát triển kinh tế -
xã hội Việt Nam, đồng thời đây cũng nằm trong mục tiêu quan trọng của hai quốc gia, đó là tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.
2.3.4.3. Tăng cường hỗ trợ, hợp tác khoa học công nghệ
Chính sách tăng cƣờng hỗ trợ và hợp tác khoa học công nghệ đối với Việt Nam nằm trong chính sách chung đối với ASEAN của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản khẳng định cam kết tiếp tục tăng cƣờng hỗ trợ và hợp tác khoa học và công nghệ với chính phủ Việt Nam cùng với sự công nhận tầm quan trọng của khoa học, công nghệ trong nền kinh tế quốc, và mong muốn tăng cƣờng quan hệ thân thiện cũng nhƣ thúc đẩy sự phát triển hợp tác giữa hai nƣớc. Trên cơ sở đó, hai quốc gia đã ký kết "Hiệp định hợp tác khoa học công nghệ Việt - Nhật" vào năm 2006 với những nội dung cơ bản nhƣ sau:
- Thường xuyên có các cuộc họp với nhiều hình thức khác nhau giữa các chuyên gia hai nước để thảo luận và trao đổi thông tin về khoa học và công nghệ chung hoặc những vấn đề đặc biệt, xác định những chương trình và dự án nghiên cứu có thể được thực hiện trên cơ sở hợp tác.
- Trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến khoa học và công nghệ
- Trao đổi về khoa học và kỹ thuật cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu khảo sát, nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Thực hiện các thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển các chương trình và dự án.
- Thực hiện các hình thức khác của hợp tác trong các hoạt động khoa học và công nghệ như đã thỏa thuận27
Với việc ký kết hiệp định này, chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện cho Việt Nam đề xuất các chƣơng trình, dự án hợp tác nhằm tập trung nguồn lực
của nhà nƣớc cũng nhƣ sự hỗ trợ của Nhật Bản phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ quan trọng và cấp bách.
Chƣơng 3
CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT – NHẬT