LĨNH VỰC AN NINH VÀ CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 88)

2.3.1.1. Tích cực đối thoại về chính sách, đối thoại và giao lưu cấp cao

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đối thoại chính sách ở nhiều cấp độ khác nhau và trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa…,

đặc biệt là đối thoại chính trị, sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hiểu biết sâu sắc với tƣ cách là những đối tác khu vực, cũng nhƣ tăng cƣờng quan hệ song phƣơng với Việt Nam, Uỷ ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đã đƣợc tổ chức vào tháng 5/2007 tại Nhật Bản, đã tạo ra khuôn khổ đối thoại chính sách toàn diện cấp Bộ trƣởng Ngoại giao và khẳng định sẽ tổ chức họp định kỳ mỗi năm 1 lần luân phiên tại Nhật Bản và Việt Nam. Theo đó, chính phủ Nhật Bản tích cực đối thoại chính sách với chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực nhƣ quốc phòng, môi trƣờng, công nghệ thông tin…..Đối thoại chính sách là một việc làm hết sức cần thiết, không chỉ tăng cƣờng hợp tác, hỗ trợ và trao đổi ý kiến về những vấn đề của 2 quốc gia mà còn về các vấn đề chung của khu vực và thế giới nhƣ: khu vực MêKông, khu vực ASEAN, khu vực Đông Á…Do đó, chính phủ Nhật Bản và Việt Nam đều đánh giá cao việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lƣợc bằng việc tiến hành đối thoại chính sách.

Ngoài ra, cả hai bên đều hoan nghênh và đánh giá cao các chuyến thăm giữa thành viên của Quốc hội hai nƣớc nhằm tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa hai nƣớc và thể hiện mong muốn mở rộng hơn nữa các chuyến viếng thăm nhƣ vậy. Trong những năm qua, các chuyến thăm cấp cao hàng năm của chính phủ hai nƣớc không ngừng tăng lên và có chiều sâu hơn. Đặc biệt là chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 25 - 27/11/2007 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam Nguyễn Minh Triết đƣợc chính phủ Nhật Bản đánh giá cao bởi vì đây là chuyến thăm cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam tới Nhật Bản kể từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973 đến nay.

2.3.1.2. Tích cực đối thoại an ninh và giao lưu quốc phòng

Với vị thế chiến lƣợc và sự phát triển năng động của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, không chỉ Nhật Bản mà các nƣớc khác trong khu vực

đều xem trọng vai trò của Việt Nam trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh khu vực.

Việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đƣợc thành lập vào tháng 1/2007 đã nâng cao vị thế của quân đội cũng nhƣ lực lƣợng phòng vệ trong chính phủ Nhật Bản nhất là đối với vấn đề tác động thông qua ngân sách và các quyết sách chiến lƣợc, đây còn là cơ sở để quân đội Nhật Bản có thể đóng vai trò lớn hơn trong trƣờng hợp đối mặt với những thách thức và đe dọa từ bên ngoài. Trong Sách trắng hàng năm của Nhật Bản về an ninh quốc phòng, chính sách đối thoại an ninh và giao lƣu quốc phòng với Việt Nam là một trong 3 nội dung chính của chính sách nâng cao môi trƣờng an ninh quốc tế của Nhật Bản, đó là:

- Nỗ lực cung cấp các hoạt động hợp tác gìn giữ hòa bình - Xúc tiến đối thoại an ninh và giao lưu quốc phòng

- Nỗ lực kiểm soát quân đội, giải trừ quân bị và hạn chế các loại vũ khí giết người hàng loạt25

Với chính sách này, Nhật Bản tích cực giao lƣu sỹ quan quân đội cấp cao để xây dựng mối quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, trao đổi trong lĩnh vực quốc phòng an ninh liên quan đến hai quốc gia nói riêng và Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á nói chung, trao đổi các chuyên viên an ninh quốc phòng, với hy vọng sự giao lƣu về quốc phòng này sẽ là nền tảng cho việc xây dựng các mối quan hệ quốc phòng đa phƣơng, đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực.

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)