NHÂN TỐ KHU VỰC

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 42)

2.1.1.1. Nhân tố an ninh – chính trị

Từ năm 1998 đến nay là khoảng thời gian đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của xu thế hoà dịu và hợp tác trở lại của các nƣớc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Đặc biệt năm 1998 là năm của những chuyến thăm dài ngày của chính phủ các nƣớc vốn có những hiềm khích trong lịch sử. Tháng 6/1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có chuyến thăm 9 ngày đến Trung Quốc; tháng 11/1998, Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân đã sang thăm Nhật Bản sau một thời gian trì hoãn. Đây còn là khoảng thời gian chứng kiến sự nỗ lực vƣơn lên không ngừng của các quốc gia đang phát triển nhƣ: công cuộc đổi mới của Việt Nam, cải cách mở cửa của Lào, tiến trình hoà hợp dân tộc của Myanmar, Srilanka, Philipin..v..v.

Hơn bao giờ hết, nhu cầu về một thế giới hoà bình và lợi ích của một nền an ninh – chính trị ổn định, bền vững đặc biệt đƣợc quan tâm. Hoà bình và phát triển là dòng chảy chính ở khu vực nên trong xu thế chung đó tất cả các nƣớc sẽ tập trung phát triển đất nƣớc để nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, góp phần vào sự phát triển chung của toàn khu vực. Sự ổn định chính trị là bảo đảm vững chắc cho các nền kinh tế tăng trƣởng.

- Xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực.

Các trung tâm quyền lực của khu vực lúc này có xu hƣớng hình thành một trật tự thế giới mới đó là trật tự “ đa cực”, ngoài Mỹ, các trung tâm quyền lực khác nhƣ EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và có thể là cả Ấn Độ đều mong muốn vƣơn lên thành các cực trong thế giới đa cực.

Một sự kiện xảy ra vào năm 2001 đã tác động rất mạnh đến môi trƣờng và các quan hệ quốc tế, đó là sự kiện 11/9, với việc một nhóm ngƣời khủng bố đã tấn công vào nƣớc Mỹ, tấn công vào Tháp đôi – biểu tƣợng kinh tế, Lầu năm góc – biểu tƣợng quân sự, Nhà trắng – biểu tƣợng chính trị của Mỹ, làm rung chuyển cả nƣớc Mỹ và thế giới. Sự kiện 11/9 đã đang mang lại cho Mỹ không chỉ một “ kẻ thù”(chủ nghĩa khủng bố) mà còn cả cơ hội để áp dụng lối ứng xử của một siêu cƣờng mà Mỹ đã không thể có đƣợc trong suốt những năm sau chiến tranh lạnh.

Tại một cuộc hội thảo bàn về “ trật tự toàn cầu và Châu Á - Thái Bình Dƣơng sau 11/9”, đại diện của Hàn Quốc cũng cho rằng quan hệ giữa các nƣớc lớn thay đổi đáng kể, sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau chống khủng bố toàn cầu đã làm cục diện quan hệ giữa các cƣờng quốc có sự thay đổi. Các quốc gia đã ý thức đƣợc sự bất ổn bên trong và mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố. Mỹ bắt đầu có ảnh hƣởng ở Nam Á và Trung Á. Quan hệ giữa các nƣớc lớn chuyển đổi đáng kể theo hƣớng ấm lên do có điểm đồng lợi ích trong chống khủng bố. Quan hệ Trung – Mỹ đƣợc cải thiện đáng kể sau một loạt khủng hoảng trƣớc đó; Nhật Bản có cơ hội tăng cƣờng liên minh với Mỹ và mở rộng vai trò an ninh; Quan hệ của Nga với Trung Quốc và Mỹ đƣợc cải thiện hơn, tạo điều kiện cho các nƣớc này hợp tác chống khủng bố.

Tuy sự kiện 11/9 là một sự kiện đơn lẻ với những nguyên nhân đặc thù của nó, song đã đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong cục diện thế giới.

- Xu hướng tăng cường đối thoại, hợp tác an ninh – chính trị giữa các quốc gia trong khu vực.

Xu hƣớng này vốn bắt đầu nhen nhóm hình thành từ sau Chiến tranh Lạnh nhƣng đã nổi lên rõ rệt và phát triển mạnh mẽ sau một loạt các sự kiện lớn ảnh hƣởng sâu đậm đến bối cảnh khu vực và thế giới nhƣ là cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 – 1998 tại Châu Á, sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ.

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều vấn đề có thể gây ảnh hƣởng đến tình hình an ninh – chính trị không chỉ đối với bản thân vấn đề mỗi quốc gia mà còn ảnh hƣởng đến cục diện khu vực và thế giới. Đó là: vấn đề eo biển Đài Loan, sự kiện Đôngtimor ở Indonexia, vấn đề phổ biến hạt nhân ở Nam Á và Đông Á; chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc và Nhật Bản trỗi dậy, khủng hoảng vũ khí hạt nhân ở CHDCND Bắc Triều Tiên. Ngoài ra còn có các xung đột tranh chấp lãnh thổ Nhật - Nga, vấn đề biển Đông...Gần đây nhất là cuộc xung đột chớp nhoáng giữa Nga và Grudia vào ngày 8/8/2008. Có thể nói, đây đƣợc ví nhƣ sự kiện 11/9 ở Mỹ, vì sau chiến tranh lạnh, ngƣời Nga vẫn loay hoay tìm đƣờng thoát, thì nay với sự kiện Grudia đã đánh dấu sự quay trở lại của Nga ở một vị thế cƣờng quốc.

Các vấn đề diễn ra tác động hai mặt đến cục diện khu vực. Một mặt các vấn đề này có nguy cơ tiềm tàng gây bất ổn và chia rẽ trong khu vực, ảnh hƣởng đến tiến trình đối thoại và hợp tác an ninh – chính trị. Mặt khác, đây cũng là động lực thúc đẩy đối thoại an ninh – chính trị giữa các quốc gia nhằm đối phó với các vấn đề “nóng” trong khu vực, thúc đẩy việc xích lại gần nhau hơn giữa các quốc gia có chung vấn đề và mục tiêu cần giải quyết, sự cố kết của khối các nƣớc ASEAN, điển hình là xu hƣớng tiến tới hình thành “ Cộng đồng Đông Á” (bắt nguồn từ sự đề xuất tham gia của 3 nƣớc Nhật – Trung – Hàn vào hội nghị nguyên thủ ASEAN +3), đồng thời tăng cƣờng quá trình thế chế hoá và nỗ lực xây dựng bộ luật ứng xử, cơ chế giải quyết những tranh chấp khu vực, từng bƣớc hoá giải sự chênh lệch vị thế giữa nƣớc lớn và nƣớc nhỏ, hoá giải sự khác biệt giữa các thể chế chính trị khác nhau trong khu vực.

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 42)