CÁC HỌC THUYẾT TỪ NĂM 1953 1992

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 79)

Sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc trƣng của chính sách ngoại giao Nhật Bản là ngoại giao kinh tế đƣợc bắt đầu với Học thuyết Yoshida năm 1953 tƣơng đối năng động, khôn khéo và thận trọng, theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ƣớc an ninh Mỹ - Nhật để phòng thủ đất nƣớc và tập trung phát triển kinh tế, góp phần đáng kể nâng cao vị trí của Nhật Bản trong khu vực cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Nhật Bản, Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng, điều đó đƣợc thể hiện rõ nét trong tuyên bố của Thủ tƣớng S. Yoshida ngày 16/6/1953: " Tôi không cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các quan hệ của chúng ta với Đông Nam Á vì chúng ta không thể trông đợi nhiều ở mậu dịch với Trung Quốc. Chính phủ mong muốn mở rộng sự hợp tác có thể vì sự phồn vinh của các nƣớc Đông Nam Á dƣới hình thức vốn, kỹ thuật, dịch vụ hoặc hình thức khác để nhờ đó thúc đẩy hơn nữa các quan hệ cùng có lợi và thịnh vƣợng chung".

Đặc biệt, khi tổ chức ASEAN ra đời, quan hệ Nhật Bản - ASEAN trở thành quan hệ chiến lƣợc trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản. Với những nỗ lực không ngừng để khôi phục đất nƣớc và phát triển kinh tế, Nhật Bản đã trở thành cƣờng quốc kinh tế trên thế giới.

Sự kiện Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 21/9/1973 đã chứng tỏ Nhật Bản đang tìm kiếm một sự độc lập về ngoại giao đối với Mỹ.

Vào những năm 1974 - 1975, tình hình Đông Nam Á đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với sự thắng thế của các nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc chiến tranh Đông Dƣơng, quan hệ giữa các nƣớc ASEAN - Đông Dƣơng đƣợc thiết lập và phát triển nhanh chóng đặc biệt là vào tháng 7/1976, nhằm từng bƣớc xóa tan mối lo ngại từ phía các nƣớc ASEAN, chính phủ Việt Nam đã công bố lập trƣờng 4 điểm làm cơ sở đối ngoại với các nƣớc trong khu vực, đó là:

- Thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện, hợp tác kinh tế, văn hóa toàn diện trên cơ sở công bằng và tôn trọng lẫn nhau.

- Dù mỗi nước có đặc thù riêng nhưng nỗ lực phát triển hợp tác giữa các nước để đảm bảo hòa bình, độc lập, trung lập khu vực và thế giới.

- Không để nước ngoài sử dụng lãnh thổ vào công cuộc nội bộ và hợp tác khu vực Đông Nam Á

- Nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và chung sống hòa bình23

Nếu nhƣ năm 1973, Nhật Bản mới chỉ ký hiệp định quan hệ ngoại giao với chỉ riêng miền Bắc Việt Nam, thì tháng 7/1976, Nhật Bản đã bắt đầu quan hệ ngoại giao với Việt Nam thống nhất và ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thành lập nhóm nghiên cứu chính sách Đông Nam Á với 2 vấn đề lớn:

chi viện nhằm nâng cao tính mềm dẻo của ASEAN, góp phần xây dựng quan hệ hợp tác ASEAN - Đông Dƣơng. Nhật Bản muốn nắm vai trò cầu nối giữa ASEAN - Đông Dƣơng, điều đó đƣợc thể hiện rõ nét trong tuyên bố của ngài Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Nhật, ngày 8/7/1975: "hiện nay Nhật Bản là cƣờng quốc kinh tế khổng lồ và ổn định về chính trị. Nhật Bản rất cần phải duy trì quan hệ hiểu biết lẫn nhau với tất cả các nƣớc Đông Nam Á để duy trì hòa bình và ổn định ở Châu Á. Nhật Bản có thể đóng góp vào việc ổn định khu vực bằng cách thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và duy trì các quan hệ hữu nghị với tất cả các nƣớc mặc dù một số nƣớc có chế độ khác với chúng ta".

Với đƣờng lối ngoại giao ở thời kỳ này, cả Việt Nam và Nhật Bản đều hy vọng vào một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nƣớc nói riêng và trong khu vực nói chung.

Trên tinh thần đó, năm 1977, học thuyết Fukuda đã ra đời với nội dung chính là:

- Cam kết không trở thành cường quốc quân sự và quyết tâm đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng ở Đông Nam Á.

- Nỗ lực củng cố quan hệ tin cậy về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với các nước trong khu vực.

- Hợp tác với ASEAN để tăng cường tính độc lập của các nước này và tạo dựng hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương.

Học thuyết Fukuda đƣợc xem nhƣ là lời hứa của chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ không tái vũ trang, khẳng định Nhật Bản mãi mãi là quốc gia hòa bình, luôn mong muốn thúc đẩy ổn định và hợp tác trong khu vực. Điểm chính của học thuyết này là nó đề cập đến vai trò quan trọng hơn của Nhật Bản ở tất cả các nƣớc Đông Nam Á chứ không phải dành riêng cho ASEAN. Điều này thực sự góp phần làm dịu những căng thẳng trong khu vực khi Nhật Bản cố gắng làm cầu nối chính trị giữa nhóm nƣớc ASEAN và Đông Dƣơng.

Đây là lần đầu tiên sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã hoạch định một chính sách đối ngoại Đông Nam Á hoàn chỉnh và mở rộng, ở đó thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cả lợi ích vật chất và tinh thần của các đối tác của họ. Học thuyết Fukuda đã đánh dấu một bƣớc chuyển biến quan trọng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản, đƣợc xem là chính sách Đông Nam Á lâu dài và là hạt nhân cơ bản trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dƣơng mà Nhật Bản theo đuổi tới nay. Nội dung cơ bản đƣợc toát lên là một chính sách đối ngoại có sự chuyển hƣớng, đặc biệt chú trọng đến các quốc gia Đông Nam Á trong một mối quan hệ toàn diện. Ở đó, Nhật Bản khẳng định họ là một ngƣời bạn thực sự của các nƣớc Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Với ý nghĩa đó, học thuyết Fukuda là nền tảng đƣa quan hệ Nhật Bản - ASEAN sang một bƣớc ngoặc mới.

Tuy nhiên, vào những năm cuối thập niên 1970, mối quan hệ ASEAN - Đông Dƣơng và Nhật Bản - Việt Nam lại rơi vào tình trạng đóng băng do cuộc chiến tranh Campuchia, làm cho học thuyết Fukuda khó thực hiện đƣợc. Kể từ ngày 8/1/1980, Nhật Bản đã đơn phƣơng ngừng cấp viện trợ ODA và thực hiện chính sách ngoại giao lạnh nhạt đối với Việt Nam. Mãi đến năm 1992, sau khi chiến tranh Lạnh và cuộc chiến Campuchia đã kết thúc, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam, Nhật Bản đã cung cấp viện trợ ODA quay trở lại cho Việt Nam, đánh dấu một bƣớc tiến trong chính sách ngoại giao độc lập của Nhật Bản đối với Mỹ.

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 79)