CÁC HỌC THUYẾT TỪ NĂM 1992 1998

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 82)

Trong thời gian này, Thủ tƣớng T. Kaifu cũng có bài phát biểu nhân chuyến thăm Singapore, đây đƣợc xem là học thuyết Kaifu hay là học thuyết Fukuda 2 bởi vì nó đã làm sống lại học thuyết Fukuda năm 1977. Về cơ bản, nội dung chính sách về khu vực Đông Nam Á và Châu Á không khác nhiều so

với học thuyết Fukuda, nhƣng đã có những nội dung cụ thể hơn đối với các nƣớc Đông Dƣơng. Ông T. Kaifu cho rằng: "việc tăng cƣờng ổn định và phát triển của khu vực Đông Dƣơng sau khi đạt đƣợc hòa bình ở Campuchia là một chính sách quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự ổn định và thịnh vƣợng của Nhật Bản, các nƣớc ASEAN và toàn bộ Châu Á. Điều quan trọng là phải đƣa Đông Dƣơng bị chiến tranh tàn phá tham gia vào sự phát triển kinh tế năng động của Châu Á. Trƣớc hết các nƣớc ASEAN mở rộng quan hệ với Đông Dƣơng và Nhật Bản ủng hộ tích cực quá trình này"24

. Đƣờng hƣớng trên của ông T. Kaifu đã đƣợc đẩy mạnh thêm bởi Thủ tƣớng Miyazawa. Đầu năm 1993, ông Miyazawa đã tán thành một chƣơng trình viện trợ đa phƣơng của Nhật và đƣợc coi nhƣ là bổ sung cho chƣơng trình viện trợ đơn phƣơng của Nhật cho các nƣớc ASEAN. Ông đã đƣa ra đề nghị là Nhật nên cùng hợp lực với các nƣớc ASEAN trong việc cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc kém mở mang bằng cách kết hợp ngân quỹ của Nhật với nhân sự của Đông Nam Á. Một mạng lƣới vận chuyển mới giữa Thái Lan và Việt Nam chắc sẽ là dự án đầu tiên. Một động thái thể hiện sự quan tâm từ phía Nhật Bản sau đó là sự kiện ông T. Murayama, vị thủ tƣớng đầu tiên của Nhật Bản sang thăm Việt Nam vào tháng 8/1994. Chuyến thăm của ông đã khẳng định chính sách" Nhìn về Việt Nam" của chính phủ Nhật Bản.

Vào tháng 7/1995, một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đó là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, đã tăng cƣờng sức mạnh cũng nhƣ góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ trong tổ chức ASEAN. Từ nay trở đi, Việt Nam sẽ nằm trong chính sách ASEAN của Nhật Bản, đồng thời là cơ hội để Việt Nam tham gia và các kế hoạch của ASEAN đối với Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung.

Tháng 1/1997, Thủ tƣớng R. Hashimoto sau khi lên cầm quyền đã tiến hành chuyến công du 5 nƣớc ASEAN(Bruney, Indonexia, Malayxia, Việt Nam và Singapore) và tại Singapore, ông đã đọc bài diễn văn quan trọng tuyên bố chính sách Đông Nam Á hay còn gọi là học thuyết Hashimoto với nội dung chính là:

- Tăng cường đối thoại cấp cao

- Hợp tác văn hóa đa dạng theo hướng chung sống và kế thừa truyền thống.

- Cùng nhau đối phó với những vấn đề toàn cầu

Trên cơ sở đƣờng lối đối ngoại đó, Thủ tƣớng R. Hashimoto cùng phái đoàn cấp cao đã sang thăm Việt Nam. Hai bên đã thảo luận về phƣơng hƣớng và các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy và mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên trong những năm tới đây. Thủ tƣớng R.Hashimoto đã khẳng định: "Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng cƣờng tài trợ phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích các công ty Nhật Bản đẩy mạnh đầu tƣ và buôn bán với Việt Nam"

Học thuyết Hashimoto đánh dấu một bƣớc ngoặc trong sự điều chỉnh chính sách của Nhật Bản thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Về cơ bản, học thuyết Hashimoto không bao hàm điều gì mới, bởi nó là đƣờng hƣớng chính mà Nhật Bản theo đuổi từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên, học thuyết Hashimoto vẫn có một ý nghĩa quan trọng vì đây là lần đầu tiên từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản quyết tâm nắm giữ một vai trò chính trị lớn hơn ở khu vực thông qua việc tăng cƣờng đối thoại với ASEAN và công nhận vai trò của ASEAN nhƣ một lực lƣợng quan trọng về chính trị của khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng.

Một phần của tài liệu Chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam và những kết quả đạt được từ năm 1998 đến nay (Trang 82)