Những khó khăn của Nhật Bản trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mớ

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành tìm kiếm vị thế chính trị mới của nhật bản (Trang 66)

7 Tạp chí Kinh tế thg, số 59, ng y 24/3/2005, Tr.14 à

3.1.2. Những khó khăn của Nhật Bản trong việc tìm kiếm vị thế chính trị mớ

thế chính trị mới

Khó khăn lớn nhất mà Nhật Bản gặp phải đó là sự phản đối của một số quốc gia trong khu vực, do bị tác động bởi vấn đề lịch sử để lại, nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc vẫn luôn yêu cầu Nhật Bản có lời xin lỗi bằng văn bản về tội ác chiến tranh trước kia mà nước này đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc. Song, phía Nhật Bản mới chỉ có các lời phát biểu tại các diễn đàn đa phương mà thôi. Điều này, Nhật Bản chưa làm hài lòng được nhân dân châu Á và có thể nói, Nhật Bản chưa xử lý đúng đắn vấn đề lịch sử. Bởi vậy những nỗ lực của Nhật Bản hiện nay vẫn phải tăng cường giành sự ủng hộ của các nước này. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh, Liên Xô tan rã, nước Nga kế thừa những gì là của Liên Xô, song không thể mạnh như trước. Vì vậy nó tạo ra một “khoảng trống quyền lực” ở Đông Á. Vì vậy, Nhật Bản và Trung Quốc cũng muốn tranh thủ thời cơ để phát huy vai trò lãnh đạo Đông Á. Hai nước bên cạnh sự hợp tác, còn có sự kiềm chế lẫn nhau. Vì vậy Nhật Bản muốn phát huy sức mạnh kinh tế đẻ đạt mục tiêu chính trị tất yếu gặp phải trở lực từ phía Trung Quốc.

Mặc dù trong thời gian gần đây, với nỗ lực ngoại giao của ông Shinzo Abe trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc phần nào đã

lấy lại được sự tin tưởng của Trung Quốc. Song Nhật Bản vẫn chưa giành được sự ủng hộ của Trung Quốc – một nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết. Thêm nữa, Nhật Bản cũng gặp phải sự phản đối của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Hi vọng sớm được đứng trong hàng ngũ các thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Nhật Bản quả là đầy chông gai, bởi trên con đường tiến tới đó của Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn không chỉ từ phía Trung Quốc mà còn cả từ phía Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Hiện nay, chính Hàn Quốc cũng đang vận động nhiều nước ủng hộ mình trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hàn Quốc có thuận lợi, bởi hiện nay tổng thư ký của Liên Hợp Quốc là ông Ban-kimoon, vốn là một nhà ngoại giao của Hàn Quốc, là người Hàn Quốc. Song đây không phải là mục tiêu chủ yếu của Hàn Quốc, mà mục đích thật sự của nước này là nhằm phân tán phiếu bầu giành cho Nhật Bản vì “một nước muốn trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải được 2/3 số nước dự họp tán thành. Hiện nay Nhật Bản dự kiến có thể thu được 100 phiếu tán thành, nhưng so với 128 phiếu thì vẫn còn chưa đủ” [55; tr8]. Đây là thách thức mà Nhật Bản cần nỗ lực vượt qua.

Một thách thức không nhỏ nữa đó là việc cho tới hôm nay (2007), Nhật Bản vẫn chưa phải là nước độc lập hoàn toàn về chính trị, ngoại giao. Nhật Bản vẫn theo Mỹ và nhận sự bảo trợ an ninh của nước này. Mọi quyết định của Nhật Bản phần lớn dựa trên thái độ của Mỹ. Mặc dù hiện nay, “Mỹ đang hậu thuẫn việc Nhật Bản trở thành thành viên Hội đồng Bảo an nhưng lại chưa ủng hộ một cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về kế hoạch cải tổ, qua đó có

cho phép Nhật Bản có được một ghế, vì xem ra Whashington không muốn có bất cứ sự thay đổi nào so với hiện tại” [54]. Mỹ không muốn Nhật Bản phát triển ngang hàng mình. Vì như vậy, sẽ đe doạ tới vị thế siêu cường của Mỹ.

Đặc biệt, việc Mỹ duy trì căn cứ quân sự ở Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương là nhằm giám sát hành động quân sự của nhiều nước và không loại trừ cả Nhật Bản. Mặc dù, một mặt Mỹ yêu cầu Nhật Bản gia tăng khả năng quân sự để chia sẻ với Mỹ trong các hoạt động đảm bảo an ninh. Mặt khác lại ngăn chặn không cho Nhật Bản trở thành nước lớn quân sự. Điều ít ai để ý, có thể người Mỹ cũng không thể quên được sự thất bại trước quân Nhật phát xít trong trận Trân Châu Cảng trong đại chiến thế giới thứ hai. Nhưng Mỹ không công khai chỉ trích mà cố gắng “khép lại quá khứ” hướng tới sự hợp tác. Nó mang ý nghĩa giáo dục lớn đối với các nước khác, trong đó có thể có cả nước Nhật. Đây là điểm Nhật Bản có thể lưu tâm trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ, cải thiện hình ảnh đất nước trong quan hệ quốc tế. Trong quan hệ với Mỹ những yếu tố trên thực sự là một trở lực lớn đối với Nhật Bản.

Ngày nay, mặc dù nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, song các cuộc xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đặc biệt trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nơi tập trung nhiều nước lớn, có chế độ chính trị khác nhau có các lợi ích cũng khác nhau (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, các nước ASEAN…). Vì vậy đây cũng là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn và nhiều nơi trở thành điểm nóng của thế giới. Nổi bật nhất là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, phong trào ly khai ở Indonesia, Philippin và bất ổn chính trị ở Thái Lan… thực sự trở thành thách thức lớn tới

việc đảm bảo an ninh khu vực và việc phát huy vai trò của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề trên.

Không những thế, Nhật Bản là quốc gia tiềm ẩn nguy cơ xung đột lãnh thổ với các nước xung quanh: tranh chấp lãnh thổ với Nga ở quần đảo Kurile, với Hàn Quốc ở đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima), với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phong trào Điếu Ngư… Chính những tranh chấp lãnh thổ này khiến Nhật Bản khó nhận được sự ủng hộ chính trị từ các nước láng giềng; tiềm ẩn những bất hoà trong quan hệ giữa các nước này mà hiện nay nhiều sách báo gọi những cuộc tranh chấp này là “những bãi mìn nổ chậm”.

Quá trình tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản không chỉ gặp những khó khăn khách quan mà cả những khó khăn chủ quan, tồn tại bên trong nước Nhật. Đó chính là tình trạng mâu thuẫn trong các đảng phái chính trị… Ví dụ trong chương trình cải cách ngành bưu điện năm 2002 của Thủ tướng Kozomi đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của Đảng Dân chủ tự do, dẫn tới việc Thủ tướng phải cách chức Ngoại trưởng Tanaka.

Về mặt xã hội, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số, tỉ lệ sinh thấp khiến cho lực lượng lao động giảm sút ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó Nhật Bản lại phải chịu chi phí cho bảo hiểm xã hội cao. Vì nó đòi hỏi chính phủ phải có một số thay đổi để điều chỉnh hệ thống lương hưu, cải tiến cơ sở hạ tầng phù hợp với người già. Nhật Bản có khả năng phải tính đến việc tăng tuổi lao động và sử dụng nhiều người về hưu còn sức khoẻ. Đây là vấn đề thực sự khó khăn đối với Nhật Bản.

Do sự phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp cao ở giới trẻ… Từ đó trong xã hội Nhật Bản ngày càng có sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc hơn. Theo thông báo của chính phủ tính đến năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp là 4,4%, tuy có giảm so với những năm cuối thập kỉ 1990, song con số này vẫn rất cao. Trong khi đó số người hưởng trợ cấp đã tăng lên 60% trong 10 năm qua tương đương 1 triệu người. Và theo điều tra của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hiện nay ở Nhật Bản có 15% số hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo khổ [23; tr15]. Tình trạng này tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế đất nước Nhật, cản trở việc nâng cao vị thế chính trị của Nhật Bản.

Trên đây là những khó khăn chủ yếu mà Nhật Bản đã và đang phải đối mặt trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song những thuận lợi là cơ bản. Những thuận lợi ấy sẽ được Nhật Bản phát huy và làm động lực để cải tiến những khó khăn. Một khi những khó khăn đó được giải quyết thì Nhật Bản sẽ đi về đâu? Vị trí chính trị của Nhật Bản sẽ như thế nào? Đây là vấn đề cần được dự báo đầy đủ.

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành tìm kiếm vị thế chính trị mới của nhật bản (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w