Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp, thoát khỏi sự ràng buộc sau chiến tranh.

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành tìm kiếm vị thế chính trị mới của nhật bản (Trang 27 - 33)

7 Tạp chí Kinh tế thg, số 59, ng y 24/3/2005, Tr.14 à

2.1.2.Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, sửa đổi Hiến pháp, thoát khỏi sự ràng buộc sau chiến tranh.

pháp, thoát khỏi sự ràng buộc sau chiến tranh.

Năm 1954, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được thành lập. Kể từ đó đến nay đội phịng vệ ấy được tiến hành hiện đại hố đảm bảo tác chiến trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên do “Hiến pháp hồ bình” năm 1946 của Nhật Bản, trong khoản 2 điều 9 quy định: “1- Khao khát hào bình thế giới dựa trên trật tự và công bằng người Nhật Bản sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền tối cao của quốc gia và từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực làm phương tiện đẻ giải quyết các tranh chấp quốc tế; 2 - Để đạt được mục đích ở khoản 1 thì việc duy trì các lực lượng lục quân, hải quân, không quqqn cũng như các tiềm năng chiến tranh khác sẽ không được phép. Quyền tham chiến của giải quyết không được thừa

nhận”. Với quy định này của Hiến pháp không chỉ ngăn cản Nhật Bản sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà còn ngăn cấm Nhật Bản duy trì lực lượng qn sự hải, lục, khơng qn.

Sự ràng buộc trên của Hiến pháp có ảnh hưởng tới sự phát triển của nước Nhật. Ảnh hưởng tích cực của điều 9 Hiến pháp, Nhật Bản không phải tập trung vào phát triển quân sự, chi phí quốc phịng giảm. Nhờ đó Nhật Bản có điều kiện tập trung phát triển kinh tế. Chính đây là cơ hội đưa Nhật Bản từ nước bị kiệt quệ sau chiến tranh, trở thành quốc gia hùng mạnh về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng “thần kỳ”. Tuy nhiên bên cạnh đó, điều 9 này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, là một trở lực, cản trở Nhật Bản trở thành một “quốc gia bình thường” và làm cho Nhật Bản thiếu tính độc lập trong hành động. Đó cũng là lý do vì sao Nhật Bản muốn sửa đổi Hiến pháp để trở thành “một nước lớn bình thường”. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc Nhật Bản trong việc thành lập quân đội, độc lập, chủ động trong vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia và đóng góp cho các hoạt động gìn giữ hồ bình của Liên Hợp Quốc.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới có thay đổi lớn, đồng thời sức mạnh kinh tế của Nhật Bản được tăng cường, ý thức trở thành “nước lớn chính trị” và cường quốc quân sự cũng theo đó tăng lên. Sự kiện khủng bố xảy ra ở Mỹ đã trực tiếp trở thành mối đe doạ đối với an ninh của Nhật Bản. Mỹ - nhà bảo trợ an ninh của Nhật Bản đã bị tấn công, khiến cho ý thức phát triển hơn nữa lực lượng quân sự của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những lý do khiến các nhà lãnh đạo Nhật Bản xem xét lại sức mạnh phịng vệ của mình, và cũng là lý do để Nhật Bản có thêm cơ sở để tiến hành sửa đổi Hiến pháp, trước tiên là sửa đổi điều 9.

Như vậy trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị mới, việc đầu tiên Nhật Bản phải làm là sửa đổi Hiến pháp. Vấn đề sửa đổi Hiến pháp ngày càng được đặt ra đối với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, nếu như trước đây, người Nhật Bản rất dè dặt trong vấn đề sửa đổi Hiến pháp và bất cứ chính trị gia nào đề cập tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp thì coi như chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình. Ví dụ: năm 1978, chủ tịch Hội đồng liên quân Hiromi Kurisu đã bị cách chức vì cho rằng lực lượng phịng vệ Nhật Bản có thể áp dụng những biện pháp “ngồi Hiến pháp” nếu đối ngoại bị tấn công bất ngờ. Điều này, ý muốn nói có những ngoại lệ ngồi Hiến pháp, phải sửa đổi nó hay là sự vận dụng Hiến pháp một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện quốc tế mới. Thì ngày nay, đặc biệt dưới sự điều hành đối ngoại của Thủ tướng Kozumi, vấn đề sửa đổi Hiến pháp lại được thúc đẩy mạnh mẽ. Công việc này được người kế nhiệm ông Kozumi, tân Thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục thực hiêj. ÔNg Abe tuyên bố, một trong những vấn đề trọng tâm của ông là xem xét lại bản Hiến pháp, trong đo trọng tâm của việc sửa đổi này là điều 9.

Do bị hạn chế bởi Hiến pháp, nên quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản bị hạn chế, vì vậy để đảm bảo được an ninh trong bối cảnh mới Nhật Bản phải đảm bảo 3 yếu tố “1- Sửa đổi Hiến pháp, ghi rõ Nhật Bản có thể sử dụng quyền tự vệ tập thể và tham gia hoạt động hợp tác an ninh Liên Hợp Quốc, chủ yếu phải sửa đổi hoặc xoá bỏ mục 2, điều 9 trong Hiến pháp hiện hành.

2-Định ra đạo luật cơ bản về đảm bảo an ninh. Thông qua luập pháp giải thích lại Hiến pháp, nêu rõ có thể thực hiện quyền tự vệ tham gia hợp tác Liên Hợp Quốc trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành… Chủ trương sử dụng quyền tự vệ tập thể có giới hạn.

3-Thế hệ người Nhật Bản ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ xã hội, là những người có tinh thần dân tộc, ngày càng có nhiều người ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp. Theo điều tra của Nhật báo Mikkei, (8-1995) thì 50% người được hỏi ý kiến yêu cầu sửa đổi Hiến pháp, đến tháng 4 năm 2000 con số này đã lên tới 60,5% số người ủng hộ sửa đổi [6, tr.34].

Như vậy việc sửa đổi Hiến pháp sẽ được thực hiện theo hướng tăng cường khả năng hoạt động của lực lượng phòng vệ, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để lực lượng này có đóng góp nhiều hơn nữa cho các hoạt động quốc tế trong khuôn khổ hoạt động hợp tác an ninh của Liên Hợp Quốc.

Lợi dụng những điều kiện thuận lợi trong nước và q te, ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990, Nhật Bản đã tạo cơ sở pháp lý cho đội phòng vệ của minh ra nước ngồi. Năm 1992, Nhật Bản đã thơng qua “luật phối hợp hành động gìn giữ hồ bình với Liên Hợp Quốc” (PKO) để hợp thức hố việc đưa qn ra nước ngồi. Đặc biệt đầu năm 2000, Quốc hội Nhật Bản đã thành lập Uỷ ban điều tra Hiến pháp, bắt đầu thảo luận công khai về Hiến pháp. Hạt nhân của cuộc thảo luận là điều 9. Theo các chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, điều 9 dù có sửa đổi hay khơng, thì Nhật Bản vẫn tiếp tục mở rộng vai trị trong lĩnh vực an ninh khu vực và quốc tế. Điều này phản ánh rõ ràng kế hoạch chấn chỉnh lực lượng phòng vệ Trung hạn giai đoạn 2001 - 2005 được thông qua vào tháng 12-2000. Kế hoạch nêu ra khả năng phịng khơng và đảm bảo an tồn giao thơng trên biển, nâng cao độ tin cậy của thể chế an ninh Nhật - Mỹ, nghiên cứu kế hoạch xây dựng hợp tác khi sự cố tại các vùng quanh Nhật Bản.

Tiếp đó Nhật Bản có một loạt hành động tạo cơ sở pháp lý hơn nữa để đưa quân ra nước ngồi. Năm 2001, Nhật Bản thơng qua “luật Hiến pháp đặc biệt chống khủng bố. Năm 2003, Nhật Bản thông qua một loạt sắc luật như”. Luật tình huống tấn cơng vũ lực, “luật biện pháp đặc biệt chi viện tái thiết Iraq”, “Luật sửa đổi Hiến pháp đặc biệt chống khủng bố”… tạo điều kiện xây dựng lực lượng quân đội, hoàn thiện về mặt pháp lý để Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự ở nước ngoài… Bước tiến quan trọng trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp là việc ngày 22-11-2005, đảng dân chủ tự do (LDP) của Nhật Bản đã thông qua “luật xây dựng đội quốc phịng”. Trong đó đáng lưu ý, là việc đổi tên “Đội phịng vệ” thành “Quân phòng vệ”. Việc làm này đã được cuộc tranh luận bước sang giai đoạn tiến hành thực hiện sửa đổi Hiến pháp hồ bình.

Bên cạnh việc tăng cường sửa đổi Hiến pháp, liên tục có bước phá vỡ sự ràng buộc pháp lý về quân sự. Trong thời gian gần đây, Nhật Bản không ngừng tăng cường mở rộng trang bị về quân sự. Nguyên nhân của tình trạng này, theo các nhân vật phái hữu Nhật Bản là xuất phát từ mới được đe doạ từ phía Trung Quốc. Trong những năm đầu thế kỷ 21, sau những nỗ lực cải cách, Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt, trở thành thách thức lớn dịch vụ nhiều quốc gia trong và ngồi khu vực, trong đó có Nhật Bản. Bởi hiện nay, trong quan hệ hai nước cịn có nhiều vấn đề bất đồng như việc Thủ tướng Kozumi thường xuyên tới viếng thăm đồn Yasukumi - một ngôi đền thờ các binh sĩ chế trong chiến tranh thế giới, theo quan điểm của một số quốc gia láng giềng của Nhật Bản đó là ngơi đền thờ các “tội phạm chiến tranh”…, hay giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ… Một hành động khác của Nhật Bản cũng

khiến Trung Quốc và Hàn Quốc e ngại đó là việc gần đây Thủ tướng đương nhiệm gửi cây tới trổng ở đền Yasukuni… Thêm nữa, là vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, điển hình là việc năm 1998, CHDCND Triểu Tiên đã bắn thử tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản đe doạ an ninh của nước Nhật. Trước các mối đe doạ này, Nhật Bản phải tăng cường mở rộng trang bị quân sự.

Cùng với sự ra đời của “kế hoạch phát triển lực lượng phòng vệ trung và dài hạn” giai đoạn 2005-2009, Nhật Bản còn tăng cường năng lực tác chiến tổng hợp cho lực lượng quân sự trên 5 phương điện: Kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu thông qua việc cải tạo và nâng cấp máy bay loại F-155; triển khai kế hoạch đóng tầu mới; cải tạo hệ thống ra đa cảnh báo cũ và bố trí hệ thống ra đa mới; tăng cường hệ thống phịng thủ tên lửa dự tốn kinh phí lên tới 144,2 tỷ Yên và cuối cùng là triển khai cuộc tập trận chung Nhật - Mỹ.

Kế đó, Nhật Bản cịn thúc đẩy nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa. Theo cụ trưởng phịng vệ Nhật Bản Yoshinorri ơn việc “Nhật Bản tăng cường hệ thống phịng thủ tên lửa có thể đánh chặn được một số tên lửa tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản từ bên ngoài” [24,tr.16]. Đồng thời, từ năm 2006 Nhật Bản đã triển khai hợp tác với Mỹ để phát triển tên lửa đánh chặn mới được phóng từ tầu Aegis.

Cùng với việc tăng cường trang thiết bị hiện đại hoá lực lượng quân sự, ngân sách chi phí cho quân sự của Nhật Bản từ năm 2002 đữ vượt quá 1% GDP, tương đương trên 50 tỉ USD [68]. Với mức chi phí này, Nhật Bản đã trở thành nước đầu tư cho quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Tiến thêm một bước nữa trong việc nỗ lực trở thành cường quốc quân sự, tháng 1 năm 2007, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua quyết định thành lập “Bộ quốc phòng” dựa trên cơ sở “Cục phòng vệ” trước đây. Sự kiện này được đánh giá là bước tiến mới tỏng việc giải thích lại Hiến pháp và cho phép Nhật Bản phịng thủ tập thể và đưa qn ra nước ngồi, phát huy vai trị quốc tế của mình.

Trên thực tế, Nhật Bản đã từng bước đưa lực lượng quân sự tham gia các hoạt động quốc tế. Khi cuộc chiến tranh vùng vịnh xảy ra năm 1991, lần đầu tiên đội Phòng vệ Nhật Bản tham gia gìn thế giữ hồ bình ngồi lãnh thổ của mình. Tiếp đến cuộc chiến tranh Afghanixtan xảy ra, Nhật Bản cũng đưa quân ra nước ngồi, làm cơng tác hậu cần hỗ trợ cho quân Mỹ. Gần đây nhất vào năm 2003 trong cuộc chiến tranh Iraq, Nhật Bản cũgn đưa quân tới giúp duy trì hồ bình và tái thiết Iraq trong khn khổ hoạt động gìn giữ hồ bình của Liên Hợp Quốc.

Với những nỗ lực trên và một số hành động cụ thể của Nhật Bản trong việc gìn giữ hồ bình được quốc tế ghi nhận - Nhật Bản hy vọng sớm trở thành quốc gia qn sự bình thường, có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho an ninh khu vực và thế giới. Vượt qua những rào cản pháp lý để Nhật Bản chủ động trong hành động của mình trước những biến đổi của tình hình quốc tế, cùng với sức mạnh kinh tế, tiềm lực quân sự được tăng cường, vị trí chiến tranh của Nhật Bản sẽ được cải thiện trong tương lao.

Một phần của tài liệu chính sách đối ngoại và phong cách tiến hành tìm kiếm vị thế chính trị mới của nhật bản (Trang 27 - 33)