7 Tạp chí Kinh tế thg, số 59, ng y 24/3/2005, Tr.14 à
2.1.3. Tăng cường hoạt động đối ngoại, mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản thơng qua ngoại giao văn hố.
Ngày nay với xu thế tồn cầu hố, khu vực hố diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Xu thế ấy phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện điển hình là tồn cầu hố nền kinh tế. Cùng với sự mở rộng, hợp tác kinh tế thì hoạt động giao lưu trao đổi văn hoá ngày càng rộng mở và phát triển. Và nhiều quốc gia đã coi việc mở rộng, tăng cường đẩy mạnh ảnh hưởng văn hố của mình là biện pháp quan trọng để nâng cao địa vị của mình, Nhật Bản là một minh chứng.
Ngày từ thập kỷ 80, Nhật Bản đã coi trọng tới sự mở rộng ảnh hưởng văn hố của mình. Cùng với hợp tác kinh tế và đảm bảo an ninh, hoạt động văn hoá quốc tế đã trở thanh một trong ba trụ cột đối ngoại của Nhật Bản.
Nhật Bản đã sử dụng các hoạt động giao lưu văn hoá song phương và đa phương: tuần văn hố hữu nghị các nước; thơng qua hoạt động văn hoá thể thao - vòng chung kết thể thao thế giới, Worldcup 2002 do Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng chủ nhà. Ngoài ra Nhật Bản còn nâng cao hình ảnh đối ngoại qua các cuộc họp, hội nghị diễn ra tại Nhật Bản như hội nghị về môi trường, hội nghị các nước công nghiệp phát triển… để giới thiệu những đóng góp và trách nhiệm của Nhật Bản với cộng đồng quốc tế.
Từ thập niên 90 đến nay, giao lưu văn hoá được đẩy lên một bước nhằm thực hiện quốc tế hoá, khẳng định vị thế và đảm bảo ảnh hưởng của Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế. Sang thế kỉ XXI, thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tồn cầu: Bệnh tật hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khan hiếm nguồn tài nguyên, thiên tai… Để giải quyết vấn đề này, không chỉ đơn thuần dựa vào kinh tế, quân sự, chính trị… mà nó cần cả
những yếu tố thuộc về văn hố. Bởi chỉ thơng qua văn hố người ta sẽ hiểu nhau hơn. Qua văn hố, đặc biệt là văn hố thơng tin mới có thể tuyên truyền, mở rộng, làm cho nhiều vấn đề trở nên toàn cầu hoá.
Tham gia hoạt động đối ngoại không chỉ đơn thuần giữa các Chính phủ với nhau, mà còn giữa nhân dân với nhân dân, giữa các doanh nghiệp với nhau… Qua các kênh hoạt động đối ngoại này mà hình ảnh đất nước được tăng cường và củng cố. Nhận thức được điều này, Nhật Bản đã thơng qua chính sách kinh tế, đầu tư, viện trợ… để khẳng định bản sắc văn hoá của mình. Chẳng những vậy, nó đã hình thành nên văn hoá kinh doanh đặc trưng của Nhật Bản.
Để văn hoá thực sự trở thành một trong ba trụ cột đối ngoại, trong báo cáo cuộc toạ đàm “những ý tưởng của Nhật Bản trong thế kỉ XXI” đã đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy hoạt động văn hoá đối ngoại:
“1. Nâng cao năng lực và công khai thông tin, làm cho mọi người dân quan tâm tới chính sách đối ngoại quốc gia và có đóng góp ý kiến để đưa ra chiến lược đối ngoại.
2. Bồi dưỡng nhân tài tìm hiểu tình hình thế giới, trong đó chú trọng tới việc thành lập các viện nghiên cứu khu vực và quốc tế, thúc đẩy quốc tế hoá, coi trọng vai trị của các tổ chức phi Chính phủ, đẩy mạnh ngoại giao nhân dân.
3. Phổ cập tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh song song với tiếng Nhật trong cuộc sống hàng ngày [10; tr302]. Điều cốt lõi của kiến nghị này là phát huy vai trị của “chính trị ngơn lực” – tức là năng lực thông tin, đề xuất phương án và ra quyết định… Nếu thực hiện được
những kiến nghị trên, Nhật Bản sẽ làm chủ được dư luận quốc tế. Hay nói cách khác, bằng ảnh hưởng của văn hố, Nhật Bản làm cho tiếng nói của mình có trọng lượng hơn trong việc ra quyết định mang tính tồn cầu. Từ đó, Nhật Bản dễ dàng nâng cao được vị thế chính trị của mình trong các vấn đề quốc tế”.
Bên cạnh chiến lược ngoại giao văn hố, trong chiến lược ngoại giao chung, Nhật Bản khơng ngừng tăng cường năng lực ngoại giao. Ngay sau khi cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 kết thúc, Nhật Bản đã xem xét lại “chính sách ngoại giao tài trợ” và bắt đầu chú ý đến ảnh hưởng của sự thay đổi tình hình quốc tế với chính sách ngoại giao. Song, do trong thập kỷ 1990, kinh tế Nhật rơi vào tình trạng trì trệ, cùng với thuyết về “mối đe doạ từ Trung Quốc”… Ngoại giao của Nhật Bản được đánh giá là kém hiệu quả nếu ngoại giao ấy chưa đủ sức nâng cao vị thế chính trị của đất nước “mặt trời mọc” này.
Ngoại giao trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh đất nước. Nhật Bản trong thế kỉ XXI có những nhà lãnh đạo cách mạng sớm nhận thức được vai trò quan trọng này của đối ngoại. Điển hình là Thủ tướng Kozumi, ơng đã có bước đi và biện pháp thích hợp nhằm tạo ra một chiến lược ngoại giao hiệu quả. Việc làm đầu tiên là ông thay đổi nhân sự trong Bộ ngoại giao. Tiếp đó vào tháng 9-2004 ơng cho thành lập “Tổ điều tra nghiên cứu quan hệ đối ngoại” làm cơ quan tư vấn cho Thủ tướng và thảo ra khung chiến lược ngoại giao cho Nhật Bản. Vào ngày 28-11-2004, tổ điều tra này đã cho ra đời báo cáo “Chiến lược ngoại giao cơ bản của Nhật Bản trong thế kỉ XXI”. Đây là báo cáo trình bày toàn diện chiến lược ngoại giao trung và dài hạn của Nhật Bản trong thế kỉ mới. Chiến lược ngoại giao được đưa ra trong báo cáo dựa trên sự phân tích mơi
trường quốc tế, tình hình đối nội và đối ngoại của Nhật Bản và dựa trên tư duy mới. Nội dung của bản báo cáo chỉ ra chiến lược đối ngoại của Nhật Bản gồm những vấn đề sau:
- Bảo vệ hồ bình và an ninh Nhật Bản; - Ủng hộ tự do, dân chủ, nhân quyền; - Bảo vệ cơ chế mậu dịch tự do;
- Tích cực thúc đẩy giao lưu trong lĩnh vực học thuật, văn hoá, giáo dục giữa Nhật Bản và các nước [15; tr4].
Chiến lược ngoại giao này được Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe khẳng định và bổ sung, phát triển. Trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên 150 ngày của Quốc hội Nhật Bản vào cuối tháng 1-2007, ngồi các vấn đề đối ngoại trên, ơng Abe cịn chú trọng vào việc “tạo dựng một châu Á cởi mở và có nhiều đổi mới”. Bằng các nỗ lực này Nhật Bản không những cải thiện được quan hệ với các nước láng giềng, mà cịn tạo dựng được một hình ảnh ngày càng lớn trong quan niệm của cộng đồng quốc tế.