7 Tạp chí Kinh tế thg, số 59, ng y 24/3/2005, Tr.14 à
2.4. Nỗ lực hoạt động của Nhật Bản trong các tổ chức quốc tế, cố gắng đạt mục tiêu trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng
tế, cố gắng đạt mục tiêu trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Nỗ lực tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản được phản ánh rõ nét trong các đóng góp của nước này cho các tổ chức quốc tế của khu vực. Trong ASEM, ARF, APEC, hợp tác Đông Á… Nhật Bản có nhiều đóng góp không chỉ về mặt tài chính mà còn về ý tưởng, cơ sở pháp lý. Đặc biệt sau chiến tranh lạnh trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo vệ môi trường, vấn đề nhân quyền, viện trợ nhân đạo… Đồng thời nỗ lực trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ngày nay với mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao, kinh tế càng phát triển… thế giới đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường càng lớn, nó đe doạ sự sống của con người. Do những thảm hoạ: động đất, sóng thần, khô hạn, bão lụt… diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới gây nên nỗi lo sợ cho con người. Điển hình là vụ động đất ở Nam Á (2005), cháy rừng ở Indonesia, bão Katrina ở Mỹ, lụt lội ở châu Âu… nó đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng, tài sản của nhân loại. Tất cả những thiên tai ấy đã làm giảm đi sự nỗ lực phát triển kinh tế của các nước và toàn cầu. Đứng trước thực trạng này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác của nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển trong đó có Nhật Bản. Hưởng ứng lời kêu gọi của toàn thế giới, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực đóng góp đáng kể để giải quyết tình trạng này.
Tại hội nghị môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc vào tháng 2-1992 tại Rio de Janero, Nhật Bản đã cam kết đóng góp 8 tỉ USD cho chiến lược phát triển môi trường của các nước đang phát triển. Không chỉ đóng góp về tài chính, Nhật Bản còn có nhiều sáng kiến cho việc hình thành thể chế bảo vệ môi trường. Năm 1997, Nhật Bản là nước chủ nhà của Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển do Liên Hợp Quốc tổ chức. Kết quả một Nghị định quốc tế về môi trường được thông qua, trong đó đáng chú ý là Hiệp định về việc cắt giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường gọi tắt là Nghị định thư Kyoto. Với sự ra đời của Nghị định này, nhiều quốc gia đã cam kết cắt giảm khí thải công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính và Nhật Bản là nước tiên phong đi đầu trong việc thực hiện Nghị định này, cho tới nay Nghị định này vẫn còn hiệu lực.
Trong những năm đầu thế kỉ, với việc chủ nghĩa khủng bố tấn công vào nước Mỹ đã khiến cả thế giới lo ngại về sự bất ổn định chung. Đồng thời nhiều cuộc xung đột đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới như ở Trung Đông, Indonesia, Philippin… gây hậu quả nghiêm trọng cho dân thường. Để giải quyết tình trạng này bên cạnh các nỗ lực quân sự, Liên Hợp Quốc còn tổ chức các đợt cứu trợ nhân đạo. Tham gia chương trình cứu trợ của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản đã cung cấp thuốc men, y tế và trực tiếp cử người tới cứu trợ.
Bên cạnh các hoạt động trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, Nhật Bản còn nỗ lực hoạt động trong lĩnh vực thương mại toàn cầu. Tại hội nghị các Bộ trưởng các nước thành viên của WTO vào tháng 12-2005 Nhật Bản cam kết tăng cường hỗ trợ các nước kém phát triển. Bộ trưởng kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Toshihiro Nakai nhấn mạnh: “Nhật Bản sẵn sàng giúp các nước nghèo, hiện đang cần nhiều viện trợ nhất để họ có thể tăng khả năng xuất khẩu và được hưởng lợi từ tự do hoá thương mại” [29; tr6]. Việc làm này của Nhật Bản để giảm khoảng cách giữa các nước phát triển với các nước đang và kém phát triển. Theo cam kết này Nhật Bản sẽ hỗ trợ các nước kém phát triển này tiếp thị sản phẩm bằng việc tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại tại Nhật Bản… Không những vậy Nhật Bản còn tuyên bố viện trợ cả gói 10 tỉ USD để thúc đẩy hoạt động thương mại của các nước đang phát triển.
Với tất cả nỗ lực trong việc cải thiện quan hệ với các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực, tăng cường thực lực trong nước đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động quốc tế. Nhật Bản đang cố gắng thực hiện mục tiêu trở thành “quốc gia bình thường” và có vị thế chính trị cao trên trường quốc tế. Nhưng việc làm đầu tiên của Nhật
Bản trong thế kỉ mới này là trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tham gia Liên Hợp Quốc từ năm 1956, từ đó cho tới nay, Nhật Bản có 7 nhiệm kỳ làm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Song ước muốn trở thành nước bình thường và được công nhận về ngoại giao ngang tầm ảnh hưởng về kinh tế vẫn chưa trở thành hiện thực. Vì vậy, Nhật Bản đã bắt đầu nỗ lực giành chiếc ghế thường trực, để khôi phục hình ảnh nước Nhật mạnh về chính trị, quân sự được quốc tế thừa nhận như được công nhận về kinh tế.
Tham vọng này của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1994, khi ông Yoshi Hatano làm đại sứ Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc, song vẫn chưa có hiệu quả. Tiếp đến tháng 9-2000 ngoại trưởng Nhật Bản lại đệ trình vấn đề này lên Liên Hợp Quốc. Nỗ lực này lại được tiếp tục dưới thời Thủ tướng Kozumi và nay là ông Shin zo Abe. Mặc dù có nhiều đóng góp chiếm tới 20% ngân sách của Liên Hợp Quốc, song Nhật Bản lại không có được ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an nơi có quyền ra quan điểm về các vấn đề lớn của thế giới.
Một cơ hội lớn với Nhật Bản khi cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Kofi Annan đưa ra đề xuất cải tổ Liên Hợp Quốc vào năm 1997. Trong phương án cải tổ Liên Hợp Quốc có đề xuất nâng tổng số uỷ viên thường trực từ 15 lên 24 thành viên. Đây thực sự là một thời cơ cho Nhật Bản.
Kể từ những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, Nhật Bản không ngừng nỗ lực vận động ngoại giao giành sự ủng hộ của các nước. Nhật Bản đã giành được sự ủng hộ của 4 nước là Mỹ, Anh, Pháp, Nga – là những uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc có quyền phủ quyết, trở ngại còn lại lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Hiện nay, Tokyo đang tích cực vận động các nước Trung Á, Nam Á và Trung Đông ủng hộ mình. Nhật Bản tích cực sử dụng chính sách ngoại giao kinh tế để gây ảnh hưởng về chính trị. Điển hình là việc Nhật Bản tỏ thái độ thân thiện với Israel, đẩy mạnh kim ngạch buôn bán hai chiều từ 1,8 tỉ USD hiện nay lên tới 3 tỉ USD trong 5 năm tới [55; tr6]. Không những vậy, Nhật Bản còn tuyên bố sẵn sàng viện trợ kinh tế cho Palestin trong cuộc tái thiết kinh tế của nước này… Nhật Bản đã tiến hành các hoạt động ngoại giao tăng cường mở rộng chính trị, quân sự, hoàn thiện hơn nữa thể chế dân chủ sửa đổi Hiến pháp… để có điều kiện trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Quyết tâm trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Nhật Bản được giới lãnh đạo rất chú trọng trên đường hướng phát triển quốc gia. Ngay khi trở thành Thủ tướng, ông Abe đã khẳng định: “Nhật Bản sẽ kiên định nỗ lực tiến tới cải tổ Liên Hợp Quốc một cách toàn diện và đẩy mạnh nỗ lực trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc” [32; tr3]. Nhật Bản cùng các nước Đức, Ấn Độ, Brazil… thành lập câu lạc bộ xúc tiến cải tổ Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, các nỗ lực của Nhật Bản, cùng các nước có nguyện vọng chung trở thành Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho đến nay vẫn còn gặp nhiều rào cản. Nếu Nhật Bản sớm trở thành Uỷ viên thường trực thì địa vị chính trị của Nhật Bản trong thế kỉ mới chắc chắn được khẳng định, Nhật Bản có thể trở thành “nước bình thường có uy tín lớn. Nếu điều này trở thành hiện
thực rõ ràng Nhật Bản sẽ thực hiện được mục tiêu nâng cao vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế”.
CHƯƠNG 3