Biện pháp

Một phần của tài liệu phân tích và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công việt nam - chi nhánh 3 tp.hcm (vietinbank - chi nhánh 3 tp.hcm) (Trang 67)

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Sự luân chuyển dịng vốn giữa một bên CẦN vốn và một bên CĨ vốn nhàn rỗi đã xuất hiện quan hệ tín dụng.

Hiện nay, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng cĩ vai trị cực kỳ quan trọng đối với các Ngân Hàng nĩi riêng và cả hệ thống tài chính nĩi chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà Ngân Hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân Hàng.

Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhưng phải thấy rằng đây khơng phải tiêu chuẩn quan trọng nhất hay nĩi cách khác nĩ khơng phải mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết súc phức tạp. vì thế mọi dự đốn rủi ro của mơi trường đều mang tính tương đối. Trong mơi trường kinh doanh như vậy, đảm bảo tín dụng là một tiêu

chuẩn bổ xung những biện pháp rủi ro tín dụng diễn biến khơng thuận lợi của mơi trường kinh doanh như hiện nay.

a. Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ: Thẩm định, đánh giá, lựa chọn khách hàng để cho vay một cách chính xác, khi cho vay cần đưa ra mức tín dụng phù hợp với nhu cầu vay vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá trình cho vay địi hỏi ngân hàng phải thường xuyên giám sát tín dụng để kịp thời cĩ biện pháp xử lý thích hợp đối với khoản vay cĩ dấu hiệu khơng tốt nhằm ngăn chặn và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Tìm hiểu, phân tích và nhận định thơng tin về khách hàng

Thơng tin về khách hàng là vấn đề luơn được quan tâm của người cho vay. Đây cũng là cơ sở quan trọng của người cho vay đưa ra quyết địng cấp tín dụng hay khơng. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thơng tin về họ vẫn khơng thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những rủi ro tín dụng xảy ra.

- Làm tốt cơng tác thẩm định trong khi xem xét cho vay

Đặc thù của ngành cho vay địi hỏi cán bộ cho vay phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về thị trường, các ngành nghề, các thành phần kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất với những thị trường riêng biệt và sản phẩm đầu ra của dự án kinh doanh của khách hàng. Cán bộ cho vay cần phải xem xét lại việc thẩm định khách hàng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thẩm định, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thẩm định về khách hàng nên tập trung vào một số nội dung sau:

+ Thẩm định tư cách pháp lý của bên đi vay

+ Thẩm định về kinh ngiệm sản xuất kinh doanh của bên đi vay + Tính tốn, xác định mức thu nhập của khách hàng vay

+Thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. b. Thực hiện tốt cơng tác giám sát, xếp hạng rủi ro và những biện pháp xử lý thu hồi nợ

 Giám sát cho vay

+ Xem xét khách hàng sử dụng đúng mục đích hay khơng

+ Kiểm sốt được mức độ rủi ro cho vay phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

 Phát hiện nhanh những yếu tố bất lợi hay những khoản cho vay chính khơng đúng hướng mà chính sách cho vay đã đặt ra cho từng đối tượng khách hàng, cho từng giai đoạn.

 Việc xếp hạng rủi ro dựa trên cơ sở mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng.

 Củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương nơi cho vay với những khoản nợ lớn: Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua cho thấy vai trị của các cấp chính quyền, đồn thể trong việc hổ trợ cho người dân vay vốn, đồng thời dựa vào uy tín của các cấp chính quyền để tác động thu hồi nợ vay là rất hữu hiệu.

 Từng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn và lãnh đạo phải nắm vững cụ thể thực trạng nợ quá hạn trong phạm vi mình quản lý để từ đĩ đưa ra những biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Những mĩn nợ cĩ khả năng thu hồi ngay, cán bộ tín dụng trực tiếp xuống gặp khách hàng để đơn đốc trả nợ. Những mĩn nợ đang gặp khĩ khăn nên cần cĩ thời gian mới trả được thì tiến hành cho khách hàng lập cam kết thời gian thanh tốn dứt điểm. Trường hợp người vay khĩ khăn quá thì thu gốc trước,

thu lãi hoặc giảm miễn lãi theo chế độ quy định, các khoản nợ cĩ khả năng trả nhưnh kì kèo, tránh né khơng trả nợ thì nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Trường hợp đã động viên và áp dụng các biện pháp hành chánh nhưng chưa thu hồi được thì lập hồ sơ khởi kiện lên tồ án theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ban đầu mà khách hàng và ngân hàng đã ký kết.

c. Xác định giá trị tài sản đảm bảo

Trong hoạt động cho vay, tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro cho các khoản vay. Các tài sản này phải được định giá trên cơ sở thị trường như: tính lỏng, đầy đủ hồ sơ pháp lý, sự biến động của giá cả... từ đĩ đưa ra một giá trị hợp lý.

d. Phân tán rủi ro

“ Khơng nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”

+ Khơng tập trung cho vay một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực; + Khơng nên dồn vốn đầu tư vào một số khách hàng;

+ Cho vay hợp vốn, đồng tài trợ. e. Trích lập dự phịng rủi ro

Trích lập dự phịng rủi ro là biện pháp để khắc phục tình trạng sảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay. Mặc dù trích lập dự phịng rủi ro sẽ làm tăng chi phí cho ngân hàng, nhất là chi phí cơ hội khi khơng sử dụng nguồn vốn đĩ để đầu tư cho các đối tượng hấp dẫn và đương nhiên làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên trích lập dự phịng khơng chỉ là biện pháp mà cịn là nguyên tắc bắt buộc của ngân hàng cho vay để chống đỡ rủi ro cho vay. Khi mà các khoản cho vay nợ quá hạn mất khả năng thu hồi.

f. Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ cho vay

Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của đối với cán bộ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Biện pháp náy kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân của người cán bộ. Qua đĩ hạn chế được rủi ro xuất phát từ sai sĩt của cán bộ cho vay do quá tải trong cơng việc.

Bên cạnh những hình thức khen thưởng, động viên khuyến khích cũng cần đưa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sĩt, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà ngân hàng cĩ biện pháp sử lý khác nhau như: cảnh cáo, khiển trách; trừ cơng tác phí, trừ lương ...Biện pháp này áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay

Do đặc thù về ngành nghề địi hỏi cán bộ tín dụng khơng những nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ mà cịn phải hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại kinh doanh khác. Vì thế ngân hàng cần cĩ chính sách đào tạo bằng cách: khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phịng chống rủi ro, Các lớp cơng nghệ thơng tin ứng dụng học khoa học kỹ thuật vào cơng tác cho vay đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro sảy ra.

Tĩm lại: trên đây là một số giải pháp cơ bản về phịng chống rủi ro trong hoạt động cho vay của VietinBank chi nhánh 3 TP.HCM với mục đích ngăn ngừa và hạn chề đến mức tối thiểu xảy ra khi thực hiện hoạt động chovay.

Một phần của tài liệu phân tích và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công việt nam - chi nhánh 3 tp.hcm (vietinbank - chi nhánh 3 tp.hcm) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)