Cây Ngũ gia bì chân chim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ của cây Tam Thất Ngũ gia bì chân chim và thử nghiệm quá trình sản xuất sinh khối bằng bioreactor (Trang 29)

¾ Đặc đim thc vt hc

Ngũ Gia Bì Chân Chim còn gọi là chân chim, sâm nam, cây chân vịt tên khoa học là Schefflera heptaphylla là một loại cây có kích cỡ trung bình, luôn luôn xanh cao trên 25 m, thân cây có đường kính khoảng 80 cm. Các lá hình chân vịt có khoảng 6-8 (-11) lá chét, cuống lá dài 8-35 cm, các lá có hình ovate, chiều dài lá khoảng 7-20 cm, chiều rộng lá khoảng 3-6 cm, lá cây rất mỏng, toàn bộ mép lá còn nguyên vẹn, nhẵn nhụi, cuống lá không đồng đều có chiều dài đạt từ 1-5 cm. Cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ hay đơn lẻ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5. Bao phấn 2 ô, bầu hạ 5-6 ô. Quả hình cầu, đường kính 3-4 mm, khi chín có màu tím sẫm đen, có khoảng 6-8 hạt. Đặc điểm của cây Ngũ Gia Bì Chân Chim thường rất dễ sinh trưởng, tốc độ phát triển nhanh và chúng là loài ưa ánh sáng mặt trời, tên khoa học được sử dụng từ năm 1890 là Schefflera octophylla (Lour.). Sau đó được chuyển thành S.heptaphylla (L.) Frodin. Ngũ Gia Bì Chân Chim (Schefflera

heptaphylla) có nguồn gốc từ China, India, Malaysia, Taiwan, các tỉnh thành của Trung Quốc. (Forst và cs, 2005) [20].

¾ Phân b

Ngũ Gia Bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang. Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên) (Đỗ Tất Lợi, 2003) [1].

¾ Công dng

Ngũ Gia Bì Chân Chim là một cây chứa hợp chất saponin (saponosid) là một nhóm glycoside lớn và thuộc một trong 3 nhóm hợp chất thứ cấp quan trọng.

Trong thực tế, những người sống ở vùng ẩm thấp thường trồng cây này trong vườn nhà, quanh tường vừa làm cây cảnh vừa có tác dụng trừ muỗi rất tiện lợi. Theo cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thì cây ngũ gia

bì có khả năng chống ô nhiễm và khử được khí formaldehyd độc trong nhà (http//www.caythuocquy.info.vn [75]). Trong đông y, Ngũ Gia Bì Chân Chim là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại. Có tác dụng tốt đến hệ thần kinh trung ương, chống suy nhược thần kinh, giúp tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt... Ngũ Gia Bì Chân Chim và Ngũ Gia Bì Nhiều Gai đã được dân gian dùng từ lâu, có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh mãn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, rối loạn men chuyển transaminase cao cả hai chỉ số OT/SGPT, rối loạn nhẹ bilirubin máu toàn phần. Nhưng lại cấm chỉ định với những bệnh nhân đường máu thấp. Rượu Ngũ Gia Bì chữa đau nhức khớp xương, giúp ăn ngủ ngon (http//www.camnangsuckhoe.vn) [74].

Có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuốc còn có tác dụng kháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (http://www.caythuocvn.com [76]).

Ngũ Gia Bì có tác dụng an thần, điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình ứ chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường, (http://www.caythuocvn.com [76]).

Ngũ Gia Bì có tác dụng kháng viêm cả đối với viêm cấp và mãn tính, có tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (http://www.caythuocvn.com [76]).

¾ Đặc thù v mt dược hc

Saponin có trong nhiều loài thực vật, cả thực vật hoang dại lẫn thực vật gieo trồng. Có hai loại saponin, đó là saponin acid (triterpenoid saponin) và saponin trung tính (steroid saponin). Saponin acid có mặt chủ yếu trong thực vật gieo trồng còn saponin trung tính có mặt chủ yếu trong thực vật hoang dại,

đặc biệt là trong thảo dược. Nhóm cây đậu như đậu tương, đậu Hà lan, cỏ luzern… và một số cây cỏ có tính chất tạo bọt như rễ cây xà phòng (soap root), vỏ cây xà phòng (soap bark)… khá giầu saponin. Saponin khi thủy phân cho glycon (gốc đường, bao gồm glucose, arabinose, xylose và acid glucoronic) và aglycon (gốc sapogenin, bao gồm saponin trung tính và saponin acid).

Schefflera heptaphylla là một thành viên của họ nhân sâm. Nó là một cây thân gỗ sống lâu năm. Các gốc rễ của cây được biết đến với đặc tính có lợi của chúng. Những đặc tính này là do sự hiện diện của các hợp chất saponin là thành phần quan trọng thuộc nhóm glycoside. Các sản phẩm của nhân sâm có chứa nhiều hữu ích chứa các thành phần như ginsenosides (saponin triterpene), polyacetylenes, các hợp chất polyphenolic và có tính axit polysaccharides. Trong số các thành phần này, ginsenosides được coi là các hợp chất chính được tích lũy trong rễ của họ nhân sâm (Kim và cs, 2009 [29]).

Trong nhân sâm đã được chứng minh là có loại saponin dammarane (tetracyclic glycosides tnterpenoid), thường được gọi ginsenosides, là thành phần chính của chất chuyển hóa (Shibata và cs, 1985 [51]). Theo nghiên cứu hiện nay có hơn 30 ginsenosides (Smith và cs, 1996 [53]). Ginsenosides có nồng độ thay đổi ở các bộ phận khác nhau của cây. Các ginsenoside trong họ nhân sâm được tích lũy trong nụ hoa> rễ> lá> thân rễ> hạt giống (Nah và cs, 1997 [38]). Các bộ phận khác nhau của gốc cũng có ginsenoside khác nhau: như nhân sâm 5-6 năm tuổi thường chứa từ 0,7 - 3,0% saponin tổng số (Soldati và cs, 1984 [54]). Những ảnh hưởng từ môi trường ảnh hưởng đến khả năng tạo các hợp chất saponin của cây nhân sâm. Ảnh hưởng này bao gồm nồng độ chất dinh dưỡng và kết cấu của chất dinh dưỡng, độẩm của đất và không khí, và điều kiện ánh sáng (Begoniasing và cs, 2001) [11].

Vỏ thân cây chứa 0,9-1% tinh dầu. Các saponin thuộc nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng, với ursan 12-ene glycosid và olean 12-ene glycosid đã biết. Nghiên cứu các glycosid này có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt lần đầu tiên Sung cùng với các nhóm tác giả khác (1992) đã phân lập xác định được asiticosid có mặt trong vỏ thân cây Ngũ Gia Bì Chân Chim của Việt Nam với hàm lượng 0,005% (http://www.duoclieu.org.vn [77].

Lá cây Ngũ Gia Bì Chân Chim có các saponin chủ yếu thược nhóm lupan, trong đó chất có hàm lượng cao nhất là 3-α-hydroxylup-20ene-23 (http://www.duoclieu.org.vn [77]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ của cây Tam Thất Ngũ gia bì chân chim và thử nghiệm quá trình sản xuất sinh khối bằng bioreactor (Trang 29)