được chuyển hoá tại Hà Giang trên hai điểm thí nghiệm ở Tuyên Quang và Hà Giang.
Sơ lược về điều kiện khí hậu đất đai, ở hai điểm thí nghiệm: Điểm 1: Khu vực Bắc Quang – Hà Giang
Điểm đặt thí nghiệm tại thôn Ngần Trung, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang – Hà Giang, nơi đây có độ cao trung bình 200m so với mực nước biển.
- Lượng mưa: Điểm thí nghiệm nằm trong khu vực có lượng mưa cao nhất cả nước lên tới > 4000mm/năm.
- Đất đai: Đất Feralit màu xám vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Điểm thí nghiệm có đá lộ đầu đường kính 40 – 60 cm. Tỷ lệ đá lẫn > 15%. Độ sâu tầng A+B mỏng, < 70 cm.
- Thực bì chủ yếu là ba soi, cỏ rác, cỏ chỉ xen nứa tép phát triển tốt.
- Lịch sử trên đất này trước khi trồng khảo nghiệm đã trồng Keo tai tượng, năng suất đạt 80 m3/ha/8 năm, thuộc loại khá so với năng suất của khu vực này.
* Đặc thù điểm này có lượng mưa rất lớn, xuất hiện đá lộ đầu, đất nhiều đá lẫn, tầng đất mỏng nên nhiều hố không cuốc đạt tiêu chuẩn, cây sinh trưởng chậm hơn so với ở Hàm yên.
Điểm 2: Khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang.
Điểm đặt thí nghiệm tại Km 37, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang, nơi đây có độ cao trung bình 130m so với mực nước biển.
25
- Lượng mưa trung bình 1900 - 2000mm/năm.
- Đất đai: Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Không có đá lộ đầu, tỷ lệ đá lẫn < 5%. Độ sâu tầng A+B > 70 cm.
- Thực bì chủ yếu là cỏ ba cạnh, ba soi, cỏ rác, cỏ chỉ phát triển tốt. Lịch sử trên đất này trước khi trồng khảo nghiệm đã trồng thông, năng suất rất thấp đạt 50-70 m3/ha/15 năm.
* Nhìn chung điểm này rất thuận lợi cho việc triển khai thí nghiệm, cây trồng sinh trưởng tốt hơn điểm Hà Giang.