Tỷ lệ sống, hệ số biến động của cây từ tra hạt thẳng 39

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 41)

Theo dõi , thu thập số liệu, phân tích, đánh giá tỷ lệ sống, tăng trưởng, năng suất của cây được tạo rừng bằng phương pháp tra hạt thẳng so với cây được trồng bằng cây con có bầu gieo từ vườn ươm.

Bảng 3.12: Tỷ lệ sống và hệ số biến động ở các công thức thí nghiệm tại 42 tháng tuổi (2009-2012) Chỉ tiêu Công thức Tỷ l(%)ệ sống Hệ số biến động (%) Xử Lý 1 phút đem gieo 70,3 35,0

Không Xử Lý đem gieo 50,1 35,0

Không XL nước; gieo đốt rác trên mặt 80,2 28,0

Xử Lý nứt nanh đem gieo 78,0 40,0

Trồng cây con có bầu 90,0 20,0

D1.3

T.B 74,0 33,0

Xử Lý 1 phút đem gieo 28,0

Không Xử Lý đem gieo 22,0

Không XL nước; gieo đốt rác trên mặt 26,0

Xử Lý nứt nanh đem gieo 36,0

Trồng cây con có bầu 16,0

Hvn

T.B 26,0

Bảng 3.12 cho thấy:

- Nhìn chung tỷ lệ sống khi tra hạt thẳng không cao bằng trồng cây con có bầu (70 < 90%). Tỷ lệ sống ở công thức không xử lý đem gieo có tỷ lệ sống

40

thấp nhất (50%). Các công thức xử lý qua nước, xử lý nứt nanh, đốt rác bên trên mặt đất cho tỷ lệ sống cao hơn (73-80%). Nguyên nhân: không được xử lý hạt mọc chậm hơn, gặp điều kiện bất lợi như xói mòn, đất vùi làm cây chết. Do vậy khi áp dụng tra hạt thẳng ta cần phải xử lý hạt trước khi gieo sẽ cho tỷ lệ thành rừng cao.

- Tăng trưởng đường kính trung bình rừng tra hạt thẳng đạt 8,7 cm (bình quân 2,17 cm/năm). Hệ số biến động rừng tra hạt thẳng tương đối cao, thường cao hơn trồng bằng cây con có bầu, điều này có thể do cây con đem trồng được chọn theo tiêu chuẩn của quy trình trồng rừng.

- Tăng trưởng chiều cao vút ngọn trung bình rừng tra hạt thẳng đạt 10,2 m (bình quân 2,55 m/năm). Hệ số biến động chiều cao thấp hơn ở đường kính (26 <33%); Trồng bằng cây con có bầu, hệ số biến động thấp nhất, điều này cũng được giải thích như ở đường kính, do cây con chọn ở vườn ươm đem trồng đạt tiêu chuẩn đồng đều hơn.

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)