Tăng trưởng chiều cao (Hvn) hàng năm và bình quân năm 34

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 36)

Bảng 3.9 cho thấy:

Tăng trưởng chiều cao hàng năm:

Lượng tăng trưởng hàng năm (Số liệu năm sau – năm trước) cho ta biết được năm nào cây tăng trưởng, phát triển mạnh nhất, giảm ở tuổi nào?

- Thí nghiệm tại điểm Hàm yên: Lượng tăng trưởng hàng năm mạnh nhất ở năm thứ hai từ 3,28 đến 4,29 m/năm. Năm thứ ba lượng tăng trưởng chỉ từ 1,74 – 1,90 m/năm. Năm thứ tư lại tăng từ 2,16 – 2,48 m/năm.

- Thí nghiệm tại điểm Bắc Quang: Lượng tăng trưởng hàng năm khá hơn thí nghiệm tại Hàm yên và mạnh nhất ở năm thứ hai từ 3,83 đến 4,14 m/năm. Năm thứ ba lượng tăng trưởng chỉ từ 2,39 – 2,49 m/năm. Năm thứ tư tăng mạnh hơn cả năm thứ hai, từ 4,01 – 4,45 m/năm.

Nhìn chung cả hai điểm, năm thứ tư (42 tháng tuổi) đều tăng mạnh hơn năm thứ ba (30 tháng tuổi).

Tăng trưởng chiều cao bình quân năm:

Lượng tăng trưởng bình quân năm (Số liệu tại tuổi thu thập/số năm tuổi) cho ta biết được cây trồng từ nguồn hạt giống nào mạnh hơn. Đến năm thứ tư, chiều cao cây trồng từ các nguồn hạt giống khác nhau vẫn tăng từ 2,2 – 3 m/năm.

- Thí nghiệm tại điểm Hàm yên: Đến năm thứ tư, lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao có bình quân thấp nhất là 2,29 m (cây trồng từ hạt rừng giống Hàm Yên); cao nhất là 2,67 m (cây trồng từ hạt rừng giống Đông Hà). Cây trồng từ hạt rừng giống Quang Bình và Phù Ninh ở mức trung bình trong 4 giống tham gia khảo nghiệm, từ 2,37 – 2,41 m/năm.

- Thí nghiệm tại điểm Bắc Quang: Cũng ở năm thứ tư, lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao thấp nhất là 2,89 m (cây trồng từ hạt rừng giống Quang Bình); cao nhất là 3,07 m (cây trồng từ hạt rừng giống Đông Hà). Cây

35

trồng từ hạt rừng giống Hàm Yên và Phù Ninh ở mức trung bình trong 4 giống tham gia khảo nghiệm, từ 2,96 – 2,97 m/năm.

Bảng 3.9: Tăng trưởng chiều caoở thời điểm 6, 18, 30 và 42 tháng tuổi

Tăng trưởng Hvn hàng năm (m/năm) Tăng trưởng Hvn bình quân năm (m/năm) Điểm trồng TN Nguồn hạt giống 6 18 30 42 6 18 30 42 Đông Hà (Q.Trị) 2,03 4,29 1,90 2,16 2,03 3,31 2,84 2,67 Phù Ninh (Phú Thọ) 1,71 3,74 1,74 2,17 1,71 2,88 2,50 2,41 Quang Bình ( H.Giang) 1,49 3,42 1,80 2,46 1,49 2,61 2,34 2,37 Hàm Yên Hàm Yên (T.Quang) 1,27 3,28 1,85 2,48 1,27 2,43 2,23 2,29 Đông Hà (Q.Trị) 1,17 4,14 2,49 4,19 1,17 2,81 2,70 3,07 Phù Ninh (Phú Thọ) 1,09 4,01 2,44 4,06 1,09 2,70 2,61 2,97 Quang Bình ( H.Giang) 1,00 3,83 2,40 4,01 1,00 2,57 2,51 2,89 Bắc Quang Hàm Yên (T.Quang) 0,80 3,89 2,39 4,45 0,80 2,50 2,46 2,96

Hình 3.5a: Biểu đồ tăng trưởng bình quân năm về chiều cao tại điểm Hàm yên

Xét biểu đồ hình 2a; 2b cho thấy: Xu thế của tăng trưởng bình quân năm hai điểm thí nghiệm có dạng khác nhau và mức tăng trưởng cũng khác nhau về

36

lượng. Nếu điểm thí nghiệm tại Hàm yên ở 42 tháng tuổi, lượng tăng trưởng bình quân chủ yếu tập trung < 2,5 m/năm, thì ở Bắc Quang biểu đồ dốc hơn ở 42 tháng tuổi, lượng tăng trưởng bình quân chủ yếu tập trung > 2,9 m/năm. Điều này có thể do điều kiện lập địa, khí hậu ở Bắc Quang thuận lợi hơn cho tăng trưởng của loài Keo tai tượng.

Hình 3.5b: Biểu đồ tăng trưởng bình quân năm về chiều cao tại điểm Bắc Quang

Ta còn thấy năm thứ tư, tăng trưởng chiều cao cây trồng từ hạt rừng giống Hàm Yên có vẻ tăng trưởng mạnh nhất so với các giống còn lại về lượng tăng trưởng hàng năm ở cả hai điểm thí nghiệm và vượt hơn so với cây trồng từ hạt rừng giống Quang Bình về tăng trưởng bình quân năm tại điểm Bắc Quang.

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)