Tỷ lệ sống, hệ số biến động của cây trồng theo các công thức 44

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 46)

Bảng 3.16a cho thấy: Điểm Hàm yên – Tuyên quang có điều kiện vùng thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển của Keo tai tượng nên rừng trồng có tỷ lệ sống rất cao, đa số các công thức thí nghiệm đếu đạt tỷ lệ sống > 94%. Riêng công thức loại bỏ 10% cây kém hơn ngay từ vườn ươm có tỷ lệ sống thấp hơn (90,8%).

45

Bảng 3.16a: Tổng hợp tỷ lệ sống, biến động của các công thức thí nghiệm đến năm thứ 5(2008 – 2012) tại Hàm Yên - Tuyên Quang

Chỉ tiêu Công thức TLS% S% loai 10 % 90 27,9 loai 20 % 100 23,9 loai 30 % 94 24,0 loai 40 % 96 26,3 loai 50 % 99 24,9 Đường kính Total 96 25,6 loai 10 % 19,0 loai 20 % 18,9 loai 30 % 21,2 loai 40 % 19,3 loai 50 % 19,3 Chiều cao Total 19,8

Hệ số biến động phản ánh mức độ đồng đều của rừng thí nghiệm, số liệu ở Bảng 3.16a cho thấy biến động về đường kính giữa các loại công thức chênh lệch nhau không đáng kể (dao động từ 24,0 % đến 27,9%).

Hệ số biến động về chiều cao nhỏ hơn đường kính, biến động về chiều cao dao động từ 19% đến 21%.

Thể tích thân cây (V/c) ở giai đoạn 54 tháng tuổi (2008 – 2012), cho thấy các công thức loại bỏ 20%; 30%; 50% có V/c lớn hơn các công thức chỉ loại bỏ 10%. Chênh lệch giữa công thức loại bỏ 50% và 10% là 0,014, vượt 32%. Chênh lệch giữa công thức loại bỏ 20% và 10% là 0,013, vượt 29,5%. Số liệu bảng 3.16b.

Nếu tính sản lượng gỗ khai thác vượt 30 m3 (Nếu lấy năng suất về sản lượng gỗ 100 m3/ha), sẽ cho thêm khoản tiền từ 12,0 triệu đồng (theo đơn giá cây đứng, gỗ nguyên liệu 400 nghìn đồng/m3). Trong khi đó mua 3000 cây giống/ha và loại bỏ cao nhất 50% = 1500 cây/ha (Công thức 5 = 50%) thì cũng chỉ mất 450 nghìn đồng/ha (giá 300 đ/cây). Tính lãi ngân hàng 12% năm của 450 nghìn đồng/ha.8 năm = 600.000, đồng. Trong khi đó 12 triệu – 600 nghìn đồng =

46

11,4 triệu đồng/ha lãi thêm trong 8 năm như vậy lợi nhuận sẽ là con số không nhỏ nếu tính cho hàng trăm đến hàng nghìn ha rừng trồng…

Bảng 3.16b: Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến thể tích thân cây ở

năm thứ 5(2008 – 2012) tại Hàm Yên - Tuyên Quang

V/c Trung bình, alpha=,05 (m3) Chỉ tiêu Congthuc N 1 2 loai 10 % 107 0,042 loai 40 % 111 0,046 loai 30 % 109 0,048 0,048 loai 20 % 113 0,055 loai 50 % 118 0,056 Duncan(a,b) Sig. 0,238 0,062

Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a.Uses Harmonic Mean Sample Size = 111.475.

b.The group sizes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed.

Mặt khác, hạt giống Keo tai tượng hiện nay ở nước ta có sẵn, giá không cao (Hạt từ rừng giống chuyển hoá từ 1 triệu – 2 triệu đồng/kg). Mỗi 1 kg gieo ươm được trung bình 50 nghìn cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Gieo được ta loại bỏ 25 nghìn cây trước khi đảo bầu lần 1, chỉ lấy 25 nghìn cây chăm sóc, đem trồng (giá từ 40 đồng lên 80 đồng/cây + công gieo ươm, các khoản; giá thành lớn nhất chỉ đến 200-250 đồng/cây).

Tóm lại nếu tự sản xuất được cây con, áp dụng mức độ tuyển chọn cây giống cao sẽ đem lại lợi nhuận > 11 triệu đồng/ha/8 năm đối với Keo tai tượng ở Hàm Yên. Rừng sẽ cho chất lượng gỗ, sự đồng đều cao hơn.

Để xem xét kỹ hơn ta phân tích ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tăng trưởng đường kính, chiều cao trong phần trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 46)