Kết quả nghiên cứu tăng trưởng của cây con và ảnh hưởng của cây giống

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 45)

Tuyên Quang và Sơn La.

a)Điều kiện khí hậu, đất đai tại điểm trồng rừng thí nghiệm ở Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang).

Vị trí địa lý nằm ở 22004’ vĩ độ Bắc và 105002’ kinh độ Đông.

Độ cao so với mặt biển khoảng 70 m. Nhiệt độ bình quân năm là 23,80C. Lượng mưa trung bình là 1.875 mm/năm, phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 8 (lượng mưa là 355,3 mm), mưa ít nhất vào tháng 12. (lượng mưa là 22,7 mm). Độ ẩm không khí bình quân năm là 86 %. (Theo tài liệu “Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam” tập 1 - Chương trình tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước 42A. Tổng cục khí tượng thuỷ văn Hà Nội 1989).

Theo số liệu của Trạm khí tượng Hàm Yên cung cấp năm 2006 và 2007 thì lượng mưa bình quân năm ở đây đã giảm đi như sau: năm 2006 là 1.523,4 mm và đến năm 2007 lượng mưa bình quân năm lại giảm tiếp chỉ còn 1.467,9 mm (Phụ biểu khí tương thuỷ văn).

Địa hình: Thí nghiệm trên quả đồi và dải núi thấp có độ dốc từ 20 - 25 độ. Đất đai: đất Feralite màu nâu đỏ, còn tính chất đất rừng, tầng đất dày, khá tốt. Diện tích này trước đây đó trồng loài thông đuôi ngựa từ năm 1982 và khai thác đầu năm 2008.

44

b)Điều kiện khí hậu, đất đai tại điểm trồng rừng thí nghiệm ở xã Mường cơi – Huyện Phù yên – Tỉnh Sơn la.

Mường cơi nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 và mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có sương muối xuất hiện từ tháng một đến tháng hai hàng năm. Nhiệt độ thấp nhất là 80c, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 từ 33 – 340c (Theo tài liệu “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến 2010 ” của Uỷ ban nhân dân xã Mường Cơi hoàn thành năm 2007)

Địa hình: Là những giải đồi bát úp có độ cao so với mực nước biển từ 300 - 400 m có độ dốc > 300

Đất đai: Đất Feralite màu vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Độ sâu tầng đất 30-80(cm), thành phần cơ giới: Thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn 5- 10%, diện tích đất này là đất nương dẫy đã được người dân canh tác nông nghiệp trên nhiều năm.

Thực bì: Thực bì là trảng cỏ cây bụi có sinh trưởng bình quân 0,5 – 1,5 m, độ che phủ 30 – 70 % chủ yếu là cỏ may, ở chân đồi còn lác đác ít cây bụi như sim, mua, sầm sì, và cỏ dày phát triển.

Một phần của tài liệu Theo dõi, đánh giá một số thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy đã được thiết lập từ năm 2008 (Gộp 3 đề tài chuyển tiếp của năm 2011) (Trang 45)