Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng cho từng loài theo các công thức thí nghiệm 1 Đối với loài Bạch đàn mô (U6).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 49)

III. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được.

3.1.Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng cho từng loài theo các công thức thí nghiệm 1 Đối với loài Bạch đàn mô (U6).

3.1.1. Đối với loài Bạch đàn mô (U6).

Sinh trưởng của rừng trồng năm thứ ba được đánh giá chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu chính là: tỷ lệ sống (%); D1.3; Hvn; Dt; Vt; cấp sinh trưởng, kết quả được tập hợp trong các bảng sau:

Bảng 01: Ảnh hưởng của công thức đến các chỉ tiêu sinh trưởng tỷ lệ sống (%); D1.3; Hvn; Dt; Vt; cấp sinh trưởng của bạch đàn. Cấp sinh trưởng (%) Công thức Tỉ lệ sống (%) Đường kính D1.3 (cm) Chiều cao Hvn (m) Đường kính tán Dt (m) Thể tích thân cây (dm3) Tốt TB Kém CT 4 Bd : thuần loài (ĐC) 54.2 5.8 5.67 1.39 8.26 24.7 33.8 41.5 CT 5 KL + Bd HG theo hàng 63.8 6.3 5.62 1.40 9.46 35.8 22.4 41.8 CT 7 KL + Bd HG theo cây 60.3 6.4 6.32 1.45 10.73 45.7 21.4 32.9 Trung bình 59.2 6.1 5.87 1.42 9.49 35.4

Kết quả theo dõi rừng trồng Bạch đàn tại thời điểm 31 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ sống trung bình của Bạch đàn ở các công thức là 59.2%, trong đó CT 4 rừng trồng Bạch đàn thuàn loài có tỷ lệ sống thấp nhất là (54.2%) tiếp đến là CT 7 (60.3%) và cao nhất là CT 5 (63.8%). Kết quả phân tích phương sai ở (phụ lục 01) cho thấy tỉ lệ sống của bạch đàn ở 3 công thức là chưa có sự sai khác rõ rệt (Sig > 0.05).

Sinh trưởng đường kính D1.3 trung bình của Bạch đàn ở các công thức là 6.1cm, trong đó sinh trưởng đường kính D1.3 ở CT 7 là lớn nhất (6.4cm), tiếp đến là CT 5 (6.3cm) và thấp

      

       7                

nhất là công thức 4 (5.8cm). Kết quả phân tích phương sai ở (phụ lục 01) cho thấy sinh trưởng vềđường kính D1.3 của Bạch đàn ở 3 công thức là có sự khác nhau rõ rệt (Sig < 0,05)

và được phân chia thành 2 nhóm. Nhóm sinh trưởng kém nhất là Bạch đàn ở công thức 4,

nhóm 2 sinh trưởng tốt hơn gồm công thức 5 và 7.

Đối với chiều cao vút ngọn, sự khác nhau của Bạch đàn giữa 3 công thức cũng được chia ra làm hai nhóm (phụ lục 01). Trong đó chiều cao của Bạch đàn ở công thức 7 (6.32m) là lớn nhất và nằm ở nhóm 1. Công thức 4 (5.67m) và công thức 5 (5.62m) là nhỏ nhất và nằm cùng một nhóm.

Đối với đường kính tán, sự khác nhau của Bạch đàn giữa 3 công thức cũng được chia ra làm hai nhóm (phụ lục 02). Trong đó đường kính tán của Bạch đàn ở công thức 7 (1.45m) là lớn nhất. Công thức 5 (1.40m) thứ hai và công thức 5 (1.39m) là nhỏ nhất.

Đối với Thể tích thân cây, sự khác nhau của Bạch đàn giữa 3 công thức cũng được chia ra làm hai nhóm (phụ lục 02). Trong đó chỉ số thể tích thân cây của Bạch đàn ở công thức 7 (10.73dm3) là lớn nhất. Công thức 5 (9.46dm3) thứ hai và công thức 4 (8.26dm3) là nhỏ nhất.

Qua bảng 01cho thấy tỷ lệ cây sinh trưởng cấp 1 chiếm phần lớn trong các công thức thí nghiệm, trong đó cao nhất là công thức 7 (45.7%), sau đó đến công thức 5 (35.8%) và thấp nhất là công thức 4 (24.7%). Kết quả kiểm tra bằng tiêu chuẩn χ2 ở (phụ lục 03) cũng cho thấy Asymp.Sig.(2-sided) > 0,05 như vậy là ở giai đoạn đầu chưa có sự sai khác về chất lượng sinh trưởng của Bạch đàn giữa các công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 49)