Đánh giá tỷ lệ đổ,gãy của cây Keo lai theo các công thức trồng hỗn giao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 61)

I. Đặt vấn đề.

3.1. Đánh giá tỷ lệ đổ,gãy của cây Keo lai theo các công thức trồng hỗn giao

Tỷ lệ đổ gãy của cây Keo lai trong điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp đã được nhiều người quan tâm và cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, trong năm 2012 trên địa bàn thiết lập thí nghiệm hiện tượng lốc xoáy, gió bão mạnh hầu như không xuất hiện, do vậy tỷ lệ cây Keo lai bịđổ, gãy trong các công thức thí nghiệm là không đáng kể. Nguyên nhân một số cây Keo lai bị đổ, gãy chủ yếu là do khi cây còn nhỏ, lại trong

∑= = max 1 Xj Xij n = ∑ Xij Xj n min 1

điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc lớn khi gặp mưa to thường bị đá lẫn đè gãy hoặc làm

đổ cây. Kết quả tổng hợp tỷ lệđổ, gãy của Keo lai trong 6 công thức thí nghiệm được thể

hiện ở bảng sau:

Bảng 01: Ảnh hưởng của các công thức đến tỷ lệđổ,gãy của Keo lai

Tỷ lệ gãy, đổ của cây Keo lai (%) Công thức Gãy (%) Đổ (%) Đổ + Gãy (%) CT1 KL + KH: HG theo hàng 0 0 0 CT2 KL : Thuần loài (ĐC) 0.8 3.9 4.7 CT5 KL+ Bd: HG theo hàng 0 6.1 6.1 CT6 KL + KH: HG theo cây 1.1 4.3 5.4 CT7 KL + Bd: HG theo cây 1.0 3.8 4.8 CT8 KL + KH: HG theo băng 1.8 6.1 7.9

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệđổ, gãy của Keo lai trong các công thức dao động từ 0 - 7.9%. Trong đó cao nhất là ở CT8 (Keo lai hỗn giao keo hạt theo băng) và thấp nhất là ở

CT1 (Keo lai hỗn giao với keo tai tượng theo hàng không đổ, gãy), tỷ lệ đổ, gãy chung ở

các công thức còn lại chênh lệch nhau không nhiều. Trong các công thức số cây bị đổ

thường lớn hơn số cây bị gãy ngang thân, nguyên nhân là do ở giai đoạn đầu độ cao thân cây còn nhỏ, bộ rễ cây Keo lai chưa phát triển dẫn đến cây bị đổ, mặt khác cây bị đổ, gãy do địa hình trồng rừng độ dốc lớn khi gặp mưa to, gió lớn nước chảy mạnh làm xói mòn bề

mặt kèm với gió mạnh làm đổ, gẫy cây.

Biểu đồ sau cho thấy tỉ lệđổ, gãy của keo lai ở các công thức thí nghiệm.

Tỉ lệđổ, gãy của cây keo lai (%)

0 0.8 0 1.1 1 1.8 0 3.9 6.1 4.3 3.8 6.1 0 4.7 6.1 5.4 4.8 7.9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 CT 1 CT 2 CT 5 CT 6 CT 7 CT 8 Đổ Gãy Đổ + gãy

Biểu đồ 01: Tỷ lệđổ, gãy của keo lai ở các công thức thí nghiệm

Kết quả kiểm tra tỷ lệđổ, gãy của keo lai bằng tiêu chuẩn χ2 (phụ lục 10) cho thấy Asymp.Sig.(2-sided) > 0,05, như vậy là chưa có sự khác nhau về tỷ lệ đổ, gãy của keo lai giữa các công thức thí nghiệm. Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu xong nó là tiền

đề, cơ sở cho việc tìm ra được công thức mang lại hiệu quả sớm nhất trong việc hạn chế sự đổ, gãy của Keo lai.

IV. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

1. Rừng trồng thí nghiệm 04 ha năm thứ ba được chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật và quản lý bảo vệ tốt theo đúng nội dung của đề cương nghiên cứu.

2. Tỉ lệ đổ, gãy của Keo lai theo các công thức: thấp nhất là CT1 (đổ 0; gãy 0); tiếp đến

CT2 (đổ 0.8%, gãy 3.9); CT7 (đổ 1.0%, gãy 3.8%); CT6 (đổ 1.1%, gãy 4.3); CT5 (đổ 0%,

gãy 6.1%) và cao nhất là CT8 (đổ 1.8%, gãy 6.1%).

4.2. Kiến nghị

Năm 2012 rừng trồng thí nghiệm mới được 31 tháng tuổi nên những nghiên cứu, phân tích mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu chưa thể đánh giá chính xác được tỉ lệđổ, gãy của Keo lai ở tuổi 3 theo các công thức thí nghiệm. Chuyên đề xin được tiếp tục theo dõi, làm cơ sở cho việc đưa ra những kết luận chính xác ở giai đoạn tuổi cao hơn.

      TÓM TẮT 

Nằm trong chương trình nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ Công Thương năm 2012, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai đề tài “Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng”. Trong đó có chuyên đề "Nghiên cứu đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các kiểu rừng hỗn giao và các công thức hỗn giao".

Năm 2010, trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm sinh thái loài, điều kiện lập địa, địa hình thực tế, chuyên đề đã lựa chọn và thiết lập được 04 ha rừng trồng hỗn giao cho 3 loài cây nguyên liệu giấy chính là Keo lai (Dòng KL2), Keo tai tượng và Bạch đàn mô U6.

- Trong đó các loài trồng hỗn giao với nhau là:

¾ Keo lai + Keo tai tượng

¾ Keo lai + Bạch đàn

- Ngoài ra, đề tài còn bố trí các công thức Bạch đàn thuần loài, Keo tai tượng thuần loài, Keo lai thuần loài làm đối chứng để so sánh.

Năm 2012 chuyên đề tiếp tục triển khai công việc chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng thí nghiệm 04 ha tại Thanh Sơn - Phú Thọ.

Chuyên đề đã đạt được các mục tiêu và nội dung năm 2012 theo đề cương đã được phê duyệt. Đặc biệt 04 ha rừng thí nghiệm được thiết kế trên địa hình phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn nhưng thí nghiệm đã được thực hiện theo đúng quy trình trồng rừng sản xuất kinh doanh nguyên liệu giấy hiện hành của Tổng Công ty giấy Việt Nam.

Năm 2012 chuyên đề mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu sơ bộ đánh giá hiệu quả tổng hợp của các kiểu rừng hỗn giao và các công thức hỗn giao cho rừng trồng thí nghiệm trong năm thứ hai.

Các nội dung và kết quả cụ thểđược trình bày ở phần báo cáo chi tiết.

 

I. Đặt vấn đề.

Rừng trồng ở Việt Nam chủ yếu là rừng thuần loài đều tuổi, sinh trưởng nhanh. Vì vậy, khi sảy ra gió bão, lốc xoáy hay dịch bệnh thường gây thiệt hại lớn đến sản lượng và chất lượng rừng trồng. Đặc biệt là hiện tượng đổ, gẫy của cây keo lai, héo lá ở bạch đàn hay mối phá hoại ở keo tai tượng.

Thực tế cho thấy trên thế giới và ở Việt Nam đối tượng nghiên cứu của rừng hỗn giao chủ yếu tập trung vào các loài cây gỗ lớn, sinh trưởng chậm, hoặc các loài cây bản địa. Trong khi đó, hiện nay hầu hết rừng trồng các loài cây nguyên liệu giấy là rừng trồng thuần loài, sinh trưởng nhanh, năng suất của loại rừng trồng này là khá cao (15-25m3) Báo cáo khoa học, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, 2003, 2004, 2005). Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì rừng trồng ở nước ta là một hệ sinh thái kém bền vững cả về mặt sinh thái và kinh tế. Cấu trúc các hệ sinh thái đang bị đe dọa, kèm theo đó là những ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Việc nghiên cứu tìm ra phương thức trồng rừng hỗn giao các loài cây nguyên liệu giấy với nhau sẽ là giải pháp hữu hiệu cả về phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và đảm bảo có nguồn nguyên liệu lâu dài cho sản xuất giấy.

Từ những lý do trên, Bộ Công Thương đã cho phép triển khai đề tài: “Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng”.

II. Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mc tiêu chung

Xác định được kiểu rừng và công thức trồng hỗn giao thích hợp đem lại năng suất và chất lượng rừng trồng. Hạn chếđược sựđổ, gãy của cây Keo lai.

2.1.2. Mc tiêu năm 2012

- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các kiểu rừng trồng hỗn giao và các công thức trồng rừng hỗn giao.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Trong năm 2012, đề tài triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các kiểu rừng trồng hỗn giao và các công thức trồng rừng hỗn giao.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đối tượng và địa đim nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu là Keo lai hom dòng (KL2), Keo tai tượng (Acacia mangium)

và Bạch đàn mô dòng (U6).

Địa điểm nghiên cứu: Đội 7- Công ty lâm nghiệp Tam Thắng trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam, là nơi có địa hình phức tạp, hàng năm thường xuyên sảy ra gió bão, lốc xoáy.

2.3.2. Thiết kế thí nghim

- Diện tích thí nghiệm: Diện tích thiết lập thí nghiệm là 04 ha. - Mật độ trồng: 1.333 cây/ha (cự ly 3m x 2,5m).

- Kích thước hố trồng: 40cm x 40cm x 40cm.

- Bố trí thí nghiệm: Các công thức được bố trí một cách ngẫu nhiên, gọi là khối ngẫu nhiên

đầy đủ (Randomizcd complete Block = RCB), lặp lại 4 lần.

+ Chia toàn bộ lô rừng thí nghiệm thành 4 khối (4 lần lặp). Trên mỗi khối đồng nhất về các yếu tố hướng phơi, độ dốc, thảm thực bì.

+ Trong mỗi khối chia thành 8 ô thí nghiệm. Tổng cộng có 8 ô/khối x 4 khối = 32 ô thí nghiệm.

+ Sắp xếp ngẫu nhiên 8 công thức vào 8 ô theo từng khối bằng phương pháp rút thăm. + Số cây trong mỗi ô tùy thuộc vào từng công thức thí nghiệm

2.3.3. Thu thp s liu

- Chiều cao cây và đường kính tán lá được đo bằng thước sào có độ chính xác 1cm. - Quan sát và đếm số cây sống, cây chết trong từng ô thí nghiệm.

- Quan sát và đếm số cây bị sâu, bị bệnh hại. Ước lượng mức độ hại trên mỗi cây bị

sâu bệnh. Quan sát và mô tả triệu chứng/dấu vết sâu, bệnh hại.

- Quan sát, so sánh với cây bên cạnh và đánh giá chất lượng cây như sau: + Cây tốt: Là cây lá xanh, không sâu bệnh, thân thẳng, sinh trưởng tốt. + Cây xấu: Là cây lá vàng nhạt, có sâu bệnh, thân cong, sinh trưởng kém. + Cây trung bình: Là cây dạng trung gian giữa cây tốt và cây xấu.

2.3.4. X lý s liu

Số liệu thu thập được tính toán, xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 và Microsoft Office Excell 2007 trên máy vi tính.

* Tính các đặc trưng mẫu:

- Giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu được tính toán theo công thức sau: (2.1)

- Tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây bị sâu và tỷ lệ sâu bệnh hại của mỗi loài được tính toán theo công thức sau:

(2.2) - Hệ số biến động các chỉ tiêu D1.3; Hvn; Dt; Iv được tính theo công thức:

              (2.3) 

- Sai tiêu chuẩn của các chỉ tiêu sinh trưởng được tính theo công thức: ( )2 1 1 1 ∑ = − − ± = n i i X X n Sd (2.4)

- Thể tích thân cây được tính theo công thức: 4 . . ( ) 3 2 3 , 1 H f m D Vc = Π (2.5)

rừng trồng giữa các công thức thí nghiệm. Trong bảng phân tích phương sai ở hàng “Công thức”: (+) nếu xác suất của F (Sig) > 0,05 thì sinh trưởng (D1.3; Hvn; Dt; Vt) của loài đó ở các công thức là thuần nhất; (+) nếu xác suất của F (Sig) < 0,05 thì sinh trưởng (D1.3; Hvn; Dt; Vt) của loài đó ở các công thức không thuần nhất. Sau đó xác định mức độảnh hưởng của công thức đến sinh trưởng rừng trồng bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan.

Đối với chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng trồng (cấp sinh trưởng) và tỷ lệđổ, gãy của Keo lai, đề tài sử dụng tiêu chuẩn kiểm định χ2. Thực hiện trình lệnh: Analyze/Descriptive Statistics/crosstabs/ nhập Công thức vào Row(s)/ nhập Cấp sinh trưởng, Đổ gãy vào Column(s)/ Statistics/Chiquere/ continue/cells/ observed/ RoW/Continue/OK. Trong bảng kiểm định χ2, ở hàng “Pearson - Chiquere”: (+) nếu xác suất của χ2 (Asymp.Sig.(2-sided)) ≥

0,05 thì chất lượng rừng (tỷ lệđổ, gãy) giữa các công thức là thuần nhất và ngược lại. Tính chỉ tiêu tổng hợp ECT bằng công thức W.P.Rola.1994.

ECT hoặc ECT (2.6) Trong đó:

- ECT là chỉ số hiệu quả của mô hình canh tác (công thức, loài cây) - n là số các chỉ tiêu tham gia

- Xj max và Xj min là trị số tốt nhất (lớn nhất hoặc nhỏ nhất) - Xij là giá trị chỉ tiêu thứ j của mô hình thứ i

III. Nội dung nghiên cứu và kết quảđạt được.

3.1. So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế của các kiểu rừng hỗn giao và các công thức hỗn giao. hỗn giao.

Năm 2012 rừng trồng thí nghiệm mới được 31 tháng tuổi vì vậy đề tài chưa tiến hành

đánh giá hiệu kinh tế mà chỉ so sánh năng suất và hiệu quả tổng hợp của các kiểu rừng hỗn giao và các công thức hỗn giao.

Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của từng loài và các công thức trên, kết hợp với việc kế thừa số liệu về suất đầu tư, chăm sóc và quản lý bảo vệ

rừng trồng năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba của Công ty lâm nghiệp Tam Thắng ta tính được chỉ tiêu về hiệu quả tổng hợp ECT của các công thức như sau:

∑= = max 1 Xj Xij n = ∑ Xij Xj n min 1

Qua bảng tính chỉ tiêu tổng hợp ECT các công thức trên bước đầu cho thấy: CT 3 (Keo hạt thuần loài) là có hiệu quả tổng hợp tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại (ECT = 0,99, thứ hai là CT7 Keo lai hỗn giao với Bạch đàn theo cây (ECT = 0,97), thứ ba là CT8 Keo lai hỗn giao keo tai tượng theo băng (ECT = 0,94), thứ tư là CT 6 Keo lai hỗn giao với keo tai tượng theo cây (ECT = 0,93) Thứ năm là CT2 Keo lai thuần loài (ECT = 0,91), thứ

sáu là CT5 Keo lai hỗn giao với bạch đàn theo hàng (ECT = 0,90) thứ 7 là CT1 Keo lai hỗn giao keo tai tượng theo hàng và cuối cùng là CT4 bạch đàn thuần loài (ECT = 0,85). Đối với hai kiểu rừng hỗn giao đến thời điểm hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các chỉ

tiêu sinh trưởng, chất lượng cũng như suất đầu tư ban đầu. Do vậy nên xét về hiệu quả tổng hợp thì thấp hơn so với các công thức trồng rừng thuần loài.

                      

Bảng 01: Bảng tính chỉ tiêu tổng hợp ECT cho các công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)