Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 45)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu chung

Xác định được kiểu rừng và công thức trồng hỗn giao thích hợp đem lại năng suất và chất lượng rừng trồng. Hạn chếđược sựđổ, gãy của cây Keo lai.

              3          2.1.2. Mục tiêu năm 2012 - Chăm sóc và quản lý bảo vệ tốt 04 ha rừng trồng thí nghiệm.

- Xác định được sinh trưởng và chất lượng rừng trồng tuổi 3 ở các công thức hỗn giao và thuần loài cho 3 loài cây Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn urophylla.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Trong năm 2012, chuyên đề triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng rừng trồng tuổi 3 ở các công thức hỗn giao và thuần loài.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Keo lai hom dòng (KL2), Keo tai tượng (Acacia mangium)

và Bạch đàn mô dòng (U6).

Địa điểm nghiên cứu: Đội 7- Công ty lâm nghiệp Tam Thắng trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam, là nơi có địa hình phức tạp, hàng năm thường

xuyên sảy ra gió bão, lốc xoáy.

2.3.2. Thiết kế thí nghiệm

- Diện tích thí nghiệm: Diện tích thiết lập thí nghiệm là 04 ha. - Mật độ trồng: 1.333 cây/ha (cự ly 3m x 2,5m).

- Kích thước hố trồng: 40cm x 40cm x 40cm.

- Bố trí thí nghiệm: Các công thức được bố trí một cách ngẫu nhiên, gọi là khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomizcd complete Block = RCB), lặp lại 4 lần.

+ Chia toàn bộ lô rừng thí nghiệm thành 4 khối (4 lần lặp). Trên mỗi khối đồng nhất về các yếu tố hướng phơi, độ dốc, thảm thực bì.

              4          nghiệm.

+ Sắp xếp ngẫu nhiên 8 công thức vào 8 ô theo từng khối bằng phương pháp rút thăm. + Số cây trong mỗi ô tùy thuộc vào từng công thức thí nghiệm

2.3.3. Thu thập số liệu

Năm 2012 đề tài tiến hành thu thập số liệu một số chỉ tiêu như sau:

- Đường kính thân cây đo bằng thước panme có độ chính xác đến 1mm.

- Chiều cao cây và đường kính tán lá được đo bằng thước sào có độ chính xác 1cm. - Quan sát và đếm số cây sống, cây chết trong từng ô thí nghiệm.

- Quan sát và đếm số cây bị sâu, bị bệnh hại. Ước lượng mức độ hại trên mỗi cây bị sâu bệnh. Quan sát và mô tả triệu chứng/dấu vết sâu, bệnh hại.

- Quan sát, so sánh với cây bên cạnh và đánh giá chất lượng cây như sau: + Cây tốt: Là cây lá xanh, không sâu bệnh, thân thẳng, sinh trưởng tốt. + Cây xấu: Là cây lá vàng nhạt, có sâu bệnh, thân cong, sinh trưởng kém. + Cây trung bình: Là cây dạng trung gian giữa cây tốt và cây xấu.

2.3.4. Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tính toán, xử lý bằng chương trình SPSS 16.0 và Microsoft Office Excell 2007 trên máy vi tính.

* Tính các đặc trưng mẫu:

- Giá trị trung bình của các chỉ tiêu nghiên cứu được tính toán theo công thức sau: (2.1)

- Tỷ lệ cây sống, tỷ lệ cây bị sâu và tỷ lệ sâu bệnh hại của mỗi loài được tính toán theo công thức sau:

      

       5                

- Hệ số biến động các chỉ tiêu D1.3; Hvn; Dt; Iv được tính theo công thức:

(2.3)

- Sai tiêu chuẩn của các chỉ tiêu sinh trưởng được tính theo công thức:

( )21 1 1 1 ∑ = − − ± = n i i X X n Sd (2.4)

- Thể tích thân cây được tính theo công thức: 4 . . ( ) 3 2 3 , 1 H f m D Vc = Π (2.5)

Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố trong SPSS được

áp dụng cho kiểu thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) để so sánh, đánh giá sinh trưởng rừng trồng giữa các công thức thí nghiệm. Trong bảng phân tích phương sai ở hàng “Công thức”: (+) nếu xác suất của F (Sig) > 0,05 thì sinh trưởng (D1.3; Hvn; Dt; Vt) của loài đó ở các công thức là thuần nhất; (+) nếu xác suất của F (Sig) < 0,05 thì sinh trưởng (D1.3; Hvn; Dt; Vt) của loài đó ở các công thức không thuần nhất. Sau đó xác định mức độảnh hưởng của công thức đến sinh trưởng rừng trồng bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan.

Đối với chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng trồng (cấp sinh trưởng) và tỷ lệđổ, gãy của Keo lai, đề tài sử dụng tiêu chuẩn kiểm định χ2. Thực hiện trình lệnh: Analyze/Descriptive Statistics/crosstabs/ nhập Công thức vào Row(s)/ nhập Cấp sinh trưởng, Đổ gãy vào Column(s)/ Statistics/Chiquere/ continue/cells/ observed/ RoW/Continue/OK. Trong bảng kiểm định χ2, ở hàng “Pearson - Chiquere”: (+) nếu xác suất của χ2 (Asymp.Sig.(2-sided)) ≥ 0,05 thì chất lượng rừng (tỷ lệđổ, gãy) giữa các công thức là thuần nhất và ngược lại.

Tính chỉ tiêu tổng hợp ECT bằng công thức W.P.Rola.1994. ECT hoặc ECT (2.6) Trong đó:

- ECT là chỉ số hiệu quả của mô hình canh tác (công thức, loài cây)

∑= = max 1 Xj Xij n = ∑ Xij Xj n min 1

      

       6                

- n là số các chỉ tiêu tham gia

- Xj max và Xj min là trị số tốt nhất (lớn nhất hoặc nhỏ nhất) - - Xij là giá trị chỉ tiêu thứ j của mô hình thứ i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)