Đối với Keo lai (KL2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 52)

III. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được.

3.1.3.Đối với Keo lai (KL2)

Sinh trưởng của rừng trồng keo lai năm thứ ba cũng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ sống; D1.3; Hvn; Dt; Vt và cấp sinh trưởng. Kết qủa tổng hợp những chỉ tiêu trên được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 03: Ảnh hưởng của công thức đến các chỉ tiêu sinh trưởng tỷ lệ sống (%); D1.3; Hvn; Dt; Vt; cấp sinh trưởng của Keo lai dòng KL2.

Cấp sinh trưởng (%) Công thức Tỉ lệ sống (%) Đường kính D1.3 (cm) Chiều cao Hvn (m) Đường kính tán Dt (m) Thể tích thân cây (dm3) Tốt TB Kém CT 1 KL + KH:HG theo hàng 85.3 7.9 6.30 2.71 17.0 70.9 19.1 10.0 CT 2 KL : thuần loài (ĐC) 82.4 7.6 6.34 2.70 15.4 57.4 29.5 13.1 CT 5 KL +Bd: HG theo hàng 73.2 7.6 5.89 2.64 14.5 58.1 30.1 11.8 CT 6 KL + KH:HG theo cây 73.9 8.1 6.42 2.74 17.7 68.2 20.5 11.3 CT 7 KL +Bd: HG theo cây 77.5 7.9 6.51 2.68 16.9 75.0 17.0 8.0 CT 8 KL + KH:HG theo băng 87.6 8.4 6.65 2.77 19.6 71.6 20.9 7.6 Trung bình 81.1 7.9 6.36 2.71 16.8 66.8

Qua bảng 03 cho thấy tỷ lệ sống bình quân năm thứ ba của keo lai là 81.1 % lớn hơn so với bạch đàn và keo tai tượng. Trong đó thấp nhất là ở CT5 (73.2%), cao nhất là ở CT8 (87.6 %). Tỷ lệ sống của keo lai cao đã chứng tỏ tính thích ứng ban đầu của nó với điều kiện lập địa nơi đây.

      

       10                

giữa các công thức thí nghiệm là không nhiều ngoài trường hợp CT5 có trị số nhỏ hơn đáng kể. Xét về giá trị trung bình thì CT8 (8.4cm), là lớn nhất. Công thức 6 (8.1cm) thứ hai, công thức 1 và công thức 7 (7.9) thứ ba và thấp nhất là công thức 2 và công thức 5 (7.6cm). Tuy nhiên, kết quả phân tích phương sai (phụ lục 07) cho thấy Sig < 0,05, như vậy sinh trưởng đường kính gốc của keo lai ở các công thức là có sự sai khác rõ rệt.

Chiều cao vút ngọn của keo lai sinh trưởng sau 31 tháng tuổi đạt cao nhất ở CT8

(6.65m), CT 7 (6.51m) thứ hai. CT 6 (6.42m) thứ ba, CT 2 (6.34m) thứ tư CT 1 (6.30m) thứ

năm và CT5 (5.89m) thấp nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích phương sai một nhân tố bằng tiêu chuẩn Ducan (phụ lục 07).

Đối với đường kính tán, sự khác nhau của keo lai giữa 6 công thức cũng được chia ra làm ba nhóm (phụ lục 08). Trong đó đường kính tán của keo lai ở công thức 8 (2.77m) là lớn nhất. Công thức 6 (2.74m) thứ hai. Công thức 1 (2.71m) thứ ba và công thức 2 (2.70m) thứ tư. Công thức 7 (2.68m) thứ năm và công thức 5 (2.64m) là thấp nhất.

Đối với thể tích thân cây, sự khác nhau của Keo lai giữa 6 công thức cũng được chia ra làm ba nhóm (phụ lục 08). Trong đó thể tích thân cây của Keo lai ở công thức 8 (19.6) lớn nhất. Công thức 6 (17.7) thứ hai, công thức 1 (17.0) thứ ba công thức 7 (16.9) thứ tư. Công thức 2 (15.4) thứ năm và công thức 5 (14.5) là nhỏ nhất.

Về chất lượng rừng trồng, bảng 15 cho kết quả về 3 cấp sinh trưởng của các công thức. Trong đó CT8 có tỷ lệ cây cấp 1 là cao nhất (71.6%). Công thức 2 có tỉ lệ cây cấp 1 thấp nhất (57.4%). Công thức 8 có tỉ lệ cây cấp 3 thấp nhất (7.6%) và công thức 2 có tỉ lệ cây cấp 3 là cao nhất (13.1%). Kết quả này được kiểm tra bằng tiêu chuẩn thống kê χ2 cho thấy Asymp.Sig.(2-sided) > 0,05 (phụ lục 09),

3.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của các công thức.

Năm 2012, rừng trồng thí nghiệm mới đạt 31 tháng tuổi nên việc đánh giá năng suất và chất lượng rừng ở các công thức thí nghiệm được thực hiện thông qua việc đánh giá chỉ tiêu tổng hợp Ect cho các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng của các loài trong từng công thức thí nghiệm và kết quảđạt được như sau

      

       11                

Bảng 10: Chỉ tiêu tổng hợp Ect với các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng các công thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trồng rừng hỗn giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng (Trang 52)