Hình 5.1.1 là sơ đồ tổng quát của mô hình mô phỏng. Mục tiêu chính của phần này là nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống truyền dẫn khi bộ nhận có sử
dụng bộ cân bằng so với khi bộ nhận không dùng bộ cân bằng. Các khảo sát bao gồm:
− BER theo công suất phát với mục đích xác định mức công suất của kênh quang có thể đưa vào kênh truyền dẫn sợi quang đơn mode. Đây là vấn đề rất quan trọng cho nhóm kỹ sư truyền dẫn làm tư vấn cho nhóm kỹ sư thi công vận hành hệ thống truyền dẫn quang. Điều này cũng rất quan trọng khi nhét thêm các kênh bước sóng trong hệ thống dùng DWDM, tổng công suất các kênh truyền dẫn có thể lên cao hơn mức méo xung và có thể bù cân bằng dùng các bộ cân bằng như trình bày ở luận văn này.
− BER theo tán sắc (residual dispersion) với mục đích xác định độ tán sắc cho phép khi có dùng và khi không dùng bộ cân bằng. Ảnh hưởng tán sắc này thường xảy ra trong thực tế, khi mà thi công tuyến đường truyền dẫn thì không khi nào độ dài của sợi SMF và DCF có thể đo đạc được chính xác tuyệt đối mà có chênh lệch trong độ dài của hai loại sợi này. Tương đương với độ sai khoảng cách này là độ bù tàn sắc của các DCF và SMF trong các chặng của các kênh bước sóng trong hệ thống DWDM thường thì không hoàn toàn. Điều này dẫn đến hiện tượng tán sắc sót lại (residual dispersion) xuất hiện ở các kênh có sự chênh lệch về dài của SMF và DCF. Vì thế, các bộ cân bằng đóng vai trò rất quan trọng nhằm bù lại ảnh hưởng tán sắc này.
− BER theo tán sắc và phi tuyến. Việc xét ảnh hưởng này đối với BER là rất cần thiết trong thực tế khi cả hai hiện tượng này cùng xảy ra.
Tất cả các kết quả được khảo sát trên sợi quang đơn mode chuẩn SSMF với độ suy hao là 0.2dB/km và độ tán sắc là D = 17ps/nm.km, tại bước sóng
1550nm
λ= , tốc độ truyền 100Gb/s. Thông số công suất phát “launched power” được đề cập trong đề tài là công suất đỉnh của laser.
Hình 5.1.1: Sơ đồ tổng quát của mô hình mô phỏng