Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 50)

- 203 1004 69 712 715 Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh – Xã Hội huyện Mỹ Tú năm 2013, [8].

3.2.6. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong xóa đói giảm nghèo.

giới, nhất là phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề phụ nữ, chăm sóc giáo dục trẻ em gái về vấn đề sức khỏe sinh sản, ưu tiên việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận đầy đủ vai trò và vị thế phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo[30].

- Hướng dẫn áp dụng mô hình sản xuất có năng suất cao cho bà con nghèo.

Trong những năm qua, trong công tác xóa đói giảm nghèo, chúng ta không thể phủ nhận được hiệu quả khi áp dụng những mô hình sản xuất cho bà con nghèo. Vì những mô hình này đã làm giàu cho bà con nghèo, đã xóa bỏ không ít những căn nhà rách nát, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con nghèo như ở một số xã như: Mỹ Phước, Mỹ Tú, Mỹ Hương,…Một số mô hình có hiệu quả như: mô hình trồng lúa và nuôi cá rô trên ruộng; Mô hình nuôi Bò sữa; chăn nuôi cho đoàn viên thanh niên nông thôn;,… Chính nhờ áp dụng những mô hình sản xuất mà tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng để trong những năm qua. Chính quyền địa phương phải hiểu được rằng, khát vọng lập thân, lập nghiệp bị ngăn trở bởi những khó khăn về vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn… đã khiến nhiều đoàn viên thanh niên nản lòng. Chính vì thế cán bộ địa phương cần áp dụng những mô hình có kết hợp sản xuất, tận dụng được hết tất cả nguồn thức ăn thiên nhiên để làm giảm chi phí cho bà con.

Trong quá trình hướng dẫn và áp dụng cho bà con nghèo, cần đưa cán bộ có khả năng đến từng hộ gia đình để thông tin và hướng dẫn sản xuất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ bà con nghèo về mặc vay vốn, con giống trong mô hình sản xuất. Nắm bắt được đặc điểm địa hình và khí hậu của từng xã để phòng và tránh bệnh cho cây trồng và vật nuôi.

Để có được kết quả cao trong thực hiện mô hình sản xuất, cần phải làm cho người dân hiểu được năng xuất mà các mô hình sản xuất đem lại. Bằng nhiều biện pháp và cách tiếp cận để có thể truyền tải được nội dung trong mô hình sản xuất đến bà con.

Thực hiện nhiều ưu đãi cho cán bộ thực hiện công tác, có khen và tặng thưởng cho cán bộ để khơi dậy niềm hăng say của cán bộ, cũng phải cần có biện pháp kỷ luật với cán bộ làm việc không có hiệu quả trong quá trình sản xuất, như thế thì mới đạt kết quả cao quá trình hướng dẫn áp dụng mô hình sản xuất cho bà con nghèo[29].

3.2.6. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân trong xóa đói giảm nghèo. giảm nghèo.

Đói nghèo là vấn đề của kinh tế - xã, nhưng đói nghèo có giảm nhanh hay chậm thì nguyên nhân không nhỏ chính là công tác tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương các cấp. Nếu thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo thì mới có thể rút ngắn thời gian thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.

- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo:

Xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là chính quyền các cấp và cả chính bản thân của người nghèo. Để hiện thực chủ trương của Đảng, Nhà nước nguyện vọng của nhân dân thành chương trình hành động thực hiện trong cuộc sống, trước hết là phải làm cho mỗi cán bộ, mọi người dân có nhận thức đúng về chủ trương xóa đói giảm nghèo. Phải giác ngộ người nghèo về lối sống lao động, tiết kiệm và tránh tự ti, bi quan cho rằng đói nghèo chính là số phận.

Xác định rõ trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và người dân về trách nhiệm vượt nghèo vươn lên làm giàu.

Tổ chức hoạt động tuyên truyền chủ trương của đảng, chính sách nhà nước về xóa đói, giảm nghèo.

Tăng cường hoạt động truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thiết lập kênh thông tin hai chiều về thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo từ cơ sở đến cấp huyện, cấp xã và ngược lại,

Thiết lập mạng lưới tổ chức xã hội tự nguyện của chính người nghèo như: nhóm tiết kiệm – tín dụng, nhóm tương trợ người nghèo, nhóm tự quản sử dụng nước sạch…

- Củng cố hệ thống tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo từ huyện đến xã:

Tiếp tục củng cố hoàn thiện hệ thống Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện xuống cơ sở; xây dựng quy chế hoạt động trong năm tới và từ năm 2015 – 2020.

Tăng cường cán bộ huyện có tâm quyết, trình độ trực tiếp xuống cơ sở để theo dõi, tư vấn, đôn đốc giúp đỡ các xã thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, thiết thực.

Có chính sách cán bộ thích hợp để khuyến khích các cán bộ của huyện nhiệt tình, an tâm công tác thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời kiên quyết xử lý thích đáng của các cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian được trung lập làm công tác xóa đói giảm nghèo.

Đối với Ban nghành, đoàn thể của huyện được phân công giúp đỡ xã nào cần cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với các đồng chí tập trung tăng cường thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời có những đề xuất kiến nghị đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo của xã đó.

Bố trí ngân sách hợp lý cho Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo để có đủ khả năng, tạo chuyển biến giảm cơ bản hộ nghèo trong những năm tới.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đặc biệt các hộ nghèo nói riêng nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chính sách,chủ trương của Đảng và Nhà nước, của thành phố huyện đối với việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.Tuyên truyền ,động viên ,vận động các hộ nghèo tự lực ,tự cường nâng cao ý thức cố gắng nỗ lực không trông chờ ỷ lại và xã hội bằng cách vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động tuyên truyền cần thực hiện qua các hướng sau:

Sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng như: truyền hình, báo, đài phát thanh địa phương thay đổi dần về nhận thức và cách nghĩ, cách làm nhằm nâng cao dân trí cho nhân dân trong toàn huyện, nhất là những vùng còn nhiều hộ nghèo.

Tổ chức các cuộc hội thảo,các buổi liên hoan văn nghệ tại địa phương với chủ đề xóa đói giảm nghèo, đồng thời phổ biến các chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo đến người dân. Các chương trình tuyên truyền này nên giao cho các tổ chức , đoàn thể, nghề nghiệp như: hội khuyến nông, phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật và các xã xây dựng chương trình phối hợp tổ chức nhằm chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng như các hoạt động hội phụ nữ, đoàn thanh niên…

Tóm lại, đói nghèo là vấn đề có tính xã hội, do đó cần phải huy động phong trào quần chúng có tính chất xã hội sâu rộng tham gia đóng góp, sự hỗ trợ của mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi địa phương, mọi người, mọi nhà về vật chất lẫn tinh thần. Chỉ có như vậy, các chương trình, dự án đào tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh

tế, hỗ trợ vốn, công nghệ, nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện ăn ở, giáo dục, y tế… và xóa đói giảm nghèo mới có thể thực hiện hoàn toàn thắng lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w