Thực hiện tốt các chính sách, dự án cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 40)

- 203 1004 69 712 715 Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh – Xã Hội huyện Mỹ Tú năm 2013, [8].

3.2.2.Thực hiện tốt các chính sách, dự án cho người nghèo.

Chủ trương thực hiện những chính sách, dự án cho người có hoàn cảnh khó nhằm nâng cao mức sống của người nghèo. Đưa ra những chính sách, dự án phù hợp và kịp thời với hoàn cảnh chung của người nghèo để giúp đỡ người nghèo có cuộc sống tốt và đỡ chi phí trong nâng cao mức sống. Sau đây là những chính sách, dự án cho người nghèo có hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo:

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo:

Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và cận nghèo. Đổi mới chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo dân tộc, hộ nghèo vùng ở vùng sâu. Cấp thẻ bảo hiểm y tế ngay từ đầu năm và có thời hạn sử dụng là 2 năm, đối với các hộ mới thoát nghèo cần tiếp tục cấp thêm thẻ bảo hiểm y tế thêm 1 hoặc 2 năm để tạo điều kiện khám, chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng này.

Có cơ chế chính sách, giải pháp phù hợp huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để hình thành quỹ hỗ trợ người nghèo có bệnh nặng, hiểm nghèo chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn, chi phí vận chuyển viện cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi chuyển lên tuyến trên.

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Phấn đấu để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế chất lượng. Đặc biệt coi trọng công tác y tế dự phòng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính. Tập trung vốn ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến u tế tỉnh, huyện và đầu tư trang thiết bị cho y tế xã, góp phần thực hiện đạt mục tiêu chuẩn y tế quốc gia theo tiêu chí mới.

Tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn và y đức cho cán bộ y tế các cấp, làm tốt vai trò giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thường gặp ở người nghèo thuộc vùng khó khăn.

- Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo:

Tiếp tục nâng cao các biện pháp tạo điều kiện công bằng hơn trong giáo dục, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo và các đối tượng không yếu thế trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này cần tiếp tục thực hiện miễn học phí và các khoản đóng góp cho con em hộ nghèo và cận nghèo, cần quan tâm hơn hoàn cảnh của người dân tộc trên địa bàn huyện. Kêu gọi mạnh thường quân, tạo quỹ giáo dục hỗ trợ

cho các em về mặt sách giáo khoa, vở, viết cho con em có hoàn cảnh khó khăn. Miễn giảm học phí cho con em đang học ở các trường nghề, các cấp trung học, cao đẳng và đại học,…Bên cạnh đó, cần hỗ trợ tiền mặt ở tất cả các cấp cho học sinh nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn như Mỹ Phước, Mỹ Tú, Phước Thuận…

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt cần được thực hiện nhanh và hiệu quả:

Chính sách hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt là bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nghèo, cho họ có mái nhà che mưa, che nắng, cho dòng nước sạch để sinh hoạt tránh được bệnh tật, giảm chi phí về y tế. Vì thế chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt là những chính sách đúng đắn nhưng cũng cần hiện thực trong cuộc sống.

Để thực hiện tốt chính sách cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/QT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ bản là hoàn thành việc xây dựng nhà cho hộ nghèo đến cuối năm 2015 để xóa bỏ tình trạng nhà lá (dừa nước) tạm bợ của hộ nghèo không có khả năng xây nhà ở.

Chung tay xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” vận động các mạnh thường quân, những người, hộ gia đình có kinh tế khá giả để hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho những hộ nghèo. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền tinh thần tự lực vươn lên của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc đặc biệt khó khăn, khắc phục tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của cộng đồng và nhà nước.

Cần có nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo sinh sống ở các vùng khó khăn, các xã nghèo, đặc biệt khó khăn để hỗ trợ vay xây dựng các cây nước, giếng nước hợp vệ sinh phục vụ nhu cầu sống hàng ngày của hộ nghèo, tiến tới đảm bảo 100% dân cư nông thôn và hộ nghèo được sử dụng nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh.

- Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo:

Chính sách tín dụng ưu đãi cho những hộ khó khăn bao gồm những hộ nghèo, cận nghèo. Đây là chính sách đúng đắn có hiệu quả thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo và cận nghèo trong sản xuất. Vì thế để thực hiện tốt chính sách này chúng ta chú ý và làm theo một số vấn đề sau:

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo, cần tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo có thể vay vốn kịp thời nhất để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Cán bộ quản lý tránh trường hợp làm chậm trễ việc cho vay của người dân, làm ảnh hưởng tới việc sản xuất, cần nâng cao mức vay cho các hộ nghèo và cận nghèo.

Đa dạng hóa và đồng bộ các loại hình tín dụng để tác động hỗ trợ cân đối với nhau, gắn tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Khâu thủ tục cho vay cần đơn giản nhưng hiệu quả để tạo điều kiện tốt cho hộ khó khăn được vay vốn nhưng phải đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, và ràng buộc sử dụng tín dụng đúng mục đích.

Thời gian và số lượng cho vay cần phù hợp với từng loại hình sản xuất để tránh lãng phí tiền vay vốn không hiệu quả.

Hệ thống chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội cần tăng cường cho vay vốn các dự án nhỏ giải quyết việc làm, ưu tiên cho vay xuất khẩu lao động và học sinh, sinh viên nghèo để tạo điều kiện cho con em hộ nghèo được tiếp tục theo học các cấp học, đủ tiến trình học tập của các em; hàng năm cần dành một phần kinh phí nhất định để trực tiếp đầu tư, tạo cơ hội cho các hộ nghèo, cận nghèo chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mở mang ngành nghề, nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp,…

Vấn đề nữa là để vốn vay của tổ chức thực hiện thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo của địa phương cần nghiên cứu, xem kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn của các hộ nhằm giúp các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả. Trên thực tế có nhiều hộ vay vốn được sử dụng để trả lại lãi vào vốn của dự án trước kia, cho nên vốn vay không được sử dụng vào sản xuất do đó không đem lại hiệu quả cao trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Do vậy vay vốn của các hộ phải thực hiện theo dự án bên Ban xóa đói giảm nghèo của huyện chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo của xã lập dự án, giải ngân đúng thời điểm, thời vụ để người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả. Có quy định cụ thể về lãi suất cho vay giữa các hộ giàu và hộ nghèo, lãi suất cho vay cao nhất chỉ được áp dụng như lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, kiên quyết xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi. Quy định trách thật cụ thể cho cán bộ thực hiện cho vay, thu nợ, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng trách nhiệm và khuyến khích các cán bộ làm công tác tín dụng của chương trình xóa đói giảm nghèo. Việc thu hồi vốn của các dự án nên thực hiện và thời điểm mà các hộ với thu hoạch sản xuất, như vậy nguồn vốn mới có khả năng được bảo toàn,

tránh để nợ quá hạn và các dự án vay vốn sau của các đơn vị mới có thể đáp ứng một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 40)