- 203 1004 69 712 715 Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh – Xã Hội huyện Mỹ Tú năm 2013, [8].
3.2.3. Thực hiện tốt công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.
động.
Công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, vì đây là nhiệm vụ giúp người lao động có việc làm ổn định, góp phần hỗ trợ trong công tác xóa đói giảm nghèo. Vì thế đây là Nhiệm vụ quan trọng mà chính quyền địa phương huyện Mỹ Tú cần chú trọng thực hiện cho đúng chủ trương và đem lại hiệu quả. Sau đây là một số kế hoạch góp phần giải quyết việc làm và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo:
Chính quyền địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn nên cần chú trọng thực hiện. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa có ngành nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động thiếu việc làm.
Để thực hiện được các mục tiêu giải quyết đào tạo nghề và giải quyết việc làm, cán bộ chuyên ngành cần áp dụng bằng nhiều hình thức để người lao động có thể nắm rõ ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Một số hình thức như tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và mục đích cho người lao động không có ngành nghề và việc làm ổn định.
- Thực hiện hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho người lao động:
Việc đào tạo nghề cho người lao động là bước quan trọng trong việc giải quyết làm cho người lao động, nên cần xây dựng kế hoạch cho đúng đắn và hiệu quả. Chính quyền địa phương cần xây dựng tốt những kế hoạch, chương trình về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành.
Cán bộ chuyên ngành cần tập trung tìm hiểu các địa phương về những ngành nghề có hiệu quả trong lao động, sau đó cần tập trung đầu tư các nghề mũi nhọn của địa phương có hiệu quả trong lao động, đơn giản, học ngắn hạn nhằm giúp học viên tránh mất thời gian, tránh tình trạng có nghề mà không biết phải làm ở đâu.
Việc đào tạo nghề cần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình, đào tạo nghề, đào tạo theo đơn đặt hàng giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhằm đảm bảo cho người học nghề xong đều kiếm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm tại chỗ. Đây là việc kết hợp giữa cơ sở ngành nghề và doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả thiết thực nhất trong việc làm.
Bằng nhiều biện pháp, giải pháp, giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về công tác dạy nghề trong qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, sâu rộng của chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề.
Để người dân hiểu được tầm quan trọng và quyền lợi của việc học nghề thì cần sử dụng nhiều biện pháp, mô hình và nhiều cách tiếp cận đến người lao động. Một số biện pháp như tuyên truyền, cán bộ đến từng áp trong xã vận động, thông tin cho người lao động hiểu được việc học nghề chính là cơ hội việc tiến thân lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo.
- Tăng cường Giải quyết vấn đề việc làm cho lao động:
Nhiệm vụ giải quyết việc làm cho lao động cần nhiều biện pháp. Cần xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin tuyên truyền lao động việc làm, đảm bảo cung cấp thu thập thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời những hiểu biết về thị trường lao động. Làm như thế để người lao động có thể nắm được thông tin một cách nhanh chóng và hiểu được công việc có phù hợp với nghề, sức lao động của bản thân người lao động.
Tiếp tục thực hiện triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tạo điều kiện thuận lợi để người dân tự tạo việc làm cho bản thân, tăng thu nhập cho cuộc sống, nhằm làm tốt khâu thông tin và để người lao có việc làm có năng suất cao trong lao động. Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể như: Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên làm tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, kịp thời cập nhật và phổ biến rộng rãi thông tin về thị trường lao động trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh Xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động ra nước ngoài là nhiệm vụ giúp người lao động giải quyết được việc làm, nâng cao hiệu quả cao trong quá trình lao động. Nhưng việc xuất khẩu lao động cần thực hiện một cách chặt chẽ, tránh tình trạng làm hao hụt nguồn lao động trong địa phương khi lao động không hiệu quả. Vì thế trong công tác triển khai xuất khẩu lao động cán bộ địa phương cần là:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các cấp, chính quyền, các đoàn thể xã hội và quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách mà
Đảng bộ huyện đề ra. Cho người lao động hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của xuất khẩu lao động là việc làm tốt có năng xuất trong lao động cao và nguồn thu nhập ở mức cao. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia xuất khẩu lao động hiệu quả.
Để cho người lao động hiểu được quyền lợi việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cần thông báo công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng về thị trường xuất khẩu lao động như: số lượng, chỉ tiêu. Tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, sinh hoạt, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và các khoản chi phí phải nộp, để mọi người hiểu đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia xuất khẩu lao động. Những giải pháp trên nhằm giúp người lao động hiểu rõ tầm quan trọng và nhiệm vụ của lao động khi ra nước người lao động. Bên cạnh đó cán bộ địa phương cần chủ động nắm thị trường lao động ngoài nước, từ đó đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động, tuyển chọn người lao động thật sự có nhu cầu xuất khẩu lao động, chí thú làm ăn để đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, như thế mới đem lại hiệu quả cao nhất trong xuất khẩu lao động.