Nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 38)

- 203 1004 69 712 715 Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh – Xã Hội huyện Mỹ Tú năm 2013, [8].

3.2.1. Nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.

thủy sản.

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản trong những năm qua chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao, do chưa nhất quán và làm tốt giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh này. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải

theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện nhằm duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho nông sản hàng hóa.

Cán bộ được được phân công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất trên các cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng sản xuất tập trung. Định hướng lại và phát huy vai trò các loại hình kinh tế tập thể, chọn mô hình thí điểm có năng xuất kinh tế cao, tiếp tục triển khai chặt chẽ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được chuyển giao[13].

- Đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi:

Việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi là bước quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Vì thế cần chú trọng đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa hình của từng vùng, địa phương. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa cây trồng cần phải có năng xuất kinh tế cao và kháng bệnh tốt trong mùa vụ. Tuyên truyền và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng khai thác lợi thế của các địa phương. Trong đó cán bộ địa phương chú trọng chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch mùa vụ và thay đổi tập quán sản xuất của người dân. Khuyến cáo bộ giống, lịch thời vụ sản xuất lúa, vận động nông dân sản xuất các giống lúa cao sản, đặc sản ở từng vùng cụ thể. Tạo điều kiện phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra sản phẩm, ngành nghề nông thôn. Bên cạnh việc đa dạng hóa cây trồng ,vật nuôi thì cán bộ chuyên ngành cần tăng cường kiểm soát, khống chế dịch bệnh không để gây ra hậu quả lớn cho sản xuất và lây lang qua các vùng lân cận và tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao kế hoạch kinh tế trong sản xuất, chăn nuôi.

- Thực hiện tốt công tác dạy nghề trong nông nghiệp:

Để vực dậy đời sống nông dân trên địa bàn huyện, cần đầu tư sâu trong công tác dạy nghề trong nông nghiệp. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làm tốt công tác dạy nghề để mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó các nghề được đào tạo là: Chẩn đoán bệnh động vật thủy sản; nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, gia súc; quản lý dịch hại tổng hợp; trồng và nhân giống nấm; kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo, bò;

quản lý và kỹ thuật trồng lúa năng suất cao; kỹ thuật câu vàng cá ngừ đại dương; đánh bắt hải sản bằng lưới vây; sửa chữa trạm bơm điện; quản lý công trình thủy nông…. Làm tốt công tác đào tạo nghề trong nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất của người dân. Bên cạnh những cán bộ huyện cần làm công tác đào tạo trong nông nghiệp thì cần mời những nông dân có kinh nghiệm, sản xuất kinh doanh giỏi, có năng lực, kinh nghiệm trong thực tiễn đến trực tiếp truyền đạt cho học viên. Như thế người nông dân sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, Sau khi học xong, người nông dân đều tự tạo việc làm cho mình và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất đạt hiệu quả cao.

Trong việc đào tạo nghề trong nông nghiệp, cán bộ cần chú ý khai thác thế mạnh chăn nuôi bò, nhất là đàn bò sữa vì đây là loại gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với địa hình và nguồn thức ăn dồi dào. Bên cạnh đó, luôn luôn kiểm soát diện tích nuôi trồng thủy sản đảm bảo các điều kiện nuôi và an toàn dịch bệnh, khuyến khích người dân phát triển hơn nữa các mô hình nuôi cá nước ngọt đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đầu tư hiệu quả cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp:

Trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp là góp phần làm cho hệ thống sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nâng cao chất lượng trong sản xuất. Cần tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng, quản lý sử dụng vốn có hiệu quả thông qua đầu tư trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển thủy lợi, giao thông. Tập trung tranh thủ đầu tư, kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm như hạ tầng thủy sản, chống biến đổi khí hậu, hệ thống giao thông huyết mạch, dự án vườn cây ăn trái, cây mía, bảo quản chế biến hàng nông dân, chăn nuôi giết mổ tập trung, các cánh đồng mẫu lớn... Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp thì huyện cần thực hiện tốt thực hiện đề án cơ giới hóa các khâu thu hoạch, sau thu hoạch để giúp người dân có thể thuận lợi sau thu hoạch.

Chính quyền địa phương phối hợp các ngân hàng thương mại tăng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, vốn nông thôn mới, đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện trong tự chủ sản xuất và thực hiện các giao dịch tài sản quyền sử dụng đất. Khuyến khích người dân thí điểm dồn điền đổi thửa để đi vào sản xuất quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đại học Xóa đói giảm nghèo của huyện Mỹ Tú (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w