Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các hiệp định đàm phán song phương, đa phương

Một phần của tài liệu zorrox rào cản thương mại (Trang 35)

- DN XK cần nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật của nước đối tác cũng như chính sách

1/ Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các hiệp định đàm phán song phương, đa phương

với các nước đã , đang và sẽ là thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Tăng cường đàm phán song phương , đa phương với những thị trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, SNG, và những thị trường mới nổi như châu Phi, Trung đông, đặc biệt Trung quốc hiện đang được coi là “điểm sáng” cho ngành xuất khẩu của Việt nam năm 2012 sẽ tạo ra những cơ hội buôn bán hiệu quả hơn cũng như những thỏa thuận có lợi hơn để vượt rào thành công cho doanh nghiệp xuất khẩu

Trước tình trạng nhiều mặt hàng của Việt Nam đang gặp khó khăn với các quy định của liên minh châu Âu, Việt nam cần nhanh chóng đi tới các kí kết song phương, đa phương.Các hiệp định này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các điều kiện ưu đãi mậu dịch cho các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh đàm phán với các nước để kí kết các thỏa thuận chung về vệ sinh dịch tễ, các tiêu chuẩn kĩ thuật về chất lượng sản phẩm cũng như các thủ tục hải quan và các giấy chứng nhận kiểm dịch để phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Ngoài ra Bộ Công Thương cũng nên tổ chức các cuộc đi thăm khảo sát cho các quan chức cấp cao cũng như đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh của Việt Nam để nâng cao mối quan hệ, hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia. Đồng thời qua đó học tập các ứng dụng công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng các nước. Bên cạnh đó cũng giúp các cán bộ cao cấp và các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về rào cản thương mại mà các mặt hàng của Việt Nam đang gặp phải để đưa ra các kế hoạch ứng phó phù hợp

2/ Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng các bao bì, nhãn mác “ xanh” hay

các biện pháp khai thác, nuôi trồng “sinh thái” , các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động để vượt qua các rào cản về môi trường.

Hiện nay, do sự cạnh tranh gay gắt, các yếu tố môi trường sinh thái đã và đang bị lợi dụng để đưa ra các rào cản kĩ thuật đối với hàng nhập khẩu. Chẳng hạn việc Mỹ không cho phép nhập khẩu sản phẩm cá hồi từ các nước mà Mỹ cho rằng phương pháp đánh bắt sẽ gây tổn hại đến cá heo. Hay việc nhập khẩu tôm từ những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển cũng bị cấm…hay việc nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong đó có EU đã yêu cầu nhãn mác sinh thái đối với hàng nhập khẩu. Hiện nay có khoảng 30 loại nhãn mác sinh thái đang gây phiền phức cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới, chẳng hạn nhãn hiệu ngư nghiệp bền vững... Ngoài ra, một số nước còn cấm nhập khẩu các sản phẩm từ các nước mà tại đó công nhân sản xuất ra sản phẩm này không được làm việc trong điều kiện đảm bảo an toàn sức khỏe.

Vậy nên các biện pháp hỗ trợ , khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn trên là rất cần thiết.Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong việc đón đầu công nghệ, cắt giảm các khoản thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị dùng để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, ủng hộ ,khen thưởng các sáng kiến về nhãn mác

sinh thái, triển khai dự án tiến hành điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hình thành cơ chế cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam.

3/ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại diện thương mại, đẩy mạnh hoạt động của các tham tán tại các thị trường nước ngoài.

Việc thiết lập các hệ thống đại diện thương mại, các tham tán tại thị trường nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cảnh báo sớm các rào cản kĩ thuật tại các thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ quan quản lí có liên quan

Hiện nay , Việt Nam có 55 thương vụ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và 7 thương vụ tại tổng lãnh sự quán tại các thị trường lớn.Hệ thống các thương vụ đã góp phần tạo môi trường pháp lí thuận lợi để củng cố, phát triển, mở rộng thị trường nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin, điều tra thị trường, tìm đối tác kinh doanh, tham gia công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu các mặt hàng.

Tuy nhiên , trong thời gian qua ,hệ thống các thương vụ của Việt Nam chưa thể hiện được vai trò nổi bật của mình . Trong thời gian tới, các thương vụ cần nâng cao năng lực để trở thành trung tâm thông tin tại các nước sở tại, làm cầu nối tin cậy cho các thương nhân , các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ cần có chính sách các cán bộ thương vụ được bồi dưỡng nghiệp vụ để có những cảnh báo kịp thời đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam có nguy cơ vấp phải rào cản kĩ

Một phần của tài liệu zorrox rào cản thương mại (Trang 35)