Dự báo xu hướng của các rào cản trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu zorrox rào cản thương mại (Trang 27)

IV. Giải pháp, đề xuất chống lại rào cản thương mạ

1. Dự báo xu hướng của các rào cản trong thương mại quốc tế

Do các mục đích khác nhau nên một số nước có thể sử dụng bất kỳ các biện pháp nào mà tự họ xem là không vi phạm các quy định chung của WTO nhưng lại chính là rào cản trong thương mại quốc tế. Trong hầu hết các Hiệp định của WTO về thương mại đa biên tuy chỉ có một Hiệp định có tên gọi cụ thể đề cập tới Hàng rào kỹ thuật trong thương mại còn ở nhiều Hiệp định khác, vấn đề rào cản tuy không được đề cập nhưng có thể được vận dụng. Chẳng hạn:

- Tại Hiệp định Nông nghiệp cho phép một số nước thành viên được áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt như đưa ra các khoản thuế bổ sung, được xem xét đến các yếu tố phi thương mại như an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường để hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. (Trích phần mở đầu của Hiệp định Nông nghiệp, Sđd, trang 44).

- Tại Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động – thực vật cho phép các nước có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động thực vật và dựa trên những nguyên tắc khoa học. Các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp nhận, xử lý kiểm định; kể cả yêu cầu gắn với việc vận chuyển động thực vật hay gắn với các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm (Phụ lục A, Sđd trang 89)

- Tại Hiệp định về thương mại hàng dệt may cũng cho phép một nước được sử dụng biện pháp tự vệ khi một sản phẩm cụ thể đang được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình với số lượng tăng đến mức gây thiệt hại nghiêm trọng hay có nguy cơ thực tế gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm cạnh tranh tương tự/ hay trực tiếp. Các biện pháp có thể được áp dụng như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. (Sđd trang 107)

- Tại Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đã thừa nhận rằng không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp; không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ các lợi ích thiết thực về an ninh (Sđd trang 153).

Dưới sức ép về tiếp tục cắt giảm thuế quan và mở rộng hạn ngạch thuế quan theo quy định của vòng đàm phán Uruquay, các hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành nguồn rào cản chính đối với thương mại quốc tế. Hệ thống các quy định kỹ thuật, về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ động thực vật của các nước sẽ trở thành một loại rào cản trong thương mại quốc tế.

Trong rất nhiều nước, các lực lượng chính trị, các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thường gây áp lực với Chính phủ phải bù đắp cho các khoản giảm sút nguồn thu thuế

nhập khẩu, tăng cường bảo hộ do giảm thuế quan bằng việc ban hành các quy định quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động nhập khẩu. Chính vì vậy, các nước tuân thủ chặt chẽ các quy định về cắt giảm thuế quan ở mức cao cũng là các nước áp dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ động thực vật ngặt nghèo nhất.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, mức sống của người dân ngày càng được tăng lên thì người tiêu dùng ngày càng được thông tin tốt hơn về các vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm. Do vậy, các Chính phủ sẽ phải chịu sức ép ngày càng gia tăng, vừa phải đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa đảm bảo cung cấp được nguồn sản phẩm sạch cho người dân. Với mưc thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng sẵn sàng chịu chi phí cao để Nhà nước phải ban hành các quy định quản lý tạo ra các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ cao hơn, giảm thiểu rủi ro vẫn được các thông tin đại chúng đề cập tới nhiều, chẳng hạn bệnh bò điên, bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm… áp lực ngày càng gia tăng đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các quy định ngặt nghèo hơn như cấm nhập khẩu, yêu cầu kiểm tra rất chặt chẽ trước khi thông qua hoặc yêu cầu rất khắt khe về quy trình sản xuất, chế biến… Hơn nữa, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến khía cạnh vệ sinh an toàn cho sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thực sản xuất ra chúng, việc bảo vệ đời sống của các loài động vật, sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, sử dụng hoomon hay các chất kích thích tăng trưởng, bảo tồn nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường… Dưới sức ép của người tiêu dùng, các Chính phủ cũng sẽ ban hành các quy định ngày càng chi tiết và ở mức độ yêu cầu cao hơn, như thế lại xuất hiện và luôn xuất hiện các rào cản mới trong thương mại quốc tế.

Một vấn đề đã trở thành chủ đề trong đà phán thương mại song phương cũng như đa phương và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là hày hòa các chuẩn mực và tiêu chuẩn áp dụng. Do các điều kiện sản xuất và tập quán xã hội ở từng quốc gia và vùng lãnh thổ là khác nhau nhưng buộc mọi sản phẩm phải dựa theo tiêu chuẩn quốc tế là rất khó khăn, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Ngay cả việc xác định một tiêu chuẩn, chuẩn mực được áp dụng ở hai Hiệp định trong khuôn khổ của WTO cũng khác nhau. Các tiêu chuẩn quy định trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) sẽ rất khó áp dụng thông qua một cơ quan quốc tế nên các Chính phủ phải tự xác định theo sự ưu tiên và mục đích riêng của họ. Chính trong Hiệp định TBT cũng quy định ở mức khuyến khích các quốc gia tôn trọng áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế phù hợp và cũng có quyền từ chối không tuân thủ khi có lý do hoặc viện dẫn được các lý do chính đáng. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ và bảo vệ thực vật (SPS) lại ưu tiên các tiêu chuẩn mang tính khoa học, nhưng các căn cứ khoa học lại không có một cơ quan nào của quốc tế có thể quy định đầy đủ được. Để giải quyết mâu thuẩn này, WTO đề xuất thực hiện “nhãn hợp hóa chuẩn” hoặc “thừa nhận lẫn nhau”. Tuy nhiên, nhãn hợp chuẩn hoặc thừa nhận lẫn nhau chỉ có lợi cho các nước phát triển, việc xuất khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển sang các nước phát triển vẫn gặp phải các rào cản thương mại do các nước phát triển áp đặt.

Kể từ GATT, tiếp đó là WTO và hiện nay vẫn tồn tại những quy định về môi trường trong các điều ước quốc tế về môi trường có liên quan đến thương mại. Dựa trên những điều ước quốc tế, một số quốc gia có thể đưa ra các quy định về quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm, phí và thuế mội trường, đặt cọc phí tái chế; nhãn mác sinh thái; chứng chỉ về nguồn gốc nguyên liệu (gỗ trồng chứ không phải khai thác từ rừng tự nhiên, da động vật nuôi chứ không phải động vật hoang dã…). Những quy định này không chỉ giới hanj trong phạm vi lãnh thổ biên giới quốc gia mà có thể

vượt khỏi lãnh thổ quốc gia như quy định của Hoa Kỳ về cấm nhập khẩu tôm do đánh bắt bằng lưới quét có nguy cơ làm tuyệt chủng loài rùa biển.

Cũng với mục đích là nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động vật, môi trường và an ninh quốc gia, từ ngày 13/2/2001, Liên minh châu Âu (EU) đã thông quá sách trắng và chính sách mới đối với hóa chất. Ngày 7/5/2003, EU đã công bố trên mạng internet dự thảo quy định hướng dẫn thực hiện chính sách tráng về hóa chất này. Nội dung chủ yếu của quy định này là một hệ thống quản lý mới về đăng ký, thẩm tra, cấp phép và hạn chế đối với các loại hóa chất được đưa vào lưu thông trên thị trường EU với số lượng từ 1tấn trở lên/doanh nghiệp/năm. Chính sách mới đối với hóa chất của EU sẽ bao trùm nhiều lĩnh vực từ ngành công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia đình cho đến hàng dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa… Có thể nói đây là một loại rào cản mới đối với nhập khẩu và khi thực hiện sẽ có những cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, cản trở và phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu vào EU.

Để đối phó với sự kiện ngày 11/9, ngày 12/6/2002, Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học và an ninh y tế cộng đồng (Đạo luật khủng bố sinh học năm 2002). Đạo luật khủng bố sinh học năm 2002 yêu cầu chủ, người điều hành hoặc người chịu trách nhiệm của các cơ sở trng nước hoặc nước ngoài sản xuất, chế biến, đóng gói, hoặc lưu giữ thực phẩm cho tiêu dùng của con người hoặc động vật ở Hoa Kỳ phải đăng ký với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trước ngày 10/12/2003. Trang trại, nhà hàng, các cơ sở bán lẻ thực phẩm, các cơ sở chuẩn bị và cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng không vì mục đích lợi nhuận và các tàu đánh cả không tham gia vào chế biến được miễn thực hiên quy định này. Các cơ sở sản xuất, chế biến nước ngoài cũng được miễn đăng ký nếu như hàng hóa cuả cơ sở đó được một cơ sở khác ở ngoài Hoa Kỳ tiếp tục chế biến hoặc đóng gói ở mức độ cao hơn mức tối thiểu. Đạo luật khủng bố sinh học 2002 giao cho Cục quản lý dược phẩm, thực phẩm Hoa Kỳ triển khai 4 quy chế về:

+ Đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm + Lưu giữ hồ sơ

+ Thông báo trước về các chuyến hàng nhập khẩu (trong đó yêu cần người mua (nhà nhập khẩu) phải thông báo cho FDA 8 giờ trước khi hàng đến càng Hoa Kỳ, nếu muộn hơn thì lô hàng đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ).

+ Quyền xử phạt hành chính FDA

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì đây cũng là một loại rào cản thương mại mới mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại rào cản khác nhau trong báo cáo về nông nghiệp và đàm phán thương mại của Diễn đàn kinh tế tài chính Việt – Pháp đã công bố rằng có 300 loại rào cản mang tính lập quy đối với hoạt động xuất khẩu hàng lương thực, thực phẩm của Hoa Kỳ và ước chi phí hàng năm khoảng 5 tỷ USD, trong đó khoảng 900 triệu USD liên quan đến EU.

Tóm lại từ một số phân tích trên có thể dự báo một số xu hướng phát triển các rào cản trong thương mại quốc tế như sau:

• Thuế quan bình quân sẽ giảm ở một sô sản phẩm có mức thuế suất thấp và đối với một số mặt hàng nông sản sẽ có xu hương áp dụng các mức thuế đỉnh (có

thể sẽ lên đến 400% như đối với hợp sữa bột và bơ của Nhật Bản, từ 200% đến 300% đối với sản phẩm sửa của Canada)

• Thuế quan bình quân sẽ được cắt giảm theo lộ trình đã cam kết khi thành lập WTO nhưng vấn đề bán phá giá và trợ cấp dẫn đến nguy cơ ngày càng gia tăng các vụ kiện và sự áp đặt các loại thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. • Hạn ngạch thuế quan sẽ được mở rộng nhưng mức thuế ngoài hạn ngạch sẽ

tăng theo xu hướng lũy tiến.

• Sự phát triển của các khu vực thương mại tự do (FTA) làm xuất hiện các rào cản mới cho các nước không phải là thành viên của khu vực thương mại tự do đó, đặc biệt là rào cản về thuế quan và vấn đề tiếp cận thị trường.

• Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng ngày càng tinh vi hơn (quy trình sản xuất, nhãn mác sinh thái) làm phát sinh nhiều khoản chi phí cho kiểm tra và thay đổi công nghệ sản xuất.

• Các yêu cầu về bảo vệ con người, động thực vật và môi trường sinh thai ngày càng đòi hỏi cao về mức độ và diễn ra trên phạm vi rộng hơn

• Vấn đề đạo đức xã hội, bảo vệ các giá trị văn hóa cũng sẽ trở thành các quy định mang tính chất rào cả trong thương mại quốc tế (sản phẩm biến đổi gen, quy định về trách nhiệm xa hồi SA – 8000…)

• Cuối cùng và lại là vấn đề rất nóng bỏng trong thực tiễn thương mại quốc tế như các vấn đề chính trị dẫn tới cấm vận kinh tế, vấn đề an ninh quốc gia dẫn tới đạo luật chống khủng bố sinh học…

Những quan điểm trên sẽ diễn biến hàng ngày, hàng tháng và vì vậy việc dự báo chi tiết là rất khó khăn. Tuy nhiên, các xu hướng trên đa, đang và sẽ tác động tới việc chúng ta phải tìm ra các biện pháp để chủ động đối phó hoặc xây dựng các quy định của Việt Nam nhằm đẩy mạnh và mở rộng xâm nhập vào thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu zorrox rào cản thương mại (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w