- DN XK cần nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật của nước đối tác cũng như chính sách
3. Về phía các tổ chức tư vấn pháp luật
Tuy có những biến động theo tình hình thực tiễn của thị trường thế giới nhưng nhìn chung cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam luôn ở trong khoảng: Hoa Kỳ chiếm
20%; EU chiếm 20%; Nhật Bản chiếm 15%; ASEAN chiếm 15%; Trung Quốc chiếm 10%... Rõ ràng là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triền và các nước đã là thành viên chính thức của WTO.
Mặc dù các nước đã là thành viên của WTO khi xây dựng pháp luật về thương mại đều phải dựa trên nguyên tắc cở bản của WTO, song nhìn chung pháp luật về thương mại của các nước này thường rất chi tiết và phức tạp tới mức mà doanh nghiệp Việt Nam rất khó nắm bắt. Chẳng hạn, trong Luật Thuế hải quan thường có các mức thuế khác nhay như thuế suất thông thường, thuế theo quy chế tối huệ quốc, thuế theo chương trình ưu đài thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển, thuế cho các khu vực thương mại tư do theo Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các biện pháp phi thuế còn gồm nhiều biện pháp khác nhau và có biện pháp chỉ áp dụng cho một đối tác nhất định hoặc một hàng hóa nào đó. Để các doanh nghiệp tự tìm hiểu và có thể vận dụng các điều luật phức tạp như vậy vào thực tiễn kinh doanh sẽ mất rất nhiều thời gian và các khoản chi phí lớn không cần thiết khác. Mặt khác, ở các nước phát triển thì doanh nghiệp và cả người dân đều có tinh thần tôn trọng pháp luật. Mọi mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, công ty này với công ty khác nếu có trục trặc là rất có thể được xem xét, phán xử tại tòa án. Người dân và doanh nghiệp thậm chí có thể không tin vào chính phủ nhưng lại rất tin vào luật sư và phán quyết của toàn án.
Từ thực tiễn trên, đề tài kiến nghị cần phải phát triển và nâng cao năng lực hoạt động cho các tổ chức và luật sư của Việt Nam trong công tác tư vấn pháp luật cho các doanh
nghiệp. Trong đó, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu là:
- Hoàn thiện các quy định của Nhà nước về việc thành lập và quy chế hoạt động của các tổ chức và cá nhân hành nghề tư vấn pháp luật nói chung và tư vấn về pháp luật thương mại quốc tế nói riêng.
- Nhà nước cần lựa chọn một số luật sư của Việt nam là những người có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để gửi đi đào tạo ở nước ngoài nhằm bổ sung thêm các trọng tài kinh tế, thương mại có đẳng cấp quốc tế để có thể tham gia có hiệu quả vào việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế.
- Để đối phó với các rào cản mới trong thương mại quốc tế, trong đó có các rào cản trong đạo luật về an ninh chống khủng bố của Hoa Kỳ, đạo luật về kinh doanh hóa chất của EU… cần thiết phải có các hiện diện thương mại của Việt Nam ở thị trường nước ngoài để đăng ký và thông báo. Nếu các doanh nghiệp đều cử đại diện ở nước ngoài hoặc thuê các tổ chức tư vấn nước ngoài thì sẽ rất tốn kém. Vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ về thủ tục pháp lý và điều kiện kinh tế ban đầu để các luật sư hay tổ chức tư vấn của Việt Nam có thể ra nước ngoài nhằm thực thi các công việc trên.
- Tuyển chọn và cho phép các tổ chức tư vấn pháp luật được tham gia vào chương trình phổ biến pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế bằng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước.