Khát vọng tình yêu

Một phần của tài liệu Lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám (Trang 58)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Khát vọng tình yêu

Tình yêu đôi lứa là một đề tài quen thuộc và gắn liền với tên tuổi của những nhà Thơ mới. Sự giải phóng cái tôi cá nhân đã kéo theo sự tự do trong việc bày tỏ tình cảm cá nhân. Thế nên các nhà Thơ mới coi tình yêu là mảnh đất màu mỡ và sinh động để thể hiện tài năng của mình. Hầu như ai cũng sáng tác thơ tình yêu, và rất nhiều bài hay, độc đáo. Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương… là những tài năng nảy nở trên mảnh đất này.

Xét về mặt bản tính, Nguyễn Bính là người đa sầu, đa cảm và rất dễ yêu. Hình như, gặp ai, ông cũng yêu, cũng mê, cũng thương thì phải, kể cả những người dưng! Nguyễn Bính đã tự nhận mình là “thi sĩ của thương yêu”:

Yêu yêu yêu mãi thế này! Tôi như một kẻ sa lầy trong yêu

(Lòng yêu đương)

Và đó như một định mệnh theo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời của ông. Thơ Nguyễn Bính – vì thế là một thước phim ghi lại chân thực những mối tình sinh sôi, nảy nở, những mơ ước, khát vọng hạnh phúc, và cả những ngộ nhận, đớn đau, những lỡ làng, cay đắng.

Trong thơ Nguyễn Bính, chúng ta bắt gặp hình ảnh những người con gái có tên tuổi cụ thể, như: chị Trúc, nàng Oanh, em Nhi, em Tú Uyên; lại có những người con gái có tên gắn với nghề nghiệp, như: cô hái mơ, cô lái đò, cô hàng xóm, cô thợ ruộm,...; và cả những người dưng, mơ hồ về danh tính như: nàng trinh nữ, cô tình nhân, nàng mắt nhung,…Với tất cả những cô gái ấy, Nguyễn Bính đều rất nặng lòng.

Từ phương diện lý luận và thực tế sáng tác của các nhà thơ, có thể thấy, tình cảm trong thơ gắn liền với chủ thể sáng tạo và với những cảm xúc riêng tư của tác giả. Thơ Nguyễn Bính, vì lẽ đó, trước hết là tiếng nói tình cảm, là trái tim thổn thức, là khát khao tình yêu của ông. Điều đáng nói là những ước vọng tình yêu của Nguyễn Bính đều rất đáng quý, đáng trân trọng, bởi nó mang tấm chân tình của người quê, của “anh lái đò”, với bản chất mộc mạc vốn có. Cách bày tỏ tình cảm rất đỗi giản dị:

Hồn anh như hoa cỏ may Một chiều cả gió bám đầy áo em

(Hoa cỏ may)

Nguyễn Bính đã nói lên được những rung động thầm kín của tình yêu và những biểu hiện, những cung bậc đa dạng, nhiều chiều của nó. Những xốn xang, tình cảm yêu mến, tương tư nảy sinh trong tâm hồn thi sĩ khá nhẹ nhàng, đơn giản. Đó có thể là lúc bắt gặp hình bóng của cô gái hái mơ trong rừng chiều, và đưa lời đề nghị rất đáng yêu: “Mà bóng chiều hôm dần một tắt - Hay cô ở lại về cùng ta” (Cô hái mơ). Đó có thể là ánh mắt, nụ cười của cô hàng xóm, dù chẳng dành cho mình - cũng đã đủ làm cho thi sĩ thấy nhớ nhung, chống chếnh: “Một hôm thấy cô cười cười - Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng” (Qua nhà). Và đã yêu thì ai cũng thấm trải đến tận cùng những niềm vui, nỗi khổ đau của cảm xúc yêu thương, của nỗi chờ mong khắc khoải:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu

Chờ em chừng giập miếng giầu em sang

(Chờ nhau)

Có điều, trong tình yêu, không phải ai cũng may mắn có được cái tài hoa mộc mạc để nói ra bằng lời, bằng thơ, được hưởng trọn vẹn những niềm thương, nỗi nhớ từ hai phía, mà còn có những nỗi tương tư, nhớ thương quay quắt. Tình yêu còn thể hiện mạnh mẽ như một sự tôn thờ: “Ai yêu tôi như tôi

yêu nàng - Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh - Chung nhau tạo một trường đình - Thờ riêng một vị thần linh là nàng” (Lòng yêu đương).

Vì thế, tình yêu say mê ấy gặp phải những cơn ghen rất lạ, những mong ước sở hữu, nhưng rất đáng yêu:

Nghĩa là ghen quá đấy thôi Thế nghĩa là yêu quá mất rồi Và nghĩa là cô là tất cả Cô là tất cả của riêng tôi!

(Ghen)

Trong những giấc mơ tình yêu được bện dệt trong tâm tưởng của mình, Nguyễn Bính luôn luôn khao khát có một mái ấm gia đình với niềm hạnh phúc đơn sơ, bình dị nơi thôn quê yên bình: “Sáng giăng chia nửa vườn chè - Một gian nhà nhỏ đi về có nhau” (Thời trước), “Em cứ yêu đời đi - Yêu đời như thuở nhỏ - Rồi để anh làm thơ - Và để em dệt lụa” (Thoi tơ). Thậm chí, trong bài thơ Truyện cổ tích, thi nhân còn tìm thấy thế giới tình yêu và hạnh phúc của mái ấm gia đình trong ảo mộng.

Với những người con gái mà Nguyễn Bính có cảm tình, hình như ai Bính cũng làm thơ tặng thì phải. Nhà văn Tô Hoài chắc sẽ còn nhớ mãi kỷ niệm những ngày đầu gặp Nguyễn Bính. Băn khoăn, tò mò mãi với cái “hộp bích quy” mà Bính lúc nào cũng mang kè kè bên người. Khi biết ra thì… có gì đâu, đó là những lá thư của “những mối tình”. Những tờ giấy trắng, giấy xanh đều đã cũ, đã in vệt mồ hôi tay của Nguyễn Bính. Ấy vậy mà “cơ chừng, mỗi lúc canh tàn rượu tỉnh, lại lôi những của oan trái giời ơi ấy trong cái hộp gối ra” [46;238].

Trong thơ Bính xuất hiện người phụ nữ mang tên khá đẹp là Oanh. Theo nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đây là người thực được Bính đưa vào thơ mình, và viết về người đó với giọng tha thiết:

Nhớ Oanh tôi nhớ cô Oanh Xa xôi cách trở hỏi tình thắm phai

(Nhớ Oanh)

Tâm hồn tôi chỉ là bình rượu nhỏ Rót lần rót mãi xuống nàng Oanh

(Tâm hồn tôi)

Và cô Diễm, một cô gái người xóm Đình, thôn Vân, chính là hình ảnh được Bính gọi là Nhi trong bài thơ Hoa với rượu. Ngoài ra hình ảnh của Diễm còn được xuất hiện trong Đêm ba mươi Tết, Đôi khuyên bạc, Gái xuân, Đường làng. Và ở bài nào, Bính cũng nhắc đến với niềm yêu trong sáng, thánh thiện và nỗi nhớ thương da diết:

Ngày xưa còn nhỏ Nhi còn đẹp Huống nữa giờ Nhi đã đến thì

Tháng tháng mươi mười lăm buổi chợ Cho người thiên hạ phải say Nhi

(Hoa với rượu)

Ánh lửa hồng lên má Diễm hồng Cổ tay nàng trắng mắt nàng trong

(Đêm ba mươi Tết)

Lá tre rơi xuống đường làng

Lá tre rơi xuống vai nàng đi qua…

(Đường làng)

Trong những bài thơ Người con gái ở lầu hoa, Diệu vợi, Khép cánh sương, Mơ tiên,… Nguyễn Bính nhắc đến mối tình của mình với nàng Tú Uyên - tên thật là Nguyễn Thị Tuyên, em gái của nhà văn Nguyễn Đình Lạp. Đây chính là nhân vật mà Bính yêu mến gọi tên “Người con gái ở lầu hoa” và đưa hẳn thành tên một tập thơ.

Nhà nàng ở gốc cây mai trắng Trên xóm mai vàng dưới đế kinh Có một buổi chiều qua lối ấy Tôi về dệt mãi mộng ba sinh

(Người con gái ở lầu hoa)

Tôi nhớ đến người – ôi! Diệu vợi, Ở lầu hoa ấy trong rừng mai

(Diệu vợi)

Tôi nghĩ, phải kể ra điều này mới thấy được khát vọng tình yêu của người thi sĩ mạnh mẽ, dào dạt và lãng mạn đến thế nào. Cũng chính nhà văn Bùi Hạnh Cẩn cho chúng ta biết, các cô nàng vừa kể tên phía trên: nàng Oanh, nàng Diễm, nàng Tú Uyên, đều không phải là những bậc mà vẻ đẹp khiến “chim sa cá lặn”. Tất cả đều vào dạng “thường thường bậc trung”. Thậm chí, từ mặt tới người, cô Oanh còn trông na ná “cái hạt mít”. Ấy thế mà, hiện lên trong thơ Bính thật lung linh, đáng yêu, đáng tôn thờ:

Người cũ cô Oanh vẫn má hồng Tóc vẫn bỏ lơi răng vẫn trắng Vẫn ngồi lơ đãng liếc qua song…

Ngoài ra, còn phải kể đến những “bóng hồng” khác đã in dấu ấn của mình trong thơ Nguyễn Bính, như cô Thi (trong bài Trường huyện), Tôn Nữ Hoàng Trân (trong bài Đôi mắt nhung). Tâm hồn thơ ấy dù ở đâu cũng phơi phới tình yêu. Những rung động yêu đương được trải dài trong cả hành trình Bắc Nam của thi nhân.

Trong những “gương mặt yêu” ấy, chúng tôi thấy xuất hiện hình ảnh những người chị, như chị Trúc, chị Tuyết. Nhưng hình ảnh chị Trúc xuất hiện nhiều hơn cả: Lỡ bước sang ngang, Một chiều say, Hận muôn đời, Chị đã ghen, Khăn hồng, Xây hồ bán nguyệt, Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương,…

Trong hồi ký Nguyễn Bính và tôi, nhà văn Bùi Hạnh Cẩn cho chúng ta biết khá rõ về nhân vật chị Trúc. Người đàn bà ấy họ Lê, tên là N.Th (còn có tên là Ch nữa), quê ở Phủ Hoài – Hà Đông, lấy chồng người làng khác. Th người xinh đẹp, nhỏ nhắn, da trắng, môi hồng, mũi dọc dừa, có đôi mắt trong như nước thu. Lại có tài tháo vát, quán xuyến, ăn nói có duyên, được nhiều người quý mến. Th sau này trong thơ Nguyễn Bính được mang tên là Trúc, người yêu của Nguyễn Mạnh Phác.

Vậy là rõ, chị Trúc xuất hiện trong thơ Bính với niềm yêu mến, nhớ thương, hoài niệm chính là vợ của anh Trúc Đường. Một tình thế oái ăm, hình như chưa từng thấy trên diễn đàn Thơ mới? Chính anh cả Trúc Đường, trong một cuộc trò chuyện với nhà văn Vũ Bằng, đã nói: “Biết chứ. Chính nó thú thực với tôi là khác. Nhưng tôi mặc kệ, bởi vì cái tính nó si mê như vậy, ngăn cấm nó có khi nó đi tử tự. Mà tôi mặc kệ cũng không phải là không có cớ vì tôi biết chắc rằng Bính cũng chỉ tiến đến cái mức mê vớ vẩn thế thôi…”

[10;266].

Chị Trúc là người được Nguyễn Bính gửi gắm những tâm sự, ước mơ, khát vọng nhiều khi rất đỗi bình thường, thậm chí còn nũng nịu, “hơi trẻ con”:

Đố chị thư này ai viết nhé! Chị ơi, em bé chị đây mà!

Thi sĩ gọi người chị của mình thật trìu mến:

Nhưng chị hiền ơi, chị Trúc ơi

(Xây lại cuộc đời) Và bộc lộ tâm trạng nhung nhớ chị Trúc, rất rõ ràng và đằm thắm:

Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống, Nhớ chị làm sao! Nhớ lạ lùng!

Nhân vật chị Trúc, cùng với những người chị khác đã trở thành điểm tựa tinh thần trong đời thơ Nguyễn Bính, là nơi ký thác những tâm sự, trở trăn, và cả những nỗi bơ vơ, lạc lõng trên bước đường lưu lạc, trong khát vọng quay về cố hương. Dường như, với những người chị, cái tôi trữ tình mới có dịp mạnh dạn bày tỏ những u uất của đời mình, và mong sự sẻ chia, vỗ về.

Cuối cùng, trong phần này cũng nên nhắc đến cách đặt tên các tập thơ của Nguyễn Bính. Vì phần lớn, nó liên quan đến những mối tình của Nguyễn Bính. Lỡ bước sang Ngang, Mười hai bến nước là thơ về chị Trúc, Tâm hồn tôi là thơ về cô Oanh, Người con gái ở lầu hoa là thơ về Tú Uyên, Hương cố nhân là thơ về tác giả của Bức tranh quê (nữ sĩ Anh Thơ). Cái bệnh đa sầu, đa

cảm, dễ tương tư của Nguyễn Bính, biết đâu, chính là “cơ hội” để nhà thơ nói ra được những nỗi khát khao, u uẩn của đời mình, và nói hộ cho bao người khác, bởi suy cho cùng, tương tư là bệnh của muôn đời, muôn người.

3.2. Cảnh ngộ lỡ bƣớc

Trúc Đường – anh cả của Nguyễn Bính đã nhận xét: “Bính như người khát nước mùa hè. Yêu nhiều, thất bại không ít, có lúc thất tình nhưng chỉ trong thơ thôi. Vì người trong mộng, trong thơ, đến người ngoài đời là một khoảng cách khó khăn. Do đó thơ tình yêu của Bính có đôi bài đượm chua chát, đắng cay và nuối tiếc” [1;13].

Chúng tôi cho rằng, không phải đôi bài, mà bài thơ nào nói về tình yêu đôi lứa của Nguyễn Bính cũng vậy, có những bài tưởng rằng vui tươi, nhưng ngẫm ra vẫn thấy mang một âm hưởng buồn, buồn đến lạ lùng và thấm thía. Cả cuộc đời yêu đương của Nguyễn Bính là một sự lỡ bước sang ngang. Mà nguồn cơn đầu tiên, phải nói đến nỗi “tương tư” của thi sĩ - cái bệnh của ông trời “đày đoạ” đối với những người quá si mê tình ái - mà lại đúng phải chàng thi sĩ nghèo!

Xin hãy quay lại với chiếc “hộp bích quy” chất đầy thơ tình của Nguyễn Bính một chút. Cứ ngỡ rằng, với tình cảm sâu đậm và trái tim chân

thành, thủy chung như vậy, chàng thi sĩ lãng tử ấy sẽ được đền bù xứng đáng. Các cô nàng sẽ vì thế mà si mê, đeo đuổi, mà nguyện gắn bó cả đời với nhà thơ. Chàng cũng đã từng ảo tưởng về mình như vậy. Thế nhưng thực tế là:

“Dẫu cho những bức thư tình kia là những bằng chứng sống về những lời thề sông cạn đá mòn, có lúc dọa cắt tóc đi tu và uống thuốc phiện dấm thanh cho chết, nhưng cũng không người con gái nào yêu thơ rồi say mê nhà thơ đến đi theo không. Còn nhà thơ thì chẳng làm sao lo được tiền cưới, ở cái thời mà những thói tục phiền nhiễu và đồng tiền to hơn nghìn vạn lần tình cảm con người”. [46;239]. Chính một người tình của Nguyễn Bính đã từng hết lời khen ngợi tài năng và tấm chân tình của Bính, nhưng cũng chỉ dám “kính nhi viễn chi”, không dám tiến tới hôn nhân, bởi sợ rằng, chỉ có thơ thì lấy gì mà ăn, mà đảm bảo hạnh phúc?

Thế nên, thơ của Nguyễn Bính là tiếng lòng buồn bã của một trái tim lỡ làng với tình yêu. Tất cả chỉ là tình yêu đơn phương với sự đổ vỡ, chia lìa, ngang trái, không lối thoát. Sự thật ấy như một “định mệnh” bám đuổi suốt “hành trình” đi tìm tình yêu của thi sĩ:

Lạ quá! Làm sao tôi cứ buồn Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn? Làm sao tôi cứ tương tư mãi Người đã cùng tôi phụ rất tròn?

(Vâng)

Cô lái đò năm xưa cũng chẳng đợi chờ được đấng tình quân, đành “bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong”, bỏ những đợi chờ mòn mỏi, những ước hẹn năm nào để đi lấy chồng. Niềm “tương tư” cô thôn nữ cùng làng, và lời ướm hỏi chân thành “giầu – cau” vẫn còn bỏ ngỏ. Bức thông điệp tình yêu nhờ cánh bướm trắng gửi tới cô hàng xóm cũng không thành, thậm chí còn biến thành nỗi đau trước cái chết đột ngột của nàng nữa.

Lời đề nghị đáng yêu năm nào với cô gái hái mơ ở chùa Hương “hay cô ở lại về cùng ta” cũng trở thành mộng ảo, vô duyên, bởi trước sự chân thành, nhiệt tình ấy, nàng cũng chẳng thèm trả lời lấy một câu, “cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng”, và cuối cùng chỉ thấy “Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi”. Cả bài thơ như một giấc mơ, từ người khách trữ tình, đến cô hái mơ, đến rừng mơ, chỉ có cái tên động Hương Sơn là có thật. Cô hái mơ khi ấy, không chỉ là một thực thể hữu hình, mà còn là hiện thân của giấc mơ, của sự sáng tạo. Ẩn hiện sau bài thơ là hình dáng cô đơn đến tột cùng của người khách si tình.

Phần trên đã nói đến những “bóng hồng” trong thơ Nguyễn Bính. Nào nàng Oanh, nàng Diễm, nàng Tú Uyên, nàng Thi, nàng mắt nhung. Đâu có ai đi đến tận cùng tình yêu với thi nhân? Mối tình ấu thơ nơi trường huyện ấy với em Thi cũng tan thành mây khói, theo bóng bướm lênh đênh. Em đi lấy chồng, để lại nỗi tiếc nuối, ngẩn ngơ trong lòng anh lái đò:

Đồn rằng đám cưới cô to Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu

Lang thang anh dạm bán thuyền Có người giả chín quan tiền lại thôi

(Giấc mơ anh lái đò) Với nàng Tú Uyên, tình yêu tưởng chừng đằm thắm cũng đành dừng lại ở những nhớ nhung, kỷ niệm. Ngày Nhi bỏ làng cũ ra đi cũng chính là lúc tình yêu tan vỡ: “Xa lắm rồi Nhi muộn mất rồi - Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi - Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ - Mộng ngát duyên lành cũng bỏ tôi” (Hoa với rượu). Tất cả đã “theo chồng bỏ cuộc chơi”, để lại sau lưng nỗi tiếc thương và bơ vơ đến tội nghiệp của chàng trai đa tình: “Người mua đã bị mua rồi - Chợ đời ngồi họp, mình tôi mua gì?” (Tiền và lá).

Tình yêu chốn thị thành dễ đến rồi dễ đi. Điều đọng lại trong Nguyễn

Một phần của tài liệu Lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)