Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám (Trang 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Không gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương

đối, không quy được vào không gian địa lý” [12;160]. Nói cách khác, không gian nghệ thuật là không gian đã được cảm nhận và thể hiện qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực khách quan. Qua không gian thực, nó phản ánh những điều ngoài nó, là cách nhìn, cách cảm, tâm trạng, suy nghĩ của con người, của nhân vật trữ tình.

Không gian trong thơ Nguyễn Bính bao gồm 2 mảng vừa đan xen, vừa tương phản đối lập. Đó là không gian làng quê và không gian thành thị (không gian tha hương).

2.3.2.1. Không gian thôn quê

Qua tìm hiểu các tác phẩm, có thể thấy, không gian làng quê chính là không gian chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính với đặc điểm chủ yếu là tính ước lệ, tượng trưng, giàu mộng tưởng. Không gian nghệ thuật được xây dựng bởi những hình ảnh, chất liệu quen thuộc từ ngàn đời nay của nông thôn Việt Nam. Đó là khung cửi, giếng thơi, vườn dâu, hoa xoan, hoa lê, bướm vàng, bướm trắng,… Đó là hình ảnh người mẹ tần tảo, người chị thân thương. Đó là những cô thôn nữ chăn tằm dệt lụa, là cô lái đò, là cô hái mơ. Đó là ngày hội lễ, đêm hát chèo. Và cả những ngày mưa bụi, những đêm trăng thanh… Không gian ấy chính là không gian mang vẻ đẹp ngàn đời của làng quê vùng Bắc bộ Việt Nam, rất chân thực và cổ điển, đã trở nên thân thuộc, gắn bó như máu thịt của người nông dân bao đời nay.

Không gian nông thôn được biểu hiện cụ thể qua những dòng sông, những bến đò, bờ ao. Đó là nơi người nông dân ngồi nghỉ, hàn huyên tâm sự mỗi lúc làm đồng về, là nơi để chàng trai đánh tiếng làm quen cô gái có đôi chân trắng ngần đang ẩn hiện dưới làn nước xanh trong khiến tim anh xao xuyến: “Có rửa thì rửa tay chân - Chớ rửa lông mày chết cá ao anh”. Rồi, trong những đêm trăng sáng, đấy cũng là nơi chứng kiến những tự tình gái trai, những mối duyên vợ chồng. Và cũng là nhân chứng cho cả những mối tình dang dở, lỡ làng:

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong

Cô lái đò kia đi lấy chồng

(Cô lái đò)

Không gian thôn quê còn được biểu hiện bằng hình ảnh những cánh đồng lúa chín, đượm mùi vị quê hương:

Lúa đồng tôi và lúa

Đồng nàng và lúađồng anh

(Mùa xuân xanh)

Không gian làng quê có khi hiện lên gần gũi, đơn sơ qua hình ảnh những căn nhà nhỏ, những mái nhà gianh: “Sáng giăng chia nửa vườn chè - Một gian nhà nhỏ đi về có nhau” (Thời trước). Không gian nhỏ hẹp, giản dị nhưng lại vô cùng ấm cúng, quấn quýt yêu thương. Rồi không gian ngõ, xóm, thôn, làng – những đơn vị hành chính nhỏ nhất, nơi gắn kết những tình cảm đáng quý của người dân quê:

Có cô lối xóm hàng năm Trồng dâu tốt lá, chăm tằm ươm tơ

(Đàn tôi)

Đôi ta cùng ở một làng

Cùng đi một ngõ vội vàng chi anh

(Chờ nhau)

Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính còn gắn liền với hình ảnh của mái đình, thôi đê, cánh rừng, ngọn suối: “Hôm qua em đi tỉnh về - Đợi em ở mãi con đê đầu làng” (Chân quê), “Nhưng đây cách một đầu đình - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?” (Tương tư), “Mưa bụi nên em không ướt áo - Thôn Đoài cách có một thôi đê(Mưa xuân). Và còn là không gian của trường huyện, phố huyện, nơi gắn bó một thời tuổi thơ.

Xa cách là một bài thơ đã từng bị xếp nhầm vào mục “ca dao” trong sách văn trung học phổ thông. Dấu ấn ca dao đậm đà không chỉ bởi cái tình ý

sâu sắc được thể hiện tinh tế trong thơ, mà bởi cái cách mà tác giả thể hiện sự xa xôi, thử thách tình yêu đối lứa. Không gian ở đây không hề được đo bằng kích thước cụ thể, mà chỉ là “áng chừng”: bốn quả đồi, ba ngọn suối, đôi cánh rừng. Khoảng cách không gian cứ thu hẹp dần, và lòng người cũng vậy. Cái tình ý mặn mà, tha thiết được bao bọc bởi không gian xa cách, nhưng không dấu nổi ước mong yêu đương, sum họp. Chúng tôi nghĩ rằng, với tình cảm và mong ước ấy, sự xa xôi của không gian đã trở nên lỏng lẻo, vô nghĩa:

Nhà em cách bốn quả đồi

Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng

Nhà em xa cách quá chừng Em van anh đấy, anh đừng yêu em

(Xa cách)

Một trong những không gian đặc thù của làng quê – nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc là không gian mùa xuân, không gian lễ hội, đình đám, hội hè, lễ tết. Hàng năm, có lẽ không làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, quy mô nhỏ thì một ngày, quy mô lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa, đời sống người dân no đủ. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa của đất trời giao hòa, mùa của thiên nhiên tươi tốt, mùa của lòng người hân hoan. Đây chính là dịp gặp gỡ, hội tụ của con người thôn quê quanh năm đầu tắt mặt tối. Có thể nói, hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt chúng ta tự ngàn đời nay. Và không gian văn hóa mang tính cộng đồng sâu sắc ấy hiện lên trong thơ Nguyễn Bính vô cùng chân thật:

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay

(Mưa xuân)

Gặp em còn một lần này nữa thôi

Phường chèo đóng Nhị Độ Mai Sao em lại đứng với người đi xem (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đêm cuối cùng)

Khóa hội chùa Hương đã đóng rồi

Hội đền Hùng nữa, đám thôn tôi Thôn tôi vào đám hai ngày chẵn Chỉ có chèo không, nhưng vẫn vui

(Cuối tháng ba)

Nói về không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, chúng ta không thể không nhắc đến không gian mảnh vườn. Nếu như đem so sánh, sẽ thấy rõ, loại không gian này có tần suất xuất hiện nhiều hơn hẳn. Và đương nhiên, nó mang nhiều ý nghĩa mà thi nhân gửi gắm.

Không gian mảnh vườn được gắn với nhiều định ngữ khác nhau và tần suất xuất hiện khác nhau, như: vườn chè (3 lần), vườn dâu (7 lần), vườn cam

(4 lần), vườn lê (2 lần), vườn Ngự Uyển (2 lần). Bên cạnh đó là hình ảnh vườn , vườn nhà, vườn xuân, vườn chanh,…

Với một người mang nặng tình quê như Nguyễn Bính, việc nhắc đến và miêu tả những mảnh vườn không phải là điều đáng ngạc nhiên. Phải thấy rằng, hình ảnh những mảnh vườn được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành một biểu tượng thân quen và có sức ám ảnh lớn trong thơ Nguyễn Bính.

Trước hết, đó là không gian chân thật, hiện hữu bên ngoài cuộc sống. Mảnh vườn là nơi gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày: “Nhà tôi có một

vườn dâu - Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần” (Nhà tôi), là nơi chứng kiến những hạnh phúc đơn sơ, bình dị của người dân quê, của những mối tình thơ mộng: “Đêm nay mới thật là đêm - Ai đem giăng sáng giãi lên vườn chè

(Thời trước), là nơi gửi gắm ước mong gìn giữ bản sắc dân tộc: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh - Thầy u mình với chúng mình chân quê” (Chân quê).

Sau này, trên bước đường phiêu bạt giang hồ, nếm đủ những đắng cay, bất hạnh, thì mảnh vườn vẫn luôn là một hình ảnh thường trực trong nỗi nhớ về quê hương, đặc biệt day dứt trong nỗi lòng của kẻ xa quê:

Thầy ơi đừng chặt vườn chè

Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng

(Thư gửi thày mẹ)

Không còn ai ở lại nhà Hỏi còn ai nữa? để hoa đầy vườn

Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn Anh về quê cũ có buồn không anh?

(Anh về quê cũ)

Bên cạnh không gian hiện thực này, xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính còn có một loại không gian khác – không gian mộng tưởng. Không gian này không phổ biến nhưng phản ánh rất chân thực tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian này phần lớn được hình thành trong cảm nhận của người khách tha hương, được thêu dệt bởi những kỷ niệm, những ấn tượng về làng quê. Đặc biệt là hình ảnh thôn Vân quê mẹ. Những vẻ đẹp thơ mộng của miền quê này được khắc họa đậm nét trong thơ, với tấm lòng da diết nhớ cố hương:

Thôn Vân có biếc có hồng

Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều

Giời cao cao lắm có nhiều chim bay

(Anh về quê cũ) Trong bài thơ Truyện cổ tích, chúng ta như lạc vào thế giới thần tiên với hội thi kén chọn bậc hiền tài của Vua nước Bướm. Và không giấu được sự ngạc nhiên thú vị về hình ảnh vợ chồng quan Thám mải mê dạo chơi nơi vườn hoa đầy hương sắc đến nỗi bị lạc, rồi cuộc gặp gỡ, ăn bánh với bà tiên. Không

gian mộng ước và không gian hiện thực đan xen: “Ăn xong thoắt chốc liền thay lốt - Chồng hóa làm anh, vợ hóa em” (Truyện cổ tích).

Như vậy, có thể thấy, không gian “thôn quê” trong thơ Nguyễn Bính có sự đan xen, hòa quyện lẫn nhau. “Thơ Nguyễn Bính cứ dao động giữa thực và ảo, quá khứ và hiện tại, làm cho không gian nghệ thuật vừa quen thuộc, gần gũi, thân thiết vừa mới lạ, lung linh độc đáo khác thường” [37;118]. Điều này cũng chứng tỏ tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà thơ đối với quê hương. Những con người, cảnh vật, sự kiện nơi làng quê hiện lên trong thơ Nguyễn Bính quả là có nét hấp dẫn riêng, mang đúng chất “quê kiểng”, dần dần thấm vào hồn ta những tình cảm quê hương bình dị và tha thiết.

2.3.2.2. Không gian thành thị

Bên cạnh mảng không gian thôn quê gần gũi, thân thiết, gắn bó với nhiều kỷ niệm, nhiều niềm vui, trong thơ Nguyễn Bính còn xuất hiện mảng không gian thành thị - như một cực đối chọi, lại như một cực bổ sung để chúng ta hiểu hơn về cuộc đời người khách giang hồ.

Không gian thành thị ở đây chính là không gian của những thành phố mà Nguyễn Bính từng đi qua, từng đặt chân trên hành trình Bắc Nam của mình. Nơi Bính ở lâu nhất có lẽ là Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Bên cạnh đó, có những nơi Nguyễn Bính không nói rõ địa điểm, đại loại như: kinh kì, đô thị, tỉnh, phồn hoa. Chúng tôi nhóm lại bằng “không gian giang hồ”. Ở bất cứ nơi nào, đều thầy hiện lên hình ảnh một con người chìm trong mệt mỏi, túng thiếu, lạc lõng, cô đơn, sầu tủi. Không gian thành thị, vì thế, nhuốm màu tâm trạng buồn thương.

Không gian thành thị hiện lên một cách trực tiếp, bằng những định danh cụ thể: “Tôi thấy quanh tôi và tất cả - Kinh thành Hà Nội chít khăn xô”

(Viếng hồn trinh nữ), “Giời mưa ở Huế sao buồn thế - Cứ kéo dài ra đến mấy ngày” (Giời mưa ở Huế), “Một buổi sớm mai đến Sài Gòn - Thân em (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chẳng khác con chim non” (Lá thư về Bắc). Hoặc có thể hiện lên qua những định danh chung chung: “Bỏ lại vườn cam với mái gianh - Tôi đi dan díu với

kinh thành(Hoa với rượu), “Hôm qua em đi tỉnh về - Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Chân quê).

Trong mối tương quan với không gian nông thôn, không gian thành thị hiện lên chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, cám dỗ, là mối đe dọa đối với chàng trai quê. Quả vậy, chúng ta rất hiếm gặp những trang thơ Nguyễn Bính viết với tâm trạng tươi vui trên bước đường tha hương của mình. Tất cả chỉ là những nỗi niềm đau buồn, xót xa.

Không gian mùa xuân có thể coi là một không gian đặc biệt trên bước đường tha hương của Nguyễn Bính. Mùa xuân gợi trong ta nhiều niềm vui, sự ấm cúng quây quần, khát khao tình yêu đôi lứa, cảnh vật đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân thôn quê còn là mùa của hội làng, gặp gỡ, xum họp. Còn mùa xuân trong lòng khách giang hồ thì chỉ là sự chia ly, u buồn, cay đắng. Không gian mùa xuân gắn với nỗi buồn xa quê, nỗi buồn nhân tình thế thái. Những bài thơ xuân của thi nhân đều được khởi nguồn từ trạng thái xa cách, chia ly, từ khát khao tình cảm, khát khao sum họp, khát khao ngày trở về:

Thơ suông, rượu nhạt, quán cơm nghèo Xuân xế mùa xuân, chiều xế chiều

(Cảm tác)

Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Chao ôi! Tết đến mà không được Trông thấy quê hương thật não nùng

(Xuân tha hương)

Cao tay nâng chén rượu hồng Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay

Để trong mơ sống những ngày xuân qua

(Rượu xuân)

Chẳng biết từ bao giờ, người ta mặc nhiên thừa nhận nhà ga, con tàu là biểu tượng của sự chia ly. Và đây cũng là một trong những không gian nghệ thuật đáng chú ý trong thơ Nguyễn Bính. Với những chuyến tàu đến rồi đi, với những đoàn người bịn rịn trước nỗi đau xa cách, không gian như bị xé đôi ra, đẩy về hai phía đối nghịch.

Những cuộc chia lìa khởi tự đây Cây đàn sum họp đứt từng dây Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc Lần lượt theo nhau suốt tối ngày

(Những bóng người trên sân ga)

Chuyến táu xé lẻ chia đôi chúng mình

(Đêm mưa nhớ bạn)

Và nỗi cô đơn, sự chia ly như được dự báo trước, ngay cả với hai thực thế vốn xuất hiện cùng nhau, gắn bó nhau nhưng gợi niềm xa cách:

Tàu qua để lại ga đơn chiếc

Đường sắt nằm chờ những chuyến qua

(Nhớ)

Nửa đêm nghe tiếng còi tàu Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi

(Nửa đêm nghe tiếng còi tàu) Không gian màn đêm cũng gợi cho chúng ta nhiều nghĩ suy và cảm thông đối với kẻ tha hương. Bởi khác với quy luật bình thường, thời gian đêm mang lại cho tâm hồn kẻ xa quê những nỗi cô đơn, buồn tủi, không biết chia sẻ cùng ai. Những lúc ấy, nỗi khát khao hạnh phúc bình dị nơi quê nhà, nỗi ân hận, dày vò mới thật sự làm cho tâm hồn đớn đau:

Ở mãi kinh kì với bút nghiên Đêm đêm quán trọ thức thi đèn

(Sao chẳng về đây)

Mưa mãi, mưa hoài, mưa bứt rứt Đêm dài đằng đẵng đêm bao la…

(Đêm mưa đất khách)

Nam Kỳ cũng gió cũng mưa Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông

(Nam Kỳ cũng gió cũng mưa) Nói tóm lại, với tư cách là những thành tố quan trọng của thi pháp, thời gian và không gian nghệ thuật đã giúp cho Nguyễn Bính bày tỏ và biểu đạt cái hồn quê trong sáng của mình cũng như bộc lộ được tâm trạng nhiều cung bậc của cái tôi trữ tình trong những năm phiêu bạt giang hồ, trải nghiệm những đắng cay của cuộc đời. Và ngay trong một yếu tố, thời gian và không gian, đều có sự so sánh, đối chiếu giữa một bên là thôn quê, một bên là thành thị. Điều đó cho thấy sự đan xen, không thống nhất về mặt tâm trạng của cái tôi trữ tình. Trên hết, đó là nỗi đau của người con yêu quê tha thiết mà phải xa quê, luôn luôn hoài cố hương, luôn luôn nhớ thương những ngày đã qua.

CHƢƠNG 3:

KHÁT VỌNG TÌNH YÊU VÀ CẢNH NGỘ LỠ BƢỚC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Lý tưởng và hiện thực trong thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Tháng Tám (Trang 48)