Phân tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analysis)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên tại trung tâm Ngoại ngữ Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

Theo Hair & ctg (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, trong phân tích EFA, chỉ số Factor Loading có giá trị lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tế. KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số thể hiện mức độ phù

hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp.

Theo Trọng & Ngọc (2005, 262), kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) xem xét giả thiết H0 độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Tóm lại, trong phân tích nhân tố khám phá cần phải đáp ứng các điều kiện:

Factor Loading > 0,5

0,5 < KMO < 1

Kiểm định Bartlett có Sig < 0,05

Phương sai trích Total Varicance Explained > 50%

Eigenvalue > 1

Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm nhân tố với 36 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với chất lượng đào tạo TIẾNG ANH CỦA Trung Tâm Ngoại Ngữ Trung Tâm Đại Học Bách Khoa TPHCM (Cơ Sở I) Toàn bộ 36 biến đo lường này được đưa vào phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Principle Component, sử dụng phép xoay Varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên tại trung tâm Ngoại ngữ Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)