6. Bố cục của luận văn
3.1.3. Quảng bá xúc tiến du lịch tại Phù Lãng
Để phát triển du lịch, làng gốm Phù Lãng cần nhận được sự hỗ trợ của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Sở Du lịch Bắc Ninh nói riêng. Nhà nước và chính quyền nên có những chính sách kết hợp đồng bộ giúp du lịch làng gốm Phù Lãng thu hút được du khách quốc tế. Thu hút khách du lịch quốc tế thì công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt. Cụ thể, để hoạt động này đạt hiệu quả cao thì công tác xúc tiến cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
- Nhà nước nên tăng thêm ngân sách cho các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá tại các thị trường mục tiêu để đẩy mạnh tính chất rầm rộ của các chương trình quảng bá, cung cấp tốt hơn thông tin tới du khách.
- Hoạt động quảng bá, xúc tiến của du lịch phải được chuyên nghiệp hóa và đầu tư mạnh trong nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm. Việc lựa chọn thị trường và tổ chức sự kiện xúc tiến của chúng ta từ trước tới nay còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Các chiến dịch quảng bá du lịch ở những thị trường trọng điểm, có khả năng chi tiêu cao chưa thường xuyên và không gây được ấn tượng. Cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn nhu cầu thị trường bên ngoài, thị hiếu của khách quốc tế trên thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu về sản phẩm và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó thị trường khách du lịch nội địa cũng cần được chú trọng hơn. Từ đó có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách du lịch, nhằm hạn chế tình trạng khách du lịch nước ngoài chỉ đến duy nhất một lần và không bao giờ quay trở lại.
- Đối với khách du lịch nội địa, họ có mục đích chủ yếu là tham quan những sản phẩm mới lạ mà ở vùng mình sinh sống không có hoặc không sản xuất ra. Chính vì thế, với đối tượng này, việc quảng bá chất lượng, mẫu mã, hình dáng và giá thành của sản phẩm, đồng thời làm rõ quá trình sản xuất những sản phẩm đó là việc cần thiết.
- Đối với du khách quốc tế, để du lịch làng gốm Phù Lãng phát triển cần tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin như website, du lịch làng nghề cần kết hợp với du lịch tâm linh và du lịch văn hóa vùng miền.
- Du lịch làng nghề, đặc biệt là du lịch làng gốm Phù Lãng mới được khai thác như một nguồn tài nguyên du lịch của đất nước ta. Thị phần của du lịch làng nghề còn chiếm rất ít các sản phẩm du lịch. Khách du lịch quốc tế, thậm chí cả khách du lịch trong nước chưa biết về du lịch làng nghề. Du khách thường chỉ biết đến làng nghề với tư cách là một đơn vị kinh tế nhỏ và đặc trưng của đất nước mà chưa biết đến loại hình du lịch văn hóa đặc biệt
này. Công ty lữ hành ngoại tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ở thủ đô Hà Nội vẫn chưa có sự nhận thức đầy đủ về giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa làng nghề, chưa tổ chức được nhiều tour du lịch liên tỉnh có mặt các làng nghề Bắc Ninh. Ngành du lịch Bắc Ninh nên chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, vị trí của hoạt động du lịch làng nghề, kết hợp với doanh nghiệp, công ty lữ hành ngoại tỉnh để thu hút và đưa khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với làng nghề Bắc Ninh.
- Hình thức quảng bá cần đa dạng, hấp dẫn, kết hợp nhiều phương thức quảng bá: đẩy mạnh quảng bá qua website, email với đầy đủ thông tin cập nhật và thường xuyên; phối hợp với các cửa khẩu, cảng sân bay quốc tế đặt phòng thông tin du lịch, cung cấp, hướng dẫn thông tin miễn phí cho khách du lịch. Tuyên truyền quảng bá cho du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cần chủ động mời các nhà báo, truyền hình đến thăm và tổ chức họp báo về du lịch tại các tỉnh thành phố. Tăng cường sự hiện diện của các sản phẩm gốm Phù Lãng tại hội chợ trong và ngoài nước.Cần tổ chức hội chợ triển lãm liên hoan du lịch làng nghề định kỳ nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thủ công, các nghệ nhân của Phù Lãng tới du khách của mọi miền đất nước.
3.2. Những chiến lƣợc lâu dài
Trên đây vẫn chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn nhằm đối phó ngay hiện tượng thiếu khách du lịch đến Phù Lãng. Về lâu dài, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp du lịch còn rất nhiều hoạt động để thúc đẩy việc thu hút khách du lịch đến đây. Với lợi thế như đã trình bày ở chương 2, thị trường du lịch Phù Lãng có nhiều cơ hội thu hút khách. Để tranh thủ tốt cơ hội và có sự tăng trưởng trong năm 2010 và những năm tiếp theo, ngành du lịch cần tiếp tục nhanh chóng kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy, đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý chuyên môn và cải thiện chất lượng lao động ngành du lịch; chuyển mạnh sang phát triển du lịch theo chiều sâu, lấy chất lượng, hiệu quả làm trọng tâm; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, củng cố các thị thường truyền thống, đặc biệt là các thị trường gần, thị trường nội địa, tranh thủ phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường mới…
3.2.1. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp.
Có 5 yếu tố tạo nên sự thành công của du lịch một quốc gia nói chung và một vùng miền nói riêng, đó là: phương tiện giao thông, cơ sở tiện nghi, điểm thẳng cảnh, các dịch vụ hỗ trợ, và điều chỉnh của chính phủ. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong 5 điều kiện trên.
Theo hệ thống chỉ số đo sự cạnh tranh trong du lịch của các quốc gia (Travel & Tourism Competitiveness Index - TTCI) của Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF, cơ sở hạ tầng trong du lịch gồm hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn… Theo đó, chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cho khách du lịch quốc tế không hài lòng khi đi du lịch Bắc Ninh.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật và thiết bị hạ tầng vừa là nguồn lực và là điều kiện để phát triển du lịch, trong đó đặc biệt là du lịch làng nghề. Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhất là việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất để đáp ứng được yêu cầu phục vụ du lịch. Xây dựng bãi đỗ xe dành cho
khách tham quan làng là một trong những điều đầu tiên cần được thiết lập nếu muốn Phù Lãng thành điểm du lịch làng nghề phát triển.
Bên cạnh đó là hệ thống biển chỉ dẫn vào làng ở cả hai chiều, chiều từ Hà Nội đến Bắc Ninh, và chiều ngược lại từ Quảng Ninh về Hà Nội để những du khách hay những ai yêu thích gốm Phù Lãng biết được vị trí làng ở đâu. Ngay trong nội bộ làng cũng phải thiết lập hệ thống biển chỉ dẫn vào các lò gốm nghệ thuật.
Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống mang giá trị nhân văn sâu sắc, đầy tiềm năng, cần được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường, phát triển thành điểm du lịch thu hút khách. Làm được điều này không chỉ có sự nỗ lực, cố gắng của một làng xã, một chính quyền địa phương hay một tỉnh đơn lẻ mà phải có sự hỗ trợ thống nhất của nhà nước để triển khai các quy hoạch chi tiết cho làng nghề, trong đó xác định rõ các khu vực bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng. Xây dựng nhà đón tiếp khách và trưng bày, biểu diễn và bán các sản phẩm của làng nghề theo phong cách truyền thống của làng quê Việt Nam. Để xây dựng gốm Phù Lãng thành một làng nghề du lịch thực sự, nơi mà du khách có thể tìm hiểu được lịch sử của làng cũng như các công đoạn của quá trình sản xuất gốm một cách đầy đủ thì xây dựng một nhà truyền thống giới thiệu về gốm Phù Lãng xưa và nay là rất cần thiết. Du khách sẽ có được hiểu biết cơ bản khi tham quan làng. Phòng trưng bày phải có những chủ đề khác nhau và được giới thiệu bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh. Xây dựng kế hoạch chương trình du lịch trọn gói, các tour du lịch liên hoàn kết nối làng nghề du lịch trong tỉnh Bắc Ninh với nhau.
Du lịch làng nghề đã trở thành một dịch vụ quan trọng trong đời sống hiện đại và xu thế hội nhập toàn cầu. Để ngành du dịch Bắc Ninh, trong đó có
du lịch làng gốm Phù Lãng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có vị thế trong thị trường du lịch Việt Nam, cần phải giải quyết nhiều vấn đề. Trong đó đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được coi là quan trọng và cấp thiết nhất. Công việc ấy đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp du lịch và dân cư làng nghề cùng có trách nhiệm giải quyết đồng bộ theo hướng xã hội hóa trong công tác đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch.
3.2.2. Nâng cao tính độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm
Đẩy mạnh cơ sở sản xuất, nâng cao tính độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm chính là phương hướng nhằm thu hút khách du lịch nhanh và có hiệu quả cao bởi khách du lịch có điều kiện tìm hiểu về sản phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất. Các hộ gia đình cần tham gia tích cực, tự nguyện với tinh thần xây dựng chung để cả cộng đồng làng nghề cùng phát triển. Trong thực tế, khách du lịch tham quan các làng nghề hiện nay thường muốn có cơ hội tìm hiểu về các vị tổ hoặc danh nhân văn hóa. Chính quyền Phù Lãng cần lập ngay danh sách đầy đủ các nghệ nhân nghề truyền thống để có thể đưa vào nội dung chương trình tham quan của du khách.
Hơn thế, nhiều người muốn được tận mắt chứng kiến những thao tác của các nghệ nhân trên từng sản phẩm. Họ muốn được tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Làng nghề truyền thống Bắc Ninh nói chung và làng gốm Phù Lãng nói riêng hiện nay tồn tại trong không gian sinh hoạt cộng đồng. Các hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động sinh hoạt thường nhật của người dân. Vì vậy, khi đến thăm làng nghề, du khách như được hòa mình vào cuộc sống thường nhật của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ - điều mà không dễ gặp và được trải nghiệm ở các xã hội phát triển.
Trong chuyến tham quan, khách du lịch thường mua các đồ lưu niệm của làng nghề. Điều này không những mang lại một khoản doanh thu lớn cho địa phương và các hộ sản xuất mà các mặt hàng mỹ nghệ do du khách mua (đặc biệt là du khách quốc tế) sẽ có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, hiện vật và các tinh hoa văn hóa truyền thống của làng nghề. Đây thực chất là một hình thức quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm của làng nghề cũng như về thị trường du lịch làng gốm Phù Lãng ra nước ngoài. Nâng cao tính độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm là yếu tố quan trọng trong phương hướng phát triển du lịch làng gốm nơi đây.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Nhân tố con người có tính chất quyết định đến sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có ngành kinh tế du lịch. Để tạo điều kiện và thúc đẩy du lịch làng gốm Phù Lãng phát triển trong những năm tới, nhất thiết cần phải đầu tư đào tạo nhân lực.
- Đầu tư lao động cho các làng nghề: Đây là một trong các yêu cầu để phát triển du lịch làng nghề. Phù Lãng hiện còn hàng trăm hộ giữ nghề, tuy nhiên số hộ làm gốm mỹ nghệ vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đó là chưa kể đến quy mô sản xuất. Chỉ có 2 đến 3 cơ sở ra lò mỗi tháng, hầu hết phải tháng rưỡi đến hai tháng mới ra lò một lần. Điều đó cũng thật dễ hiểu bởi gốm mỹ nghệ Phù Lãng mới xuất hiện vài năm trở lại đây. Hơn nữa, không phải ai cũng có khả năng làm được dòng gốm này. Cho nên chú ý bồi dưỡng lao động có tay nghề cao trong quá trình sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống, làm ra những sản phẩm độc đáo, đặc sắc là việc quan trọng.
- Sở Du lịch Bắc Ninh cần phải có kế hoạch đầu tư đào tạo lại cho lao động ngành, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ, kiến thức về văn hóa du lịch. Năm 2009, lao động trong ngành du lịch có trình độ từ đại học trở lên
là 72 người, trình độ trung cấp, cao đẳng là 120 người, còn lại gần 500 lao động chưa được qua đào tạo và không có trình độ. Rất nhiều hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan làng nghề gốm Phù Lãng nhưng chính bản thân họ lại thiếu kiến thức và hiểu biết về điểm du lịch này. Thực tế ấy hạn chế sự phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng. Người làm du lịch phải hiểu, phải có sự trải nghiệm về con người, cảnh vật cũng như sản phẩm văn hóa của Phù Lãng mới có thể giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn sâu sắc cho du khách tham quan. Từ những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực du lịch, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phải dành một khoản kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho công tác giáo dục cộng đồng bằng chế tài và các biện pháp cụ thể.
Trong những năm tới, ngoài việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ, có hiểu biết thực nghiệm về làng nghề, cần thực hiện phương châm xã hội hóa du lịch – người dân trong làng nghề đều có thể là những hướng dẫn viên du lịch tại chỗ. Mỗi người dân làng gốm Phù Lãng vừa là một người lao động, vừa là một nghệ nhân sáng tạo ra các sản phẩm mang giá trị nhân văn, nhưng đồng thời cũng là một hướng dẫn viên tự giới thiệu về chính sản phẩm, văn hóa và con người địa phương mình. Du khách vừa được trực tiếp tham gia làm gốm dưới sự hướng dẫn của người dân vừa được nghe kể về vị tổ nghề của làng, được đi thăm cuộc sống thường nhật nơi làng quê yên bình, giản dị, chắc hẳn sẽ cảm thấy hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.
Sở Du lịch Bắc Ninh và chính quyền Phù Lãng cần xây dựng quy chế phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhằm tôn vinh những tài năng trong nghề (ở lĩnh vực bảo tồn kỹ thuật, phương thức sản xuất, sinh hoạt văn hóa…).
3.2.4. Bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững
Du lịch bền vững là du lịch đi cùng với giảm thiểu các chi phí và nâng