6. Bố cục của luận văn
2.1. Du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng gốm Phù Lãng nó
Nghiên cứu thực trạng du lịch làng gốm Phù Lãng không thể tách riêng mà phải đặt trong tổng thể du lịch Bắc Ninh. Trên thực tế, Phù Lãng chưa trở thành một điểm du lịch độc lập thu hút khách tham quan, chưa phát triển cả về quy mô và chất lượng. Phù lãng cũng không có đơn vị quản lý nào đứng ra tổ chức các chuyến tham quan làng nghề. Bởi vậy dịch vụ du lịch ở làng gốm Phù Lãng không có con số thống kê cụ thể. Từ hiện trạng đó, tác giả dùng tư liệu thống kê chung của du lịch Bắc Ninh để gắng phân tích hoạt động du lịch làng gốm Phù Lãng theo nguyên tắc thuận chiều.
2.1.1. Thị trường du lịch
Hoạt động du lịch là một bộ phận không thể thiếu của đời sống xã hội. Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì nhiều loại hàng hoá vật chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải được tạo ra, phải được mua, bán và phải được tiêu dùng. Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy, trong du lịch cũng tồn tại thị trường.
Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với một số thị trường hàng hoá dịch vụ thông thường, khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi mà các nhu cầu thiết yếu của con người đã được thoả mãn và khi khách du lịch với nhu cầu tiêu dùng của mình tác động đến “sản xuất” hàng hoá du lịch ở ngoài nơi mà họ thường trú. Thị trường du lịch được hiểu một cách thông thường là sự trao đổi mua bán sản phẩm và hàng hoá du lịch, là một bộ phận không thể tách rời của thị trường hàng hoá và dịch vụ nói chung, chịu sự chi phối của quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hoá như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh…
Tuy nhiên thị trường du lịch cũng có những đặc điểm riêng biệt khiến cho thị trường du lịch đã trở thành một bộ phận đặc biệt của thị trường hàng hoá và dịch vụ nói chung. Thị trường du lịch gắn liền với khách du lịch. Khách du lịch là khách hàng cuối cùng tiêu dùng trực tiếp dịch vụ và hàng hoá. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khách du lịch với thị trường du lịch là cơ sở cho việc phân loại thị trường du lịch dựa trên tiêu chí chủ yếu là khách du lịch.
Nghiên cứu thị trường du lịch làng gốm Phù Lãng không thể nghiên cứu biệt lập, tách rời với tổng thể du lịch Bắc Ninh. Mặc dù là một làng nghề truyền thống có nhiều tiềm năng, đã và đang từng bước thâm nhập vào hành trình du lịch của du khách, nhưng hiện tại, du lịch gốm Phù Lãng vẫn chưa đủ điều kiện để có thể trở thành một đơn vị du lịch độc lập bởi quy mô hạn chế. Dường như làng gốm Phù Lãng chưa có thị trường riêng của mình. Đó chỉ là điểm du lịch nhỏ trong suốt một hành trình dài của du khách khi đến Bắc Ninh hoặc thuận đường theo quốc lộ đi Quảng Ninh, Hải Phòng mà ghé thăm. Khách đến Bắc Ninh, tham quan di tích lịch sử, văn hóa đền, chùa, miếu mạo khung cảnh hữu tình (thành cổ Bắc Ninh, di tích Lim, chùa Hàm Long, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đình Đình Bảng, đền Đô, núi Thiên Thai, hồ Đồng Trầm, hồ Đền Trầm, đồi rừng Phật Tích…) với hàng chục lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công nghiệp truyền thống (làng tranh Đông Hồ, làng cày
bừa Đông Xuất, dao kéo Vát, mỹ nghệ Đồng Kỵ…) thì làng gốm Phù Lãng là một điểm đến trong hành trình của họ. Từ thực tế đó, tác giả tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch làng gốm Phù Lãng trong mối quan hệ tổng thể với du lịch Bắc Ninh. Phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng phải được đặt trong quan hệ với hành trình du lịch làng nghề và du lịch cả tỉnh.
Du lịch Bắc Ninh năm 2008, số khách du lịch đạt 128559 lượt người, tăng 24,5 % so với năm 2007, thu nhập từ du lịch đạt 81.505 tỷ đồng, tăng 23%. Trong đó, khách du lịch nội địa đạt 121588 lượt người, khách du lịch quốc tế đạt 6971 lượt người. Cho đến năm 2009, cả tỉnh đã có hơn 1.410 phòng khách sạn, phương tiện vận chuyển du lịch ngày càng nhanh chóng thuận tiện. Hoạt động du lịch đã tạo thêm 900 lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần nâng cao đời sống người lao động và xóa đói giảm nghèo.
Con số thống kê đó mặc dù không phản ánh được đầy đủ và chân thực cụ thể thị trường du lịch làng gốm Phù Lãng nhưng đã đóng góp một phần trong tổng thu nhập của thị trường du lịch Bắc Ninh. Thị trường du lịch của Phù Lãng vẫn chủ yếu là thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm. Trước những năm 80 của thế kỷ trước đa phần là thị trường nội địa, mà chiễm lĩnh phần lớn ở các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ và vùng biển Đông Bắc. Các thuyền buôn của các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An mang tôm, cá, nước mắm đến Phù Lãng trao đổi hàng rất tấp lập, rồi các khách buôn từ Yên Dũng, Thuận Thành, Hiệp Hòa, Gia Bình cũng đến lấy hàng về đổ buôn ở các thành phố Bắc Ninh, Bắc Giang hay chở ra Hà Nội bằng những phương tiện vận chuyển thô sơ như xe thồ, xe bò kéo, xe ngựa, công nông… Thị trường của gốm Phù Lãng vào hai thập kỷ cuối của thế kỷ hai mươi rất sầm uất, không chỉ chiếm lĩnh thêm được thị trường Thừa Thiên Huế và các tỉnh Nam Trung Bộ mà thị trường xuất khẩu cũng chiếm một tỷ trọng lớn sang các nước Anh, Pháp, Bỉ, Nhật, Tiệp Khắc, Hà Lan, …
Để làm phong phú các nguồn tài nguyên du lịch và giới thiệu đầy đủ đến du khách trong và ngoài nước, kể từ năm 1992 Sở Thương Mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra chủ đề du lịch cho từng năm, mỗi chủ đề chú trọng đến một loại hình du lịch đặc sắc.
Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2010 đã xác định rõ: “Phát triển du lịch Bắc Ninh phải dựa trên quan điểm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của một tỉnh thuộc vùng văn hóa và văn hiến tâm linh của người Việt vùng Kinh Bắc, trong đó lấy tài nguyên du lịch nhân văn làm cơ sở để tạo ra các sản phẩm đặc trưng”. Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề có giá trị tài nguyên du lịch nhân văn nổi tiếng của Bắc Ninh từ bao đời nay. Giá trị nhân văn lớn lao đó ngày càng được nhà nước, địa phương và người dân Phù Lãng trân trọng, giữ gìn, và phát triển thành một điểm du lịch độc đáo. Với sự tài trợ của cộng đồng Pháp ngữ vương quốc Bỉ và sự tham gia của Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT), Phù Lãng đã tổ chức tuyến du lịch làng nghề nhằm quảng bá tuyên truyền cho khách thập phương về một vùng đất, một làng quê đã biết kế thừa di sản văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại.
2.1.2. Khách du lịch
Lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh chủ yếu là từ các nước Mỹ, Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp, và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Mục đích chủ yếu của họ là tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử, nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu, nổi tiếng như đền Đô, chùa Dâu, làng tranh Đông Hồ…
Lượng khách du lịch nội địa của Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, du lịch lễ hội và khách đi lẻ đến từ một số địa bàn phụ cận như Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… và thường chỉ tập trung chủ yếu vào những tháng đầu năm. Cụ thể như sau: Bảng 2.1. Số lượng du khách đến Bắc Ninh từ 2004 – 2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Lượng khách (lượt) 54006 61176 73615 93254 121588
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Bảng 2.2. Số lượng du khách đến Phù Lãng từ 2004 – 2008 Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Lượng khách(lượt) 2160 2448 2948 3730 5145 ( Nguồn: UBND xã Phù Lãng) Biểu đồ số lƣợng du khách đến Phù Lãng từ 2004 - 2008
Điều đầu tiên có thể nhận thấy từ bảng số lượng khách đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 - 2008 là theo xu hướng tăng. Từ những năm 2007 trở lại đây thì lượng khách nội địa tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng rất lớn nền kinh tế và thị trường du lịch của Việt Nam, nhưng số lượng khách tham quan Bắc Ninh vẫn có sự tăng
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2004 2005 2006 2007 2008 lượt người
trưởng. Tuy nhiên con số đó còn nhỏ, chưa phát huy hết tiềm năng du lịch của Bắc Ninh.
Trong tổng số lượng khách du lịch thì lượng khách du lịch đến thăm các làng nghề truyền thống trên địa bàn Bắc Ninh có khoảng 10.000 đến 20.000 lượt khách mỗi năm, chiếm khoảng 0,3% - 0,4% tổng lượng khách đến Bắc Ninh. Điều đó có nghĩa là cứ 1000 khách du lịch đến tham quan Bắc Ninh thì chỉ có 3 – 4 khách đi thăm các làng nghề truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển du lịch làng nghề gần như vẫn còn bỏ trống.
Số lượng khách đến Phù Lãng tăng dần theo từng năm, năm 2008 tuy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra và ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta nhưng số lượng khách đến Phù Lãng tăng đột biến so với những năm trước, mặc dù con số tăng còn chưa cao nhưng cũng chứng tỏ được sức lôi cuốn của sản phẩm gốm nơi đây. Khách du lịch cả quốc tế lẫn nội địa đến Phù Lãng chủ yếu là quan tâm đến sản phẩm gốm. Khách mua tour rất ít bởi trên thị trường du lịch, tour Phù Lãng rất hiếm và khó tìm mua, phần đa là khách tự do, họ tìm thông tin trên mạng internet hay trên báo, tạp chí làng nghề và tự tìm về với gốm. Khách quốc tế đến Phù Lãng thường để xem quy trình sản xuất sản phẩm và đặt hàng xuất khẩu, khách nội địa đến để mua sắm và thỏa mãn trí tò mò về cách làm gốm của cư dân nơi đây và cũng để được thưởng thức sự thú vị của việc tự tay mình làm gốm. Cũng có một số khách là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh…đến đây để nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lấy tư liệu cho bài viết, bài nghiên cứu của mình.
2.1.3. Nguồn lao động
Nguồn lao động luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định trong tất cả các ngành nghề của nền kinh tế, và du lịch cũng vậy. Ngành du lịch Bắc Ninh nói chung, Phù Lãng nói riêng chưa thực sự phát triển nên lực lượng đến nay
mới trên 800 lao động trực tiếp, chủ yếu làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng … Lao động ngành du lịch có trình độ chuyên môn chưa cao. Đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu lại vừa yếu. Lực lượng hướng dẫn viên có trình độ đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngang tầm xu thế chung hầu như không có. Có thể tham khảo điều đó trong bảng tư liệu dưới đây.
Bảng 2.3. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 – 2010 (Đơn vị: người)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Lao động trong ngành
du lịch 533 560 714 730 814 850 890 Đại học & trên đại học 18 20 26 45 58 72 80
Cao đẳng, trung cấp 37 41 48 67 115 130 145 Đào tạo khác 63 83 115 135 142 150 170 Chưa qua đào tạo 417 416 525 483 499 498 495
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động được đào tạo chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số lao động trong ngành, nhưng tăng dần theo năm, năm 2004 chỉ có 22%, năm 2005 là gần 26%, năm 2006 là 26,6%, năm 2007 là gần 34%, năm 2008 là 38,6%, năm 2009 là 41,1%, năm 2010 là gần 44,4%. Số lao động chưa qua đào tạo hiện nay vẫn chiếm hơn 50%. Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp chưa chú ý đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Dù đã nhận được sự giúp đỡ để phối hợp với các trường nghiệp vụ
mở lớp tại địa bàn, nhưng họ chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động các doanh nghiệp và chưa có chiến lược đào tạo kịp thời.
Nằm trong tình trạng chung đó, du lịch ở Phù Lãng chưa phát triển nên lao động trong ngành du lịch ở đây không có, công tác quảng bá, giới thiệu, hướng dẫn chủ yếu do các nghệ nhân hoặc người thợ trong các xưởng gốm đảm nhiệm. Do quy trình sản xuất gốm cồng kềnh và phức tạp mà toàn bộ quy trình sản xuất gốm đều được làm bằng tay với trợ giúp của các công cụ đơn giản như dao, nề… nên nghề gốm thường cần nhiều lao động, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao. Ở Phù Lãng có đến hơn 200 hộ gia đình tham gia nghề gốm, đó là chưa kể một số lượng lớn nhân công được thuê từ các làng, các xã lân cận khác như An Trạch, Đồng Sài, Châu Phong, Ngọc Xá, Phù Lương… Họ được thuê để làm rất nhiều các công đoạn làm gốm như làm đất, xe đòn, đánh dát, ve nạo, tráng men, chồng lò, bốc xếp…hoặc tham gia các dịch vụ như cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. So với nông nghiệp thì nghề gốm vất vả hơn nhiều bởi công việc làm quanh năm, việc nọ gối việc kia mà không có lúc “gốm nhàn” nên người thợ ở đây không bao giờ lo thất nghiệp. Khi du lịch ở đây phát triển, có thể sử dụng lực lượng lao động đó làm du lịch như ban đón tiếp khách du lịch, nhân viên giới thiệu trong phòng trưng bày sản phẩm, thuyết trình viên, hướng dẫn viên tại điểm … tất nhiên là phải đào tạo họ một cách bài bản để có thể làm tốt công việc.
2.2. Thực trạng dịch vụ du lịch
2.2.1. Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch
2.2.1.1. Dịch vụ lưu trú
Bắc Ninh trong những năm gần đây đã có sự đầu tư về cơ sở lưu trú. Số lượng khách sạn và nhà nghỉ tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên các cơ sở lưu
trú trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chất lượng còn thấp, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển còn tự phát dẫn đến hiện tượng cung vượt cầu. Hiện nay cơ sở lưu trú của Bắc Ninh chủ yếu là nhà nghỉ với chất lượng trung bình và thấp, chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao là Phoenix, các khách sạn khác chỉ đạt từ 2 sao đổ xuống.
Bảng 2.4. Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh từ 2004 - 2009
Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khách sạn 3* 0 0 0 0 1 1 Khách sạn 2* 0 1 2 2 2 3 Nhà nghỉ 88 98 110 117 136 150 Tổng 88 99 112 119 139 154
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)
Bảng số liệu cho biết chiếm tỉ tro ̣ng lớn nhất là các khách nhà ngh ỉ. Tổng số nhà ngh ỉ 2004 đến 2009 là 150 nhà nghỉ (chiếm 97,4%), trong khi đó khách sạn 2 sao và 3 sao là 4 (chiếm 2,6%). Nhà nghỉ là cơ sở lưu trú bình dân, thích hợp với các tour du l ịch giá thấp, không đòi hỏi quá́ nhiều về cơ s ở vật chất cũng như chất lư ợng phục vụ. Hơn nữa, khách du lịch đến Bắc Ninh thường là khách đi lẻ với mức độ chi tiêu không lớn.
So với số lượng khách du lịch thì số lượng cơ sở lưu trú như trên là tương đối nhiều, nhưng công suất sử dụng phòng tính theo trung bình cả năm lại rất thấp. Năm 2009, chỉ có 38% số phòng được sử dụng. Như vậy gần 60% số phòng còn lại bỏ trống, không đem lại doanh thu. Hầu hết các khách sạn và
nhà nghỉ đều do tư nhân bỏ vốn xây dựng nên hệ thống quản lý cũng như chất lượng phục vụ không đồng bộ.