1. Sự tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đến việc hình thành dư luận xã hội dư luận xã hội
Hệ thống truyền thống đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Hệ thống thông tin đại chúng là phương tiện của các thiết chế xã hội nhằm bảo đảm phổ biến các thông tin trên qui mô đại chúng được thực hiện bằng các hoạt động phát thanh, truyền hình, các hệ thống in ấn và phát hành sách báo. Chính C. Mác đã chỉ ra rằng: sản phẩm của truyền thông là dư luận xã hội. Đặc điểm của hệ thống truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được chuyển biến đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và trực tiếp. Nó vừa phải hướng tới các đối tượng công chúng nói chung, vừa phải hướng tới các nhóm công chúng cụ thể.
Hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng thường xuyên chịu sự tác động từ hai phía: phía thứ nhất, là các thiết chế xãhội mà báo chí là công cụ; phía thứ hai, là công chúng của báo chí. Sự tác động của các nhóm công chúng với các phương tiện truyền thông đại chúng rất khác nhau do những khác biệt về địa vị xã hội, về quyền lực giai cấp, các yếu tố tâm lý và cường độ giao tiếp của mối quan hệ giữa báo chí và công chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội mang tích chất biện chứng. Một mặt, các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu ngày càng tăng của công chúng; mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động cho hệ thống này, nên sự tăng trưởng mối quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị – xãhội của hệ thống báo chí và của cả công chúng báo chí.
Thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những vấn đề thời sự cần thiết. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề mà thông tin đại chúng đưa đến cho công chúng đều tạo ra sự quan tâm của họ. Những vấn đề có ý nghĩa với họ, các cá nhân sẽ hình thành quan điểm hành động ban đầu có thể dựa trên tâm thế xã hội của họ về những vấn đề đó. Trên cơ sở hình thành quan điểm ban đầu của cá nhân, trao đổi thích ứng quan điểm thông qua các cá nhân khác và nhóm khác, hoặc qua thông tin đại chúng. Trong mỗi nhóm xã hội, các cá nhân thuộc nhóm đó thường dựa vào một số chuẩn mực riêng của nhóm để đánh giá về vấn đề mà thông tin đó đưa ra. Trong quá trình tương tác, mỗi nhóm sẽ hình thành quan điểm tương đối chung. Tuy nhiên, để hình thành dư luận xã hội, các quan điểm của các nhóm lại phải được trao đổi và thích ứng với nhau. Sau khi trong cộng đồng xã hội của tập đoàn lớn có ý kiến tương đối chung thì dư luận xã hội mới hình thành.
Thông thường, dư luận xa õhội mới hình thành chỉ được coi là trưởng thành nếu nó đáp ứng được đủ hai yếu tố; có thông tin; mức độ sẵn sàng tiếp nhận thông tin của quần chúng. Các chính phủ nên nghe theo dư luận tích cực, bởi vì dư luận xã hội không tích cực thông thường mang tích chất phá hoại.
Dư luận xã hội triệt tiêu, nếu vấn đề nó đề cập đến được giải quyết theo đúng cách thức. Nếu vấn đề không giải quyết đúng cách thức sẽ nảy sinh dư luận xã hội mới về cách giải quyết vấn đề. Còn dư luận xã hôị không được giải quyết
thì dư luận xã hội sẽ chuyển sang dạng tiềm năng, hoặc hành động (vật chất hoá): bạo động, mít tinh… và cao nhơn nữa là cách mạng xã hội.
2. Nghiên cứu dư luận xã hội bằng phương pháp xã hội học
a) Phỏng vấn
Là phương pháp tìm hiểu ý kiến thông qua hỏi và đáp. Bằng cách này, người hỏi dễ dàng bày tỏ ý nghĩ, cảm xúc của mình hơn là sử dụng phiếu điều tra. Người nghiên cứu có thể sử dụng câu hỏi một cách linh hoạt tuỳ theo tình huống của việc phỏng vấn. Một vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả phỏng vấn là sqự tin cậy của người được phỏng vấn với người đi phỏng vấn, do đó cần làm tốt việc lựa chọn người phỏng vấn, hướng dẫn thái độ cách làm việc cho họ (cách hỏi, cách nói chuyện, ghi chép…)
b) Điều tra bằng phiếu ankét
Là phương pháp sử dụng các phiếu điều tra ghi sẵn một bảng câu hỏi gửi đến cho người được nghiên cứu. Sau đo,ù người được nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của các phiếu điều tra. Thông thường, ta dùng phương pháp này để tìm hiểu dư luận xã hội, vì nó có thể tìm hiểu được ý kiến của nhiều người, nhưng chi phí tương đối ít và thời gian ngắn. Ưu điểm của phương pháp này là ở tính mục đích, tính linh hoạt, khả năng thu thập được dữ liệu theo mẫu chọn nhất định. Nhược điểm của nó là phải trải qua nhiều giai đoạn, không thể sửa chữa những sai sót trong quá trình nghiên cứu (thí dụ, sự cẩu thả của một hay hai người lập bảng ankét có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc đánh giá chung dư luận xã hội), những sai sót có liên quan đến việc áp dụng phương pháp chọn mẫu v.v.. cũng cần chú ý đến sự khác biệt giữa dư luận trong khi trưng cầu ý kiến, phát biểu ý kiến tại hội nghị trước các tập thể v.v với những câu trả lời trong bảng ankét. Không nên tuyệt đối hoá việc điều tra theo phiếu ankét, xem nó như một phương pháp vạn năng để nghiên cứu dư luận xã hội.
3. Sử dụng các kết quả điều tra nghiên cứu dư luận xã hội
Việc nghiên cứu điều tra dư luận xã hội phải phục vụ thiết thực cho công tác quản lý xã hội. Kết quả điều tra phải được sử dụng có hiệu quả mới tác động đến quá trình mở rộng dân chủ công khai, phát huy tích cực xã hội .Tuỳ theo các chủ đề nghiên cứu và tình hình cụ thể trong thời gian đó cần tính toán, cân nhắc phạm vi, mức độ, nội dung công bố kết quả điều tra. Về nội dung có thể công bố một phần hay toàn bộ kết quả, về phạm vi có thể chỉ công bố đến những đối tượng cần thiết hay công bố rộng rãi công khai để sử dụng kết quả nghiên cứu.
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VAØ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN XÃ HỘI HỌC