II. Các phương pháp và kỹ thuật điều tra xãhội học
5. Lập phương án dự kiến xử lý thông tin điều tra thử và hoàn thiện các bước
bước chuẩn bị
a) Lập phương án dự kiến xử lý thông tin
Phương án xử lý thông tin là dự án các công thức toán học được áp dụng vào các xử ký nói chung và các câu hỏi nói riêng. Thông thường, tổ vi tính phải xây dựng các lập trình toán học trên cơ sở có sự trao đổi thống nhất với người lập giả thuyết và tổ chức cuộc điều tra. Trong khâu này cũng đồng thời đòi hỏi phải chỉnh lý các câu hỏi sao cho phù hợp với khả năng của máy vi tính và khả năng lập trình của các chuyên gia về lĩnh vực này.
b) Điều tra thử và hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng câu hỏi cũng như các chỉ báo.
Để hoàn thiện cũng như nâng cao chất lượng của bảng câu hỏi, đòi hỏi phải điều tra thử. Chính nhờ quá trình này mầ chúng ta tìm ra được những sai sót trong quá trình xây dựng bảng câu hỏi, loại bỏ được những phần thiếu lôgíc trong trình tự các câu hỏi, chuẩn hoá thêm một bước của cuộc điều tra và cuối cùng là tạo ra được một bảng câu hỏi tối ưu, phù hợp với đố tượng của cuộc điều tra.
Điều đáng lưu ý là: nên tiến hành điều tra thử trên chính đối tượng sẽ điều tra; tất nhiên không nên để khoảng cách quá xa so với thời gian tiến hành điều tra chính.
c) Lựa chọn và tập huấn điều tra viên
Trong mỗi cuộc điều tra, tuỳ theo quy mô, tính chất phức tạp của đề tài nghiên cứu cà phương pháp điều tra, mà người tổ chức cuộc điều tra chuẩn bị lực lượng điều tra viên nhiều hay ít, chất lượng và những yêu cầu về năng lực, phẩm chất cao hay trung bình. Trong những cuộc điều tra bằng phương pháp ankét, trình độ chuyên môn không đòi hỏi cao lắm, song trong các cuộc điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu hay quan sát đầy đủ, người ta tiến hành công việc phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ văn hoá cao (nhất là về mặt chuyên môn)
Tuy có sự khác nhau về mức độ tập huấn, song nhìn chung, mọi cuộc điều tra xã hội học đều phải thức hiện các bước sau:
- Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, thông qua đó giúp cho điều tra viên có thể giải thích được mục đích, ý nghĩa của các cuộc điều tra cho đối tượng được điều tra.
- Làm cho mọi điều tra viên đều hiểu được như nhau về các khái niệm, các câu hỏi và những vấn đề cần khai thác.
- Làm cho điều tra viên biết cách ghi chép thông tin.
- Giới thiệu trước đặc điểm của đối tượng điều tra, giúp cho các điều tra viên tiếp cận và ứng sử linh hoạt, thích hợp nhằm thâm nhập vào đối tượng và thu được tối đa những thông tin cần thiết.
- Xác lập tiến độ thực hiện cho các thành viên.