I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xãhội học nông thôn
3. Văn hóa nông thôn
Văn hoá là một phạm trù rất rộng, xã hội học nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa ở nông thôn nói riêng như một hiện tượng xã hội, lịch sử đặc biệt – một kiểu văn hoá lịch sử, văn hoá của một khu vực lãnh thổ, của một nền văn minh, được nảy sinh trên cơ sở cùng chung một lãnh thổ, cùng chung một định hướng chính trị, cùng một cơ sở kinh tế và tâm lý, nó được phát triển và trải qua những biến đổi khác nhau.
Những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá nông thôn là đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm nơi cư trú và cách cư trú của dân cư. Văn hoá cũng như các hiện tượng xã hội khác được hình thành không tuỳ thuộc vào cá nhân con người và văn hoá tồn tại lâu dài hơn nhiều so với sự tồn tại của con người. Do vậy văn hoá
mang tính ổn định tương đối và nó chi phối hành vi ứng sử của con người. Văn hoá nông thôn thể hiện ở cả khái cạnh cấu trúc vật chất và tinh thần.
a) Khía cạnh vật chất văn hoá nông thôn
Phân tích từ khía cạnh cấu trúc vật chất của văn hoá nông thôn, chúng ta thấy rằng, hầu như mọi làng ở nông thôn đều có đình, chùa,miếu, - những văn hoá riêng giúp con người thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình. Ở đó, họ đượcthờ cúng tổ tiên –người sáng lập làng; được sinh hoạt trong những phạm vi xã hội nhất định như sân đình để họp toàn dân, chùa để cac cụ bà lễ bái, đền miếu để thờ cúng … Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu, motä số cấu trúc vật chất văn hóa còn định hướng cho phép ứng xử của con người, như đình có cây đa nhắc nhở mọi người nhớ tổ tiên, nhớ người có công lập làng, phát triển làng. Mái đình, giếng nước, đường cày, ghè đá vv… nhằm tạo nên môi trường sinh thái hài hòa, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ văn minh ở nông thôn.
b) Văn hóa tinh thần : Bao gồm các lễ hội dân gian